Tìm hiểu về Đền Hùng - Phú Thọ
Du khách đi đến đền Hùng, từ Hà Nội qua Cổ Loa, Đông Anh, khu công nghiệp Việt Trì, khu mộ cổ Làng Cả, cầu Bạch Hạc là nhìn thấy núi Hùng, núi Trọc, núi Văn in hình trên nền trời. Sau đó, tới Ngã Ba Đền Hùng, du khách rời đường lớn, rẽ vào con đường đất đỏ như xẻ qua đồi, dưới rừng cây tỏa rợp bóng mát. Cổng đền Hùng hiện ra ở chân núi phía Tây, bên những gốc thông đại thụ cao vút.
Đền dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Phong Châu là đế đô của nước Văn Lang, từ năm 40.000 năm trước. Đấy là đất tổ của dân tộc Việt Nam.
Tương truyền, xa xưa, các vua Hùng lựa chọn nhiều nơi, cuối cùng mới tìm được thánh địa này để đóng đô. Nơi này ở phía trước có sông tụ hội, hai bên có núi chầu hầu. Bãi sông tiện lợi cho sinh hoạt nhân dân. Đất đai màu mỡ thích hợp việc cày cấy, trồng trọt. Đất gò đồi cao thuận lợi việc lập ấp mở làng.
i này cũng viết theo thể phú, có 4 đoạn nhưng thực ra chỉ có 3 từ đối nhau là: Có/tôn tổ/cũ - còn/nước non/nhà; nhưng sự tài tình của tác giả là ghép từ, đảo từ và điệp từ nên câu đối trùng điệp giàu ý nghĩa): “Có tôn, có tổ, có tổ, có tôn, tôn tổ, tổ tôn, tôn tổ cũ Còn nước, còn non, còn non, còn nước, nước non, non nước, nước non nhà” Nghĩa nôm na ai cũng hiểu được: Có tổ tông thì mới có con cháu, có cũ ắt có mới, có tôn tổ cũ thì mới có nước non nhà. Vậy nên con cháu phải kế thừa và gìn giữ sự nghiệp của Tổ tông từ ngàn xưa để lại, không bao giờ mất. Từ những đôi câu đối của các bậc văn thần danh sĩ... ở Đền Hùng, chúng ta càng suy nghĩ càng thầm thía những lời truyền dạy sâu sắc ngụ trong từng câu, từng chữ ý tứ của tiền nhân, để càng thấm thía hơn lời khuyên dạy bất hủ của Bác Hồ ở Đền Hùng: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đền Hùng - Đất cội nguồn dân tộc Việt Nam Hành hương về cội nguồn. PTO- Không giống với các lễ hội truyền thống của một số quốc gia hay vùng lãnh thổ trên thế giới, và lại càng khác hẳn với những cuộc hành hương của người Hồi giáo, người Thiên Chúa Giáo về miền đất Thánh, người Việt Nam cũng có cuộc hành hương nhưng là hành hương về nơi cội nguồn dân tộc để dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương - Người có công khai sinh ra nước Việt. Cuộc hành hương ấy chẳng thể nơi nào có được; nó được duy trì, chuyển giao qua nhiều thế hệ để đến hôm nay trang trọng, hoành tráng xứng với tầm vóc của đất nước anh hùng, dân tộc anh hùng. Điều này đã được khẳng định khi Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn từ năm 2007 toàn thể người dân lao động trong nước Việt Nam chính thức được nghỉ làm việc vào ngày Quốc giỗ 10-3 (âm lịch). Sông có nguồn, cây có cội; con người có tổ có tông. Hẳn trong mỗi chúng ta từ thuở ấu thơ cắp sách tới trường đều đã được các thầy cô giáo dạy cho bài học đầu đời: Mẹ Âu Cơ lấy Lạc Long Quân sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm người con. Về sau 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên ngàn. Bài học ấy đã thấm sâu vào máu của người dân đất Việt, để mỗi chúng ta có quyền tự hào là con Rồng, cháu Tiên. Chuyện Mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân là truyền thuyết nhưng lại ứng với hiện thực đất nước Việt hôm nay với đủ sông dài, biển rộng, núi cao và rừng sâu. Qua cuộc đấu tranh sinh tồn với công cuộc giữ nước của bao thế hệ người Việt Nam, để hôm nay tổ quốc Việt Nam có được một dải đất hình chữ S sừng sững hiên ngang bên bờ biển Đông. Đất rộng, núi cao, sông dài, biển rộng...là sự ẩn chứa những tiềm năng to lớn. Những tiềm năng ấy đang đòi hỏi tinh hoa, trí tuệ của mọi tầng lớp người Việt Nam cùng chung tay, chung sức khám phá, khai thác để làm giàu cho đất nước, góp phần sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Từ bao đời nay, trong tâm niệm của người Việt giỗ tổ Hùng Vương là thiêng liêng, cao cả không thể lãng quên và không được phép lãng quên: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Ý thức ấy về tâm linh đã trở thành niềm tin tuyệt đối không gì có thể thay đổi. Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, ngày giỗ Tổ không được tổ chức nhưng những người dân trong vùng và khách thập phương hay các chiến sỹ Cách mạng ngang qua đây vẫn lặng lẽ leo lên các bậc đá chênh vênh bên sườn núi để thắp những nén hương thơm tri ân công đức tổ tiên trong các đền thờ trên núi Nghĩa Lĩnh, để cầu cho “Quốc thái, dân an”, cầu cho “Mưa thuận, gió hoà”. Hoà bình lập lại ở Đông Dương, miền Bắc hoàn toàn sạch bóng giặc ngoại xâm, trên đường về tiếp quản thủ đô Hà Nội tháng 9 năm 1954 Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã cùng một số cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên phong về đền Hùng thắp hương tưởng nhớ công lao dựng nước của các vị Vua Hùng. Tại đây Người đã dặn các Chiến sỹ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ngày nay, kể từ khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, lễ hội Đền Hùng được tổ chức trang trọng: Năm chẵn theo nghi thức Quốc gia, năm lẻ do Bộ Văn hoá và địa phương chủ trì. Phú Thọ là địa phương có vinh dự được Trung ương và đồng bào cả nước giao cho trọng trách trông coi, bảo vệ, gìn giữ, tôn tạo, trùng tu khu di tích lịch sử Đền Hùng. Mấy năm gần đây được sự hỗ trợ của Trung ương cộng với ngân sách của tỉnh; sự đóng góp của nhiều địa phương, doanh nghiệp, nhân dân trong cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài; khu di tích lịch sử Đền Hùng đã được tôn tạo, chỉnh trang nhiều hạng mục công trình. Tuy còn khiếm khuyết nhưng mỗi mùa lễ hội, khu di tích lịch sử đã đáp ứng được yêu cầu của đồng bào cả nước cả về phần Lễ và phần Hội. Khi ngày mùng mười tháng ba âm lịch được công nhận là ngày Quốc giỗ thì lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương càng long trọng, đậm đà bản sắc, khơi dậy thêm lòng tin và niềm tự hào dân tộc. Sáng kiến tổ chức chương trình du lịch về miền lễ hội cội nguồn dân tộc của 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lao Cai đã tạo những cơ hội để con Lạc cháu Hồng về hội tụ. Về với giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ là về với nơi cội nguồn dân tộc Việt Nam. Về với Lễ Hội Đền Hùng, là dịp để đồng bào cả nước và Kiều bào ta ở nước ngoài có điều kiện thắp những nén nhang bầy tỏ lòng thành kính của mình trước anh linh của các vị Vua Hùng; Du khách nước ngoài có dịp để hiểu thêm về bề dầy lịch sử của dân tộc Việt Nam, để rồi tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt hơn tình đoàn kết, hữu nghị. Về với lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương vào những năm chẵn, du khách còn được chứng kiến lễ dâng hương theo nghi thức Nhà nước long trọng và trang nghiêm của một Quốc giỗ. Về Đền Hùng xin du khách đừng quên thăm bảo tàng Hùng Vương ngay gần khu trung tâm lễ hội. Bảo tàng hiện đang lưu giữ và bảo tồn nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị về thời đại Hùng Vương. Tận mắt thấy những hiện vật ấy, ta càng hiểu rõ thêm về lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam. Đi từ cổng đền du khách lên thắp hương đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và Mộ Tổ. Từ đỉnh Nghĩa Lĩnh phóng tầm mắt ra bốn phương trời ta mới thấy vị thế của Đền Hùng và thấy cần sớm xây dựng tháp Hùng Vương để: “Từ Đền Hùng nhìn ra cả nước và cả nước hướng về Đền Hùng”. Trong ý tưởng ấy toát lên một ý nghĩa sâu xa: Đền Hùng -Phú Thọ là nơi cội nguồn dân tộc. Theo con đường nhỏ với những bậc đá bên sườn núi Nghĩa Lĩnh xuống Đền Giếng, nơi thờ công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. Chính nơi đây 54 năm trước Bác Hồ kính yêu đã nói lời bất hủ mà đời đời con cháu mai sau còn nhớ mãi. Thực hiện kế hoạch tôn tạo và hoàn chỉnh khu di tích Đền Hùng, từ năm 2005 được các cấp ở Trung ương đồng ý, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng trong khu vực này Đền Mẫu Âu Cơ - Một phiên bản hoàn chỉnh như đền chính ở Hiền Lương (Hạ Hoà). Có thêm công trình này giảm bớt khó khăn cho nhiều người vì tuổi tác, sức khoẻ không có điều kiện đến được đền chính. Khu di tích lịch sử trong quần thể khu di tích trên đồi Sim còn có đền thờ Lạc Long Quân đang được hoàn thiện, góp phần tăng thêm sự tôn nghiêm và trang trọng. Về với lễ hội Đền Hùng đồng bào có dịp tận mắt xem những trò chơi mang tính cổ truyền được tái hiện lại qua diễn xuất của các thanh niên nam nữ và các nghệ nhân vùng ven như: Hy Cương, Kim Đức, Chu Hoá, Thanh Đình....Cùng với các trò chơi truyền thống là chương trình văn nghệ đặc sắc với nhiều thể loại do các đoàn văn công chuyên nghiệp từ các địa phương, Trung ương, cũng như của tỉnh Phú Thọ biểu diễn. Được nghe câu Xoan, câu Ghẹo - Một làn điệu dân ca Phú Thọ đầy chất trữ tình mà các nghệ nhân xã Kim Đức đã từng biểu diễn thành công trên một sân khấu hoành tráng ở đất nước Thái Lan. Lần biểu diễn ấy của các nghệ nhân là một màn hợp xướng quan trọng tô điểm thêm cho bản thành tích mà Nhà nước ta trình lên UNESCO đề nghị công nhận khu di tích lịch sử Đền Hùng là di sản văn hoá Thế Giới. Về Lễ Hội Đền Hùng, đồng bào và du khách có dịp thăm Việt Trì - Thành phố anh hùng - Thủ đô của Nhà nước Văn Lang xưa. Ngày nay Việt Trì đang là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Đến Việt Trì có dịp thăm khu bảo tồn di tích Làng Cả, thăm làng Nú (xã Minh Nông) nơi Vua Hùng dạy dân trồng lúa; xem lễ hội đua thuyền Bạch Hạc; Tham dự Hội Trò Trám ở Tứ Xã (Lâm Thao); Hội Phết ở Hiền Quan (Tam Nông ) và nhiều lễ hội ở các làng quê trên khắp đất Phú Thọ, mang tính đặc thù của miền quê Đất Tổ. Theo Quốc lộ 32A chừng bốn năm chục cây số du khách đến với vườn Quốc gia Xuân Sơn - nơi bảo tồn thiên nhiên với nhiều loài cây, loài thú quý hiếm được ghi tên trong Sách đỏ của Việt nam và Thế giới. Xuân Sơn có nhiều hang động kỳ thú, những dòng suối trong mát, những cây đại thụ vài người ôm không xuể. Cây cao bóng cả, chim thú nhởn nhơ, bay lượn càng tăng thêm vẻ kỳ vỹ, tiềm ẩn của rừng Xuân Sơn. Rời Xuân Sơn, trên đường về du khách ghé qua suối nước nóng La Phú trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ để thư giãn qua những phút ngâm mình trong sự ấm áp của thứ nước nóng thiên nhiên nguyên bản lấy từ trong lòng đất; để xua đi nỗi mệt nhọc; để chiêm nghiệm về ta, về người; để càng tăng thêm tình yêu quê hương đất nước, tăng thêm lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Ngược quốc lộ 2 về phía Bắc hoặc đi đường thuỷ theo dòng sông Lô, du khách đến với Đoan Hùng - một huyện địa đầu của tỉnh Phú Thọ, ở đây du khách được tham quan tượng đài Chiến thắng sông Lô, được nghe kể về chiến công oanh liệt của quân và dân ta đập tan cuộc hành quân chiến lược của quân viễn chinh Pháp nống lên chiến khu Việt Bắc, lập nên chiến công hiển hách Thu Đông 1947. Ở Đoan Hùng du khách còn được thưởng thức bưởi Phủ Đoan, Chí Đám - Loại bưởi đặc sản đã được cấp chứng nhận thương hiệu xuất xứ. Không chỉ Đoan Hùng mà hầu khắp các huyện, thành thị trên miền quê Phú Thọ đều có những kỳ tích, những danh lam thắng cảnh. Phú Thọ với hơn 20 dân tộc cùng chung sống, một vùng đất giàu truyền thống yêu nước, nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Đất và người Phú Thọ giàu lòng mến khách. Phú Thọ đang mở rộng vòng tay đón chào đồng bào cả nước, Kiều bào ta ở nước ngoài, bầu bạn khắp nơi trên thế giới đến với Phú Thọ - Đền Hùng - Nơi cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
File đính kèm:
- DEN HUNG.doc