Tìm hiểu về giao tiếp

 Giao tiếp là một trong những phạm trù trung tâm của tâm lý học. Tư tưởng về giao tiếp được đề cập đến từ thời cổ đại qua thời kỳ phục hưng và đến giữa thế kỷ XX thì hình thành nên một chuyên ngành Tâm lý học giao tiếp. Ngay từ khi còn là các tư tưởng về giao tiếp đến khi xuất hiện Tâm lý học giao tiếp thì khái niệm, bản chất giao tiếp chưa bao giờ thống nhất hoàn toàn. Mỗi tác giả đề cập đến một mặt, một khía cạnh của hoạt động giao tiếp.

 Tuy mới hình thành mấy chục năm gần đây nhưng trong chuyên ngành Tâm lý học đã có nhiều ý kiến, quan điểm, thậm chí trái ngược nhau về giao tiếp. Khi tìm hiểu khám phá bản chất giao tiếp các nhà Tâm lý học đã có các hướng khá rõ nét:

1.1. Trên thế giới

 Nhà tâm lý học ng¬ười Mỹ Osgood C.E cho rằng giao tiếp bao gồm các hành động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin. Theo ông, giao tiếp là một quá trình hai mặt: Liên lạc và ảnh h¬ưởng lẫn nhau. Tuy nhiên ông ch¬ưa đư¬a ra đư¬ợc nội hàm cụ thể của liên lạc và ảnh hư¬ởng lẫn nhau. Sau ông, nhà tâm lý học ng¬ười Anh M.Argyle đã mô tả quá trình ảnh hư¬ởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau. Ông coi giao tiếp thông tin mà nó đ¬ược biểu hiện bằng ngôn ngữ hay không bằng ngôn ngữ giống với việc tiếp xúc thân thể của con ng¬ười trong quá trình tác động qua lại về mặt vật lý và chuyển dịch không gian. Đồng thời, nhà tâm lý học Mỹ T.Sibutanhi cũng làm rõ khái niệm liên lạc - nh¬ư là một hoạt động mà nó chế định sự phối hợp lẫn nhau và sự thích ứng hành vi của các cá thể tham gia vào quá trình giao tiếp hay nh¬ư là sự trao đổi hoạt động đảm bảo cho sự giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp hành động. Ông viết: “Liên lạc tr¬ước hết là phư¬ơng pháp hoạt động làm giản đơn hoá sự thích ứng hành vi lẫn nhau của con ngư¬ời. Những cử chỉ và âm điệu khác nhau trở thành liên lạc khi con ng¬ười sử dụng vào các tình thế tác động qua lại”.

 Các tác giả trên mới chỉ dừng lại ở sự mô tả bề ngoài của hiện tượng giao tiếp.

 Cũng có nhiều ý kiến phản đối những cách hiểu trên, chẳng hạn nh¬ư nhà nghiên cứu ng¬ười Ba Lan Sepanski đ¬ưa ra sự phân biệt giữa tiếp xúc xã hội và tiếp xúc tâm lý (không đư¬ợc phép đồng nhất giữa liên lạc và ảnh h¬ưởng lẫn nhau). Đồng quan điểm với ông có một số nhà nghiên cứu khác như¬ P.M.Blau, X.R.Scott

 Các nhà tâm lý học Liên Xô cũ cũng rất quan tâm tập trung vào nghiên cứu hiện tư¬ợng giao tiếp. Có một số khái niệm đ¬ược đ¬ưa ra như¬ giao tiếp là sự liên hệ và đối xử lẫn nhau (Từ điển tiếng Nga văn học hiện đại tập 8, trang 523 của Nxb Matxcơva); giao tiếp là quá trình chuyển giao tư¬ duy và cảm xúc (L.X.V¬gôtxki). Còn X.L.Rubinstein lại khảo sát giao tiếp d¬ưới góc độ hiểu biết lẫn nhau giữa ngư¬ời với ng¬ười.

 Trư¬ờng phái hoạt động trong tâm lý học Xô Viết cũng đ¬ưa ra một số khái niệm về giao tiếp nh¬ư là một trong ba dạng cơ bản của hoạt động con ngư¬ời, ngang với lao động và nhận thức (B.G.Ananhev); giao tiếp và lao động là hai dạng cơ bản của hoạt động của con ng¬ời (A.N.Lêônchep); và giao tiếp là một hình thức tồn tại song song cùng hoạt động (B.Ph.Lomov).

 

doc12 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về giao tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 phù hợp thì cuộc giao tiếp mới thành công, nếu không phù hợp sẽ dẫn tới thất bại hoặc giảm  hiệu quả.
+ Trước khi tiến hành giao tiếp cần xem xét đến hiệu quả sẽ đạt được sau đó để không lãng phí thời gian, tiền của và công sức, đặc biệt đối với truyền thông. 
Muốn đạt hiệu quả cao nhất như mong muốn, cần trả lời cặn kẽ các câu hỏi nêu trên và kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố thì sẽ có điều kiện thành công.
- Sự phản hồi. Đối với cá nhân phản hồi một cách trung thực sẽ giúp chúng ta sống thoải mái vì nếu để bụng khi không thể chịu đựng được nữa dễ dẫn đến chia rẽ, bất hợp tác, giao tiếp thất bại. Nhưng cũng cần lưu ý đến cách phản hồi vì đó là cả một nghệ thuật, nếu không khéo cũng sẽ làm cho giao tiếp gặp khó khăn hay thất bại.
- Nghệ thuật lắng nghe. Để thành công trong giao tiếp, ngoài việc luyện khả năng trình bày diễn đạt chúng ta còn rất biết lắng nghe. Biết lắng nghe sẽ giúp chúng ta phản hồi được một cách trung thực những gì người kia nói và hiểu chúng ta. Lắng nghe không hề dễ, cần phải luyện tập mới có được khả năng này, nhưng nếu đã thực hiện được thì gần như bạn đã nắm được phần nhiều thành công trong giao tiếp.
7. Các phương tiện giao tiếp
   Giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên bao gồm các ứng xử rất đa dạng và phong phú, thể hiện qua ngôn ngữ nói và viết: qua nét mặt, cử chỉ, tư thế, giọng nói, trang phục, cách sử dụng không gian trong giao tiếp Đó là một hệ thống toàn vẹn, không có sự tách rời giữa biểu hiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp. 
   Các phương tiện giao tiếp là cách thức để biến những mục đích giao tiếp thành hiện thực trong thực tế.
7.1. Giao tiếp ngôn ngữ
   Giao tiếp ngôn ngữ là sự giao tiếp được tiến hành thông qua hệ thống tín hiệu thứ hai: lời nói và chữ viết. 
 Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng cơ bản nhất trong hệ thống giao tiếp xã hội bởi nó có những chức năng: chức năng thông báo, chức năng diễn cảm và chức năng tác động.
   Giao tiếp ngôn ngữ có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức. Trong giao tiếp, tuỳ vào đối tượng, mục đích, hoàn cảnh mà người ta sử dụng các hình thức biểu đạt ngôn ngữ khác nhau. Theo như cách chia của trường phái Palo Alto thì có giao tiếp chỉ định và giao tiếp loại suy, hay bác sỹ Nguyễn Khắc Viện thì lại gọi là giao tiếp nói chỉ (chỉ định) và giao tiếp nói ví (loại suy). Trong tiếng Việt, tương ứng với các cách gọi như trên ta còn có thể gọi là hiển ngôn (nói chỉ) hay hàm ngôn (nói ví).
   - Kiểu chỉ nói theo những quy ước rõ ràng ngôn ngữ nói hay viết với từ vựng, nghữ nghĩa nhất định. Ngôn ngữ toán học, vi tính, chữ người mù thuộc kiểu này.
   - Kiểu ví vận dụng giọng nói, tư thế, cử chỉ tức những kênh cận ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ diễn tả tình cảm, và những yếu tố chủ quan, quan hệ cảm xúc giữa hai bên đối thoại. Ở đây không có những chỉ báo nói rõ mạch lạc, khung cảnh, bối cảnh.
=>  Giữa hai kiểu này có thể ăn khớp hay không và mọi sự giao tiếp đều diễn ra trong một bối cảnh nhất định
   - Ngôn ngữ tình thái nhằm phản ánh khía cạnh tâm lý, xã hội của chủ thể, giúp cho đối tượng hiểu được tốt hơn ý nghĩa của nội dung thông tin. Ngôn ngữ tình thái phản ánh thái độ của người nói đối với thông tin mình nói ra, cách người đó đánh giá tính hiện thực hay không hiện thực, mức độ của tính xác thực, tính tất yếu, tính khả năng, tính chất mong muốn hay đáng tiếc của điều thông báo. 
    Muốn hiểu được khía cạnh tâm lý xã hội của ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp, ngoài các quy tắc sử dụng ngôn ngữ của mỗi dân tộc, đối tượng giao tiếp còn phải tìm hiểu cách diễn đạt ngôn ngữ của mỗi cộng đồng, mỗi nền văn hoá thông qua những thoả thuận ngầm về các quy tắc ứng xử của các cộng đồng hay nền văn hoá đó.
    Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp còn phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, chủ thể và đối tượng giao tiếp cũng như mối quan hệ giữa họ.
    Tin đồn là một phương thức giao tiếp ngôn ngữ phổ biến trong đời sống hàng ngày và trong các tổ chức xã hội. Khi thông tin được truyền miệng từ người này sang người khác, các chi tiết bị quên lãng hoặc bị nhớ thiếu chính xác, các ngôn ngữ bị thay thế khi kể truyền tiếp, nội dung và cách hiểu câu chuyện phụ thuộc nhiều vào đặc điểm  cá nhân mỗi người vì thế tin đồn thường bị méo mó sai lệch, thiếu chính xác.
   Qua việc phân tích như trên, ta nhận thấy trong giao tiếp ngôn ngữ gặp phải một số hạn chế do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
   - Chủ quan
   + Giữa các chủ thể và đối tượng giao tiếp đã không thể tạo ra được điểm tương đồng do không xác định được những chuẩn mực ứng xử cá nhân hoặc do những ức chế tích dồn ở các cá nhân trong quá trình giao tiếp. Kết thúc dễ dẫn đến va chạm, xung đột.
   + Qúa trình giao tiếp phân chia làm hai cực, mỗi bên - chủ thể và đối tượng giao tiếp - bảo vệ ý kiến riêng của mình, không có sự chấp nhận, dung hoàKết cục là không đem lại kết quả như mỗi bên mong muốn.
   + Khi một bên đối thoại có những biểu hiện nổi loạn tâm lý, tư duy “không bình thường”. 
   - Khách quan
   + Do sự khác nhau về phong tục tập quán, ngôn ngữ, trình độ phát triển về văn hoá - xã hội ở các địa phương, các dân tộc và các quốc gia khác nhau
   + Môi trường giao tiếp: Tiếng ồn, nhiệt độ 
7.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ
   Giao tiếp phi ngôn ngữ được thể hiện thông qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt; thông qua cách trang phục hoặc tạo ra khoảng không gian nhất định khi tiếp xúc. 
   Giao tiếp phi ngôn ngữ ra đời trước giao tiếp ngôn ngữ, có cội nguồn sinh học dựa trên cơ sở hành vi bản năng gắn liền với quá trình tiến hoá, di truyền từ thế giới động vật. Trong giao tiếp phi ngôn ngữ, không phải lúc nào cũng có sự tham gi của ý thức, vì thế nên qua hình thức giao tiếp này người ta thường bộc lộ chân thật các cảm nghĩ, thái độ, ý kiến của mình, tuy nhiên lại không dễ hiểu được chúng. Đây là kiểu giao tiếp được thể hiện thông qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt, giọng nói; thông qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt, giọng nói. Thông qua cách trang phục hoặc tạo ra khoảng không gian nhất định khi tiếp xúc.
   Giao tiếp phi ngôn ngữ có hai chức năng cơ bản đó là:
   - Chức năng biểu hiện trạng thái cảm xúc nhất thời: thông qua nét mặt, điệu bộ, giọng nói chủ thể giao tiếp biểu hiện các tâm tư, sắc thái trạng thái cảm xúc khác nhau, các trạng thái cảm xúc này lan truyền sang đối tượng giao tiếp, làm  ảnh hưởng rất lớn đến đối tượng giao tiếp.
   - Chức năng biểu hiện các đặc trưng cá nhân: Thông qua “ngôn ngữ cơ thể” như cử chỉ, ánh mắt, giọng nói, điệu bộ, trang phụcmột cách vô tình hay hữu ý, chủ thể giao tiếp nhận biết được đối tượng giao tiếp của mình là ai, tính cách như thế nào, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hộicủa họ ra sao.
   Giao tiếp phi ngôn ngữ được phân thành hai loại: có chủ định và không chủ định. 
   - Giao tiếp không chủ định: Là những biểu hiện mang tính bản năng của các hành vi, tư thế, nét mặtxuất hiện theo phản xạ, tự động; diễn ra không có sự kiểm soát của ý thức. Đó là những biểu hiện của hành vi vô thức. Giao tiếp phi ngôn ngữ không chủ định thường xuất hiện ở trẻ em, những người văn hoá thấp
   - Giao tiếp phi ngôn ngữ có chủ định: Đó là những biểu hiện của các hành vi, cử chỉ, các biểu cảm nét mặt có ý thức, có mục đích với sự cố gắng của ý chí. Giao tiếp phi ngôn ngữ có chủ định thường diễn ra ở những người có trình độ văn hoá cao, những người cao tuổi giàu kinh nghiệm
   Các kênh của giao tiếp phi ngôn ngữ gồm có: tư thế, giọng nói, âm thanhTất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng lớn trong quá trình giao tiếp.
   Như vậy, nếu chúng ta biết cách quan sát kỹ lưỡng, học được một số kỹ năng sử dụng hiệu quả cử động cơ thể cũng như không gian thì hiệu quả giao tiếp sẽ được nâng lên rất nhiều. Qua giao tiếp phi ngôn ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra được tính cách, tâm trạng hay vị trí xã hội của một người dù ta mới tiếp xúc lần đầu. Giao tiếp phi ngôn ngữ đã và đang được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học thuộc nhiều trường phái tâm lý hội trên thế giới.                                                                                                                                                                                                            
KẾT LUẬN
    Giao tiếp là một hình thức hoạt động của con người. Thông qua giao tiếp, những mối quan hệ giữa con người được kiến tạo. Sự hiểu biết và nắm những quy luật của giao tiếp góp phần làm tăng hiệu quả lao động và điều chỉnh các quan hệ xã hội. 
   Giao tiếp xã hội là một chủ đề thu hút được sự quan tâm của mọi người trong xã hội, đặc biệt là của các nhà Tâm lý học. Có biết bao quyển sách dạy về ứng xử, giao thiệp xã hội, đắc nhân tâm, bí quyết thành công trong ứng xử, bí quyết thành công trong giao tiếp kinh doanh, ngôn ngữ cơ thểTuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn luôn khẳng định với chúng ta rằng, để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp không hề dễ dàng. Hiểu biết những vấn đề chung về giao tiếp xã hội là cần thiết song chưa đủ. Bạn đừng hy vọng sau khi đọc xong một cuốn sách nào đó dạy về nghệ thuật ứng xử xã hội mà sau đó có thể luôn thành công trong mọi cuộc giao tiếp. Một cuộc giao bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, biệt là các yếu tố chủ quan từ cả hai phía tiến hành giao tiếp. Quan trọng hơn cả là chúng ta đã dành cho vấn đề này một sự quan tâm tìm hiểu đúng mức hay chưa và luôn cố gắng hoàn thiện tri thức cũng như nhân cách của mình. Đó chính là bí quyết tốt nhất giúp bạn thành công trong giao tiếp, ứng xử xã hội, qua đó có cơ hội để phát triển hài hoà hơn nữa về mọi mặt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Minh Đức (chủ biên) , Tâm lý học xã hội, Nxb Đại học Quốc gia, 1994
2. Trần Thị Minh Đức (chủ biên), Tâm lý học Đại cương
3. Vũ Dũng, Từ điển Tâm lý học
4. Fischer, Những khái niệm cơ bản của Tâm lý học xã hội, người dịch Huyền Giang, Nxb Thế giới
5. Trần Hiệp (chủ biên), Những vấn đề tâm lý học xã hội, Nxb khoa học      xã hội,1996.
6. Nguyễn Thị Oanh, Tâm lý học truyền thông và giao tiếp, Nxb phụ nữ, 1995
7. Nguyễn Khắc Viện, Từ điển Tâm lý học

File đính kèm:

  • docGIAOTIEP.doc
Bài giảng liên quan