Tìm hiểu về thể thao Việt Nam
Lịch sử 4000 năm liên tiếp có những cuộcchiến tranhdựng nước và giữ
nước đã hun đúc nên một dân tộcViệtNam thượng võ. Truyền thống
thượng võ nàythểhiện khá rõ ởnhững hoạt động thểthaotìm thấytrong
những sinh hoạttập thểtừ xaxưa của cộng đồng người Việt.
Nếuvề phương diệnvăn hoá, lễhội truyền thốngcủa vùng châu thổ sông
Hồng nổi tiếngvới những câu ca quan họ và nhữnglàn điệu chèo thìdưới
con mắt nhà thểthao, nó cũng sôinổivới những cuộc đấuvật, đấu võ,
đánh đu, đánh cờ.Hội đua thuyền, thibơi, thi lặn hàngnăm thường là
những cuộc đọsức quyết liệt củatrai tráng vùng duyên hải và ven những
con sông lớn. Ngượclên miền núi, những cuộc đua ngựa, đua voi, bắn
cung, bắn ná, nhữngtrò chơi giầu tính thểthao như ném cònvẫn được
duytrì đều đặn đến ngày nay.
Thời thuộc Pháp vàdưới chính quyền Nam Việt Nam cũ, các tuyển thủ
Việt Nam, mặcdù hoạt độnglẻtẻ, đã tham gia nhiều cuộc thi đấu quốc tế
trong khuvực, và đã nhiều lần giành chứcvô địch hoặcthứhạng cao ở
các môn: bóng đá,quyền Anh, xe đạp,tennis.
Thể thao Việt Nam Lịch sử 4000 năm liên tiếp có những cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên một dân tộc Việt Nam thượng võ. Truyền thống thượng võ này thể hiện khá rõ ở những hoạt động thể thao tìm thấy trong những sinh hoạt tập thể từ xa xưa của cộng đồng người Việt. Nếu về phương diện văn hoá, lễ hội truyền thống của vùng châu thổ sông Hồng nổi tiếng với những câu ca quan họ và những làn điệu chèo thì dưới con mắt nhà thể thao, nó cũng sôi nổi với những cuộc đấu vật, đấu võ, đánh đu, đánh cờ. Hội đua thuyền, thi bơi, thi lặn hàng năm thường là những cuộc đọ sức quyết liệt của trai tráng vùng duyên hải và ven những con sông lớn. Ngược lên miền núi, những cuộc đua ngựa, đua voi, bắn cung, bắn ná, những trò chơi giầu tính thể thao như ném còn vẫn được duy trì đều đặn đến ngày nay. Thời thuộc Pháp và dưới chính quyền Nam Việt Nam cũ, các tuyển thủ Việt Nam, mặc dù hoạt động lẻ tẻ, đã tham gia nhiều cuộc thi đấu quốc tế trong khu vực, và đã nhiều lần giành chức vô địch hoặc thứ hạng cao ở các môn: bóng đá, quyền Anh, xe đạp, tennis... Từ năm 1975, thể dục thể thao Việt Nam thực sự được thúc đẩy trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng với khẩu hiệu "Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc". Hai cuộc chiến tranh Pháp và Mỹ sau đó là những cản trở lớn cho sự phát triển của thể thao Việt Nam, nhưng tại những khoảng trống về không gian và thời gian trong hai cuộc chiến tranh đó, Việt Nam cũng đã tranh thủ xây dựng được những cơ sở vật chất đầu tiên cho thể thao. Những sân vận động, trung tâm huấn luyện, và quan trọng hơn là những huấn luyện viên và cán bộ quản lý đầu tiên của ngành TDTT đã được đào tạo cơ bản ở cả trong và ngoài nước. Từ khi đất nước thống nhất (1976) và nhất là từ khi có chính sách đổi mới (1986), những chuyển biến tích cực về kinh tế-xã hội đã thúc đẩy ngành TDTT đã thực sự khởi sắc. Phong trào cơ sở ngày càng thu hút đông đảo quần chúng tham gia, hàng triệu người thuộc đủ mọi lứa tuổi đang thường xuyên tham gia tập luyện. Phố xá buổi sớm của Việt Nam thường gây ấn tượng cho khách nước ngoài bởi những đoàn người tập thái cực quyền, tập thở khí công, những sân cầu lông và cả những sân bóng đá mini hoạt động sôi nổi. Nếu những câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ, thể dục dưỡng sinh ngày càng phát triển thu hút tầng lớp trung niên và người cao tuổi thì ngược lại các lớp Judo, Karate, Taekwondo lại đang là niềm say mê của thanh thiếu niên. Hoạt động thi đấu TDTT diễn ra tấp nập quanh năm, khắp các địa phương với các giải lớn của từng bộ môn, các đại hội thể thao cơ sở, địa phương và toàn quốc. Bóng đá là môn thể thao được ưa chuộng nhất ở Việt Nam. Quan tâm đến bóng đá không chỉ có các cầu thủ thuộc đủ mọi trình độ mà còn có tầng lớp khán giả đông đảo trong đó nhiều người chưa hề đá bóng. Tuy vậy thứ hạng cao trong thể thao của Việt Nam không phải ở bóng đá mà đang thuộc về các môn: đấu cờ, võ thuật và bắn súng. Nhiều nam nữ kỳ thủ Việt Nam đã được liên đoàn cờ vua quốc tế (FIDE) phong cấp đại kiện tướng và kiện tướng như: Hoàng Thanh Trang, Đào Thiện Hải, Nguyễn Thị Tường Vân... Về võ thuật, vận động viên môn WUSHU Nguyễn Thuý Hiền, huy chương vàng giải vô địch WUSHU châu á năm 1996 đang là gương mặt thể thao tiêu biểu nhất của Việt Nam. Các vận động viên nam nữ môn Taekwondo, Karate, Judo cũng thường là thế mạnh của Việt Nam trong các giải khu vực. Một gương mặt tiêu biểu khác là vận động viên thể dục thể hình Lý Đức, huy chương vàng hạng 90 kg giải vô địch châu á tổ chức ở Rangoon. Gần đây các kỷ lục quốc gia về điền kinh và bơi lội liên tiếp bị phá. Đây thực sự là dấu hiệu đáng mừng cho thấy Việt Nam đang cố gắng rút ngắn khoảng cách với thế giới và khu vực trong những môn thể thao này. Trong quá trình hội nhập với thế giới, nhiều môn thể thao trước kia được coi là hiếm hoi chưa từng có ở Việt Nam lại đang phát triển mạnh mẽ. Trong số này phải kể đến các môn tennis, đua ngựa và đánh golf. Nếu như trước năm 1975, ở mỗi thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, số sân tennis chỉ đếm được trên đầu ngón tay thì ngày nay mỗi thành phố đã có tới cả trăm mặt sân. Những tỉnh xa xôi như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Đồng Tháp cũng đã có sân và các tuyển thủ đến từ các tỉnh nhỏ như Sóc Trăng, Khánh Hoà lại khá mạnh trong các giải tennis toàn quốc. Du khách đến Việt Nam ngày nay, vào thứ bẩy hàng tuần có thể xem đua ngựa ở trường đua Phú Thọ, thành phố Hồ Chí Minh vì trường đua này đã được khôi phục cùng với các dịch vụ phức tạp của môn thể thao này. Bạn cũng có thể đánh golf vì gần một chục sân golf đã và đang được xây dựng. Sân golf ở Đà Lạt được Hiệp hội Golf Quốc tế xếp hạng A+, và giải Golf Vietnam Open đã chính thức nằm trong lịch thi đấu hàng năm của hệ thống các giải quốc tế. Các tuyển thủ Việt Nam ngày càng thu được những thành tích đáng khích lệ tại các cuộc thi đấu khu vực và quốc tế như SEAGAME, ASIAD, OLYMPIC. SEAGAME 22 vừa được tổ chức tại Việt Nam tháng 12/2003 là một sự kiện lớn của thể thao Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đoàn Việt Nam đã dẫn đầu tổng số huy chương đạt được ở SEAGAME 22. Tuy nhiên, nhìn chung, trình độ các môn của thể thao Việt Nam vẫn còn thua kém các nước trong khu vực. Những khó khăn trước mắt là: Cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo cho các hoạt động thể thao và công tác đào tạo, huấn luyện còn rất thiếu thốn; đội ngũ cán bộ quản lý và huấn luyện chuyên môn vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng; trong thi đấu quốc tế, đấu thủ Việt Nam tuy có tinh thần ngoan cường nhưng thể lực thường thua kém và kỹ chiến thuật còn hạn chế. Các cơ quan quản lý và tổ chức quần chúng. Vietnam Table Tennis Federation (VTTF) Trụ sở: 36-38 lý Thái Tổ, Hà nội. Điện thoại: 845 5048; 845 3157 Fax: 845 2455 Voleyball Federation of Vietnam (VFV) Trụ sở: 36 Trần Phú, Hà nội Điện thoại: 845 4555 Fax: 845 2455 Viet nam Foodball Federation (VFF) Trụ sở: 36 Trần Phú, Hà nội Điện thoại: 845 2480 Fax: 845 2455 Vietnam Basketball Federation (VBF) Trụ sở: 36 Trần Phú, Hà nội Điện thoại: 845 4555 Fax: 845 2455 Vietnam Badminton Federation (VBF) Trụ sở: 36 Trần Phú, Hà nội Điện thoại: 853 4533 Fax: 853 2455 Chess Federation of Vietnam (CFV) Trụ sở: 36 Trần Phú, Hà nội Điện thoại: 853 2471 Fax: 853 2455 Vietnam Athletic Federation (VAAF) Trụ sở: 36 Trần Phú, Hà nội Điện thoại: 853 4533 Fax: 853 2455 Cycling Federation of Vietnam (FVC) Trụ sở: 36 Trần Phú, Hà nội Điện thoại: 853 6465 Fax: 853 2455 Vietnam Traditional Martal Federation (VTMF) Trụ sở: 36 Trần Phú, Hà nội Điện thoại: 853 3976 Fax: 853 2455 Vietnam Tennis Federation (VTF) Trụ sở: 36 Trần Phú, Hà nội Điện thoại: 853 2159 Fax: 853 2455 Vietnam Swimming Federation (VSF) Trụ sở: 36 Trần Phú, Hà nội Điện thoại: 853 4553 Fax: 853 2455 Vietnam University Sports Association (FISU) Trụ sở: 49 Đại Cồ Việt, Hà nội Điện thoại: 853 2159 Fax: 856 4983 Cập nhật 07-10-2004 URL:
File đính kèm:
- 4_The thao Viet Nam.pdf