Tìm hiểu về đường lối phát triển văn hóa- XH, giáo dục, khoa học & công nghệ, y tế, môi trường đã được xác định trong Văn kiện ĐH XI của Đảng CSVN

“ CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

 (Bổ sung, phát triển năm 2011)

 “.Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, toàn Đảng, toàn dân ta cần nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quán triệt và thực hiện tốt các phương hướng cơ bản sau đây:

Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

 

doc25 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về đường lối phát triển văn hóa- XH, giáo dục, khoa học & công nghệ, y tế, môi trường đã được xác định trong Văn kiện ĐH XI của Đảng CSVN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập
Trên cơ sở đầu tư phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động; tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là cho nông dân. Hoàn thiện pháp luật về dạy nghề; ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ cơ sở hạ tầng nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng dạy và học, gắn dạy nghề với nhu cầu thực tế. Đẩy mạnh và chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức xuất khẩu lao động.
Kiên quyết khắc phục những bất hợp lý về tiền lương, tiền công, trợ cấp xã hội phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; gắn cải cách tiền lương với sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị. Gắn tiền lương của người lao động với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chăm lo bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện làm việc; hạn chế tai nạn lao động; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật lao động, đưa việc thi hành pháp luật lao động vào nền nếp; xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hoà, tiến bộ.
2. Bảo đảm an sinh xã hội
Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống. Tăng tỉ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm. Đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ bảo hiểm xã hội, chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng. Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu. Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ chế độ quy định đối với mọi đối tượng.
Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình xoá đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức xoá đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xoá đói, giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo.
Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công. Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có công, đặc biệt là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong trong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến. Tạo điều kiện, khuyến khích người và gia đình có công tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn.
3. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em
Chú ý nhiều hơn công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao năng lực của bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh, hiện đại hoá một số bệnh viện đầu ngành. Tăng đầu tư nhà nước đồng thời với đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế. Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động khám, chữa bệnh. Phát triển mạnh công nghiệp dược; quản lý chặt chẽ thị trường thuốc chữa bệnh. Bảo đảm cho người có bảo hiểm y tế được khám, chữa bệnh thuận lợi; mọi công dân khi có nhu cầu và khả năng đều được đáp ứng dịch vụ y tế chất lượng cao. Tiếp tục kiềm chế và giảm mạnh lây nhiễm HIV. Làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm.
Thực hiện nghiêm chính sách và pháp luật về dân số, duy trì mức sinh hợp lý, quy mô gia đình ít con. Có chính sách cụ thể đảm bảo tỉ lệ cân bằng giới tính khi sinh. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình. Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, giảm mạnh tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em, tạo môi trường lành mạnh để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Chú trọng bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em gia đình nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em. Nhân rộng các mô hình làm tốt việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng. Xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, tập trung ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình. Tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ.
Phát triển mạnh phong trào thể dục, thể thao đại chúng, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng một số môn thể thao thành tích cao nước ta có ưu thế. Kiên quyết khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong thể thao.
4. Đấu tranh phòng, chống có hiệu quả tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông
Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, đề cao vai trò giáo dục của gia đình đối với thanh, thiếu niên về tác hại của ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Đấu tranh quyết liệt với việc buôn bán, sử dụng ma tuý. Huy động nhiều nguồn vốn, tăng cường đầu tư xây dựng, quản lý các trung tâm cai nghiện có hiệu quả. Đề cao trách nhiệm của gia đình, đoàn thể và chính quyền cơ sở trong quản lý, tạo việc làm, tái hoà nhập cộng đồng cho các đối tượng sau cai nghiện. Có giải pháp kiểm soát và hạn chế tệ nạn mại dâm, giảm thiểu tác hại của các tệ nạn xã hội. Nhân rộng mô hình xã, phường, thôn, ấp, bản không có tệ nạn xã hội.
Huy động cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành triển khai tích cực, đồng bộ các giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông. Nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật giao thông. Tăng cường hạ tầng kỹ thuật, phương tiện giao thông công cộng, năng lực tổ chức giao thông; thực hiện phương án điều tiết hợp lý cơ cấu và quản lý chất lượng các phương tiện giao thông để giảm tới mức thấp nhất tai nạn giao thông”.
“ Nghị quyết éại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam
Cập nhật lỳc 03:04, Thứ sỏu, 21/01/2011 (GMT+7) 
( Theo nguồn:  ).
éại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI éảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12-1-2011 đến ngày 19-1-2011, tại Thủ đụ Hà Nội, sau khi thảo luận cỏc văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương éảng khúa X trỡnh,
 QUYẾT NGHỊ
1- Về đỏnh giỏ tỡnh hỡnh 5 năm 2006 - 2010
2- Từ thực tiễn lónh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết éại hội X, cú thể rỳt ra một số kinh nghiệm:
Ba là, phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và cụng bằng xó hội; bảo đảm an sinh xó hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhõn dõn, nhất là đối với người nghốo, đồng bào ở vựng sõu, vựng xa, đặc biệt là trong tỡnh hỡnh kinh tế khú khăn, suy giảm; gắn phỏt triển kinh tế với phỏt triển văn húa, củng cố quốc phũng, an ninh, tăng cường quan hệ đối ngoại, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xõy dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4- Mục tiờu, nhiệm vụ phỏt triển đất nước 5 năm 2011 - 2015
Mục tiờu tổng quỏt trong 5 năm tới là: Tiếp tục nõng cao năng lực lónh đạo và sức chiến đấu của éảng; đẩy mạnh toàn diện cụng cuộc đổi mới; xõy dựng hệ thống chớnh trị trong sạch, vững mạnh; phỏt huy dõn chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dõn tộc; phỏt triển kinh tế nhanh, bền vững; nõng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhõn dõn; giữ vững ổn định chớnh trị - xó hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lónh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước cụng nghiệp theo hướng hiện đại.
Nhiệm vụ chủ yếu:
- Phỏt triển, nõng cao chất lượng giỏo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhõn lực; phỏt triển khoa học, cụng nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nõng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhõn dõn. Tạo bước tiến rừ rệt về thực hiện tiến bộ và cụng bằng xó hội, bảo đảm an sinh xó hội, giảm tỉ lệ hộ nghốo; cải thiện điều kiện chăm súc sức khỏe cho nhõn dõn. Tiếp tục xõy dựng nền văn húa Việt Nam tiờn tiến, đậm đà bản sắc dõn tộc, bảo tồn và phỏt huy cỏc giỏ trị văn húa tốt đẹp của dõn tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn húa nhõn loại. Bảo vệ mụi trường, chủ động phũng trỏnh thiờn tai, ứng phú cú hiệu quả với biến đổi khớ hậu.
Phấn đấu đạt được cỏc chỉ tiờu chủ yếu:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bỡnh quõn 5 năm 2011 - 2015 : 7,0 - 7,5%/năm. Giỏ trị gia tăng cụng nghiệp - xõy dựng bỡnh quõn 5 năm tăng 7,8 - 8%; giỏ trị gia tăng nụng nghiệp bỡnh quõn 5 năm 2,6 - 3%/năm. Cơ cấu GDP : nụng nghiệp 17 - 18%, cụng nghiệp và xõy dựng 41 - 42%, dịch vụ 41 - 42%; sản phẩm cụng nghệ cao và sản phẩm ứng dụng cụng nghệ cao đạt 35% tổng GDP; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bỡnh quõn 12%/năm, giảm nhập siờu, phấn đấu đến năm 2020 cõn bằng được xuất nhập khẩu. Vốn đầu tư toàn xó hội bỡnh quõn 5 năm đạt 40% GDP. Tỉ lệ huy động vào ngõn sỏch Nhà nước đạt 23 - 24% GDP; giảm mức bội chi ngõn sỏch xuống 4,5% GDP vào năm 2015. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tỉ trọng lao động nụng - lõm - thủy sản năm 2015 chiếm 40 - 41% lao động xó hội. Thu nhập của người dõn nụng thụn tăng 1,8 - 2 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng dõn số đến năm 2015 khoảng 1%. Năm 2015, GDP bỡnh quõn đầu người khoảng 2.000 USD. Tuổi thọ trung bỡnh năm 2015 đạt 74 tuổi. Tỉ lệ hộ nghốo theo chuẩn mới giảm bỡnh quõn 2%/năm. Tỉ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 42 - 43%”.
 éại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI éảng Cộng sản Việt Nam”.

File đính kèm:

  • docTìm hiểu về đường lối PT văn hóa, XH, GD,KH & CN, YT, MT.doc
Bài giảng liên quan