Tìm hiểu về chuẩn kiến thức kỹ năng trong bộ môn âm nhạc (Phần 2)
I. những điều cần biết về chương trình giáo dục phổ thông môn âm nhạc thcs
1. Những vấn đề chung:
a. Mục tiêu xây dựng chương trình
- Xuất phát từ đặc trưng của nghệ thuật vì Âm nhạc là một bộ môn học mang tính
nghệ thuật
- Kế thừa và phát huy chương trình âm nhạc đã có, chú trọng đến tính dân tộc và hiện đại
- Coi trọng tính thực hành, giảm nhẹ lí thuyết.
- Gắn với yêu cầu đổi mới PPDH kết hợp với thiết bị dạy học.
n:+ Dạy chính xác, đầy đủ về kiến thức, ngắn gọn và dễ hiểu.+ Được thực hành bằng những bài hát, bài TĐN cụ thể.+ Tạo điều kiện cho HS được quan sát, lắng nghe, trả lời, nhận xét, so sánh.- Những điều cần tránh khi dạy Nhạc lí:- Dạy sai về kiến thức, GV phân tích, giải thích không đúng về bản chất của kiến thức.- Dạy lí thuyết suông: GV chỉ nói, hs không được nghe âm thanh, được quan sát hay làm bài tập.- Phân tích sâu, mở rộng về kiến thức, làm nội dung trở nên rườm rà.2.6 Một số lưu ý khi dạy Nhạc lí:- Nhạc lí là nội dung tương đối khó dạy, vì HS không được học thường xuyên, thời gian dạy ít, một số kiến thức còn xa lạ, khó tiếp thu với nhiều em. Vì vậy giáo viên cần:+ Dạy chính xác, đầy đủ về kiến thức, ngắn gọn và dễ hiểu.+ Được thực hành bằng những bài hát, bài TĐN cụ thể.+ Tạo điều kiện cho HS được quan sát, lắng nghe, trả lời, nhận xét, so sánh.- Những điều cần tránh khi dạy Nhạc lí:- Dạy sai về kiến thức, GV phân tích, giải thích không đúng về bản chất của kiến thức.- Dạy lí thuyết suông: GV chỉ nói, hs không được nghe âm thanh, được quan sát hay làm bài tập.- Phân tích sâu, mở rộng về kiến thức, làm nội dung trở nên rườm rà.3. Dạy TĐN ở THCS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Tập đọc nhạc là việc đọc cao độ, trường độ các nốt nhằm tìm ra và thể hiện đúng giai điệu của bản nhạc. Là hoạt động quan trọng nhất để phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, nó đồi hỏi các em phảI có tai nghe, nắm vững tên nốt nhạc, có năng giảI mã và khám phá về giai điệu, có cảm nhận về âm thanh và biết thể hiện đúng về cao độ, trường độ, tốc độ, sự ngắt nghỉ3.1. Đặc điểm bài Tập đọc nhạc:- Viết ở giọng Đô trưởng (lớp 6, 7, 8), giọng Son trưởng, Mi thứ, Pha trưởng, Rê thứ (L9)- Viết ở nhịp , , , hoặc 24344468- Dài từ 8 đến 24 ô nhịp- Một số bài có nhịp lấy đà.3.2.Mục tiêu dạy Tập đọc nhạc;- HS hiểu bản chất của TĐN là quá trình khám phá ra giai điệu bản nhạc.- HS nắm vững tên nốt nhạc, có kĩ năng giải mã về cao độ và trường độ của nốt nhạc để đọc đúng giai điệu, biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm, đánh nhịp.- Giúp phát triển tai nghe, cảm thụ ÂN, tư duy sáng tạo, hỗ trợ học hát, phát triển năng khiếu 3.3. Quy trình dạy Tập đọc nhạc (8 bước) - Giới thiệu bài TĐN.- Tìm hiểu bài TĐN.- Luyện tập cao độ.- Luyện tập tiết tấu.- Tập đọc từng câu- Tập đọc cả bài.- Ghép lời ca.- Củng cố, kiểm traLưu ý- Các bước trên không phải là bất di bất dịch, có thể thay đổi bước luyện tập cao độ, tiết tấu.- Có thể thực hiện tuần tự từng bước hoặc có thể kết hợp 2-3 bước lại với nhau.3.4. Kỹ thuật dạy Tập đọc nhạc:- Khác với dạy Hát, dạy TĐN giáo viên chỉ nên HD hs luyện tập cao độ, tiết tấu và phần nào đó là dùng nhạc cụ giúp các em đọc đúng giai điệu. Giáo viên không nên đọc mẫu, vì đó là dạy truyền khẩu, giảm tính tích cực của HS và cũng không nên sử dụng đàn quá nhiều, làm giảm đi sự khám phá của các em.- Giới thiệu bài TĐN: treo bài TĐN lên bảng, Giới thiệu ngắn gọn về tên tác giả, trích từ bản nhạc nào, không cần thông tin mở rộng về tác giả.- Tìm hiểu bài TĐN: GV nêu một số câu hỏi về Nhịp; những kí hiệu sử dụng trong bài; nốt thấp nhất, nốt cao nhất; có những hình nốt nào; có thể chia thành mấycâu; quãng rộng nhất giữa hai nốt gần nhau là quãng mấy Đôi khi cho HS nói tên nốt trong từng câu.- Luyện tập cao độ: Hỏi HS về các nốt có trong bài từ thấp đến cao => viết lên bảng thành thang âm; dịch giọng cho phù hợp với giọng của HS; đàn để HS đọc thang âm theo 2 chiều lên, xuống. Đôi khi HD các em đọc các quãng trong thang âm.- Luyện tập tiết tấu: Viết tiết tấu chủ đạo (thường là câu đầu) của bài lên bảng (hoặc chỉ vào bài để HS nhận ra âm hình tiết tấu đó); GV gõ mẫu; HD học sinh gõ; 3.4. Kỹ thuật dạy Tập đọc nhạc:Lưu ý- Có nhiều cách: đọc; gõ; đọc kết hợp gõ tiết tấu, gõ phách mỗi bài chỉ chọn 1-2 cách.- Thời gian chỉ nên 2-3’, chỉ nên HD câu đầu (khi đọc nếu gặp tiết tấu khó thì HD thêm)- Nên qui ước với HS về những nốt ngân dài (mở rộng hai bàn tay), lặng (úp 2 bàn tay)- Tuỳ từng tiết tấu mà có cách luyện tập khó hay dễ. Cần cho HS sử dụng tiết tấu đã luyện tập khi tập đọc từng câu.- Tập đọc từng câu: + Đàn giai điệu cả bài một lần+ Dùng nhạc cụ lấy âm thanh mẫu rồi chỉ từng nốt của câu 1 để cả lớp đọc đồng thanh, nếu HS không đọc được thì đàn giai điệu vài ba lần để HS nghe, nhìn, nhẩm theo.+ Cả lớp tiếp tục đọc câu 1 sau khi sửa sai.+ Giáo viên chỉ định một số học sinh đọc lại.+ Giáo viên giúp các em sửa chỗ hát sai (nếu có)+ Giáo viên chỉ nốt nhạc cho tất cả cùng đọc câu 1 vài ba lần. + Đọc các câu tiếp theo tương tự, câu nào giống để HS tự nhận biết và tự đọc.- Tập đọc cả bài: + Chỉ bảng để HS tập đọc cả bài.+ GV đàn giai điệu, HS đọc cả bài hoà với tiếng đàn, vừa đọc vừa gõ tiết tấu.+ Giáo viên chỉ định một vài học sinh khá đọc bài, làm mẫu cho các bạn. + Giáo viên lắng nghe học sinh đọc (không nên sd nhạc cụ) để phát hiện chỗ sai, HD sửa.- Ghép lời ca:+ Giáo viên đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp tập ghép lời (cùng một lúc), hoặc giáo viên đàn, học sinh hát.+ Giáo viên chỉ định học sinh hát lời ca.+ Giáo viên sửa chỗ sai.+ Giáo viên hướng dẫn học sinh hát lời và gõ phách.- Củng cố, kiểm tra:+ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp. + Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nhạc kết hợp thể hiện cường độ của phách mạnh, nhẹ + HS trình bày bài TĐN theo tổ, nhóm hoặc cá nhân.+ HS xung phong lên bảng, quan sát bài TĐN, chỉ nốt kết hợp đọc nhạc, hát lời. - Những lỗi cần tránh:+ Không được dạy sai kiến thức, GV phảI đọc đúng cao độ, trường độ.+ Không dạy bằng cách truyền khẩu (GV đọc mẫu => biến TĐN thành hát tên nốt nhạc)+ Đàn giai điệu quá nhiều hoặc GV đọc mẫu bài TĐN trước khi học sinh tập đọc => làm giảm tính tích cực của HS, các em không có động lực để giải mã và khám phá giai điệu.+ Xác định không đúng trọng tâm, luyện tập cao độ hoặc tiết tấu quá lâu (giới thiệu bài, tìm hiểu bài, luyện tập cao độ, tiết tâuc chỉ thực hiện trong khoảng 10 phút).+ Dạy HS tập hát trước khi HD TĐN => HS chú ý đến lời ca hơn nốt nhạc, không còn động lực khám phá giai điệu của bản nhạc.+ Căn cứ vào lời ca để chia câu nhạc, căn cứ vào lời để gõ đệm.+ Để HS ghi tên nốt nhạc vào bài TĐN.+ Yêu cầu HS học thuộc bài TĐN.3.5. Một số lưu ý khi dạy Tập đọc nhạc:+ Bắt nhịp 1 giọng, đàn 1 giọng. + Xác định nhầm mục tiêu dạy TĐN là để hát đúng lời ca, khi ôn TĐN lại chủ yếu cho hát lời.- Biện pháp giúp học sinh thuộc tên nốt nhạc trên khuông:+ Sử dụng trò chơi Khuông nhạc bàn tay để ghi nhớ tên nốt nhạc.+ Thường xuyên cho HS tập nói tên nốt nhạc hoặc cho các em tập chép nhạc.+ Treo bài TĐN trong lớp để HS luôn luôn được tiếp xúc với bản nhạc, nốt nhạc.+ Gợi ý HS sử dụng khuông nhạc có các nốt nhạc và tên nốt khi kiểm tra TĐN.+ Thường xuyên củng cố tên nốt nhạc khi dạy Học hát, Nhạc lí, ÂNTT.- Cách đếm trường độ nốt ngân dài trong bài TĐN:+ Đếm theo trường độ của nốt nhạc: 2,3,4,5,6 (không đếm từ 1) – với nốt nhạc ngân 6 phách (hai nhịp 3)+ Đếm theo chu kì các phách mạnh, nhẹ: 2, 3, 1, 2, 3 – với nốt nhạc ngân 6 phách ( 2 nhịp 3)3.5. Một số lưu ý khi dạy Tập đọc nhạc:- Mục tiêu:+ Giúp HS nắm vững tên nốt nhạc trên khuông và đọc đúng giai điệu bản nhạc.+ Hướng dẫn HS trình bày bài TĐN kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.+ Giúp học sinh có cảm thụ âm nhạc tốt hơn.+ Phát huy tính tích cực của học sinh, phát triển khả năng sáng tạo của các em.- Các hoạt động ôn tập TĐN:+ TĐN kết hợp gõ phách, nhịp hoặcTĐN kết hợp đánh nhịp.+ Trình bày bài TĐN bằng các hình thức (HS được xem bản nhạc)+ Đọc nhạc bằng cách nối tiếp, đối đáp.3.6.Cách dạy ôn tập Tập đọc nhạc:+ Đọc nhạc bằng nguyên âm: (a, u, i thay cho tên nốt)+ Nghe toàn bộ bài hát (với trường hợp bài TĐN là trích đoạn trong một bài hát nào đó).+ Chép 1 câu bất kì lên bảng, yêu cầu HS tự đọc.+ Tập đọc một câu nhạc trong đó có 1 -2 nốt bị thay đổi về cao độ (KT nâng cao)+ Bài tập thực hành làm phím đàn (mỗi em là một nốt nhạc).+ Bổ sung 1-2 nốt nhạc còn thiếu; sửa sai nốt nhạc+ HS tập chép bài TĐN; tập đặt lời ca mới+ Kiểm tra.4. Dạy Âm nhạc thường thức ở THCS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng:* Các dạng bài thuộc phân môn  m nhạc thường thức:- Giới thiệu nhạc cụ.- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.- Các hình thức biểu diễn.- Một số vấn đề của đời sống âm nhạc.4.1.Cách dạy giới thiệu nhạc cụ:- Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của từng nhạc cụ.- Nghe âm sắc.- Củng cố4. Dạy Âm nhạc thường thức ở THCS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng:4.2. Cách dạy giới thiệu tác giả, tác phẩm:Giới thiệu về tác giả: Đây là nội dung trọng tâm (chiếm khoảng 2/3 thời lượng). Mục tiêu là giúp HS nắm được một số thông tin về tác giả: thân thế, sự nghiệp âm nhạc, tác phẩm nổi bật, phong cách hoặc bút pháp sáng tác, ghi nhận sự đóng góp của các nhạc sĩ. Có thể sử dụng một trong các cách sau:+ Yêu cầu HS đọc SGK để trả lời một số câu hỏi về tác giả.+ Cho HS nghiên cứu SGK và trình bày theo nhóm những thông tin về tác giả.+ GV giới thiệu về chân dung nhạc sĩ, cung cấp cho các em biết những điều cần thiết, bổ sung những thông tin ngoài SGK rồi đưa ra bảng dữ liệu để HS khẳng định hiểu biết của mình về nhạc sĩ đó.- Giới thiệu tác phẩm:(thời gian ngắn hơn so với gt tác giả). Có thể thực hiện theo 4 bước:+ GV sưu tầm và kể một vài mẩu chuyện về cuộc đời của nhạc sĩ (ít được áp dụng vì không đủ thời gian).B1: Giới thiệu bản nhạcB2:Nghe nhạc lần thứ nhất.(Sau khi HS nắm được một số thông tin về tác giả, GV cần cho các em nghe một số tác phẩm tiêu biểu)B3: Trao đổi về bản nhạcB4: Nghe nhạc lần thứ hai.4. Dạy Âm nhạc thường thức ở THCS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng:4.3. Cách dạy về các hình thức biểu diễnB1: Giới thiệu kiến thức- B2: Minh hoạ kiến thức trên bản nhạc- B3: Minh hoạ kiến thức bằng âm thanh.- B4: Củng cố.Quy trình và cách dạy tương tự với dạng bài Các hình thức biểu diễn.4.4. Cách dạy các dạng bài về một số vấn đề của đời sống âm nhạcDạng bài này cung cấp cho HS những kiến thức âm nhạc phổ biến và cần thiết, giáo dục các em có ý thức tìm hiểu và trân trọng nền âm nhạc. Vì vậy, giáo viên cần giúp HS hiểu về những điểm nổi bật của nội dung này. HS phải được nghe rồi phân tích, so sánh, cảm nhận qua một số tác phẩm cụ thể.
File đính kèm:
- Chuan KTKN AN 2011- Phan 2.ppt