Tin học tiểu học Quyển 1 - Chương 1: Làm quen với máy tính

Bài 1

NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM

 Giới thiệu máy tính

Từ nay em có một người bạn mới, đó là chiếc máy tính. Bạn mới của em có nhiều đức tính quý: chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện.

Người bạn - máy tính sẽ giúp em học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Máy tính cũng sẽ cùng em tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích.

Có nhiều loại máy tính. Hai loại thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay.

 

doc24 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tin học tiểu học Quyển 1 - Chương 1: Làm quen với máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
xanh, lúc đỏ cho chúng ta biết khi nào được phép đi qua đường (hình 13). 
	Hình 15	Hình 16
Các biển báo nhắc nhở rằng đoạn đường chúng ta sắp đi qua có trường học (hình 14), đây là nơi cấm đổ rác (hình 15) hay đây là nơi ưu tiên dành cho người khuyết tật (hình 16). 
Đó là những thông tin dạng hình ảnh.
Máy tính giúp chúng ta dễ dàng sử dụng được ba dạng thông tin trên. 
 Bài tập
Quan sát bức ảnh về một lớp học dưới đây (hình 17), em hãy nêu một số thông tin mà em nhận biết được. Ví dụ: Lớp học có trang bị máy tính, có nhiều bạn học sinh nữ,...
Hình 17
Em hãy quan sát các hình dưới đây (hình 18a, b) và cho biết một số thông tin về tư thế ngồi khi làm việc với máy tính (ví dụ, ngồi thẳng lưng,...). Tư thế ngồi của bạn nào đúng?
	a	b
Hình 18
Em hãy điền các từ còn thiếu vào chỗ trống (...).
a) Khi xem phim hoạt hình, em nhận được thông tin dạng ............ và dạng ............
b) Truyện tranh cho em thông tin dạng ............ và dạng ............
c) Bài hát cho em thông tin dạng ............
Em chọn hình nào làm biểu tượng cho văn bản, hình ảnh, âm thanh?
Văn bản:
.......................
Âm thanh:
.......................
Hình ảnh
.......................
Các giác quan nào nhận biết thông tin nào dưới đây? 
Mũi
Ngọt
Lưỡi
Thơm
Tai
ầm ĩ
Mắt
Nóng
Da
Đỏ
Bài 3
bàn phím máy tính
Œ Bàn phím
Em hãy làm quen với bàn phím của máy tính ở hình 19.
Hình 19. Bàn phím máy tính
 Khu vực chính của bàn phím
Hình 20. Khu vực chính của bàn phím
Khu vực chính của bàn phím gồm các hàng phím sau đây:
Hàng phím cơ sở: Hàng phím thứ ba tính từ dưới lên được gọi là hàng phím cơ sở. Hàng này gồm có các phím:
Trên hàng cơ sở có hai phím có gai là và . Hai phím này làm mốc cho việc đặt các ngón tay khi gõ phím.
Hàng phím trên: 
Hàng phím dưới: 
Hàng phím số: Hàng phím trên cùng của khu vực chính. 
Hàng dưới cùng có một phím dài nhất gọi là phím cách.
 Thực hành
Em hãy tìm khu vực chính của bàn phím.
Em hãy nhận biết hàng phím cơ sở và chỉ ra hai phím có gai, hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím số và phím cách.
Em hãy ngồi đúng tư thế và gõ thử một vài phím.
Em hãy tập gõ bàn phím bằng trò chơi Pi-a-nô (phần mềm Pianito).
Hình 21. Hình ảnh của trò chơi Pi-a-nô
 Bài tập
Em hãy viết các chữ ở hàng cơ sở theo thứ tự từ trái sang phải.
Em hãy viết các chữ ở hàng trên theo thứ tự từ trái sang phải.
Em hãy tìm các phím chữ cái Q W E R T Y trên bàn phím và điền Đ vào ô vuông cuối câu đúng, điền S vào ô vuông cuối câu sai.
a) Đó là các phím ở hàng phím cơ sở. 
b) Đó là các phím liên tiếp nhau. 
c) Đó là các phím ở hàng phím trên. 
Điền các chữ cái vào ô tương ứng, em sẽ nhận ra người bạn của mình.
a
b
c
d
e
g
h
a) Phím chữ cuối cùng của hàng phím dưới.
b) Phím chữ đầu tiên của hàng cơ sở.
c) Phím thứ sáu của hàng phím trên.
d) Nằm giữa các phím R và Y.
e) Phím chữ thứ ba của hàng phím trên tính từ bên phải.
g) Phím chữ thứ hai của hàng phím dưới tính từ bên phải.
h) Phím chữ nằm giữa hai phím có gai và cạnh phím có gai bên phải.
Bài 4
chuột máy tính
Hình 22. Chuột máy tính
Nút trái
Nút phải
Œ Chuột máy tính 
Chuột máy tính giúp em điều khiển máy tính được thuận tiện, nhanh chóng.
Mặt trên của chuột thường có hai nút: nút trái và nút phải. Mỗi khi em nhấn nút, tín hiệu điều khiển sẽ được chuyển cho máy tính. 
 Sử dụng chuột
Em cầm chuột và di chuyển chuột trên một mặt phẳng (thường là bàn di chuột).
Hình 23. Cách cầm chuột
a) Cách cầm chuột
Đặt úp bàn tay phải lên chuột, ngón trỏ đặt vào nút trái của chuột, ngón giữa đặt vào nút phải của chuột.
Ngón cái và các ngón còn lại cầm giữ hai bên chuột (hình 24).
b) Con trỏ chuột
Trên màn hình, em nhìn thấy có mũi tên . Mỗi khi em thay đổi vị trí của chuột thì mũi tên cũng di chuyển theo. Mũi tên đó chính là con trỏ chuột. Con trỏ chuột còn có những dạng khác như: , ,... 
c) Các thao tác sử dụng chuột
Di chuyển chuột: Thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng. 
Nháy chuột: Nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay.
Nháy đúp chuột: Nháy chuột nhanh hai lần liên tiếp.
Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái của chuột, di chuyển con trỏ chuột đến vị trí vừa ý thì thả ngón tay nhấn giữ chuột.
 Chú ý: 	Trong sách này, khi gặp yêu cầu nháy chuột, nháy đúp chuột hoặc kéo thả chuột em sẽ sử dụng nút trái của chuột. Khi cần dùng nút phải, trong sách sẽ viết rõ nháy nút phải chuột,...
 Thực hành 
Em hãy quan sát chuột máy tính và phân biệt nút trái, nút phải.
Em cầm chuột và tập các thao tác di chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột và kéo thả chuột.
Em tập sử dụng chuột bằng trò chơi Pi-a-nô (phần mềm Pianito).
 Bài tập
 Hãy chọn ghép mỗi cụm từ ở cột bên trái với cụm từ thích hợp ở cột bên phải để được câu đúng nghĩa.
a) Biểu tượng
b) Chuột máy tính
c) Màn hình
d) Bàn phím
dùng để gõ chữ vào máy tính.
là những hình vẽ nhỏ trên màn hình nền của máy tính.
giúp em điều khiển máy tính được nhanh chóng và thuận tiện.
cho biết kết quả hoạt động của máy tính.
Bài 5
Máy tính trong đời sống
Œ Trong gia đình
Máy tính hoạt động được là nhờ có bộ xử lí. Với các thiết bị có bộ xử lí giống như máy tính, mẹ em có thể chọn chương trình cho máy giặt, bố em có thể hẹn giờ tắt/mở và chọn kênh cho ti vi, em có thể đặt giờ báo thức cho đồng hồ điện tử,...
Hình 24. Một số thiết bị làm việc theo chương trình trong gia đình
 Trong cơ quan, cửa hàng, bệnh viện
Nhiều công việc như soạn và in văn bản, cho mượn sách ở thư viện, bán vé máy bay, rút tiền tự động, được thực hiện nhanh chóng và chính xác nhờ có máy tính.
Trong bệnh viện, các thiết bị có gắn bộ xử lí có thể được dùng để theo dõi bệnh nhân.
Hình 25. Máy tính trong bệnh viện
Ž Trong phòng nghiên cứu, nhà máy
Trong phòng nghiên cứu và nhà máy, máy tính đã làm thay đổi cách làm việc của con người.
Để tạo một mẫu ô tô mới, người ta có thể vẽ các bộ phận và lắp ghép chúng thành chiếc xe trên máy tính (hình 27). Mẫu ô tô cuối cùng cũng được kiểm tra bằng máy tính. 
Làm như vậy, người ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian và vật liệu.
Hình 26. Tạo mẫu ô tô mới
 Mạng máy tính
Nhiều máy tính nối với nhau tạo thành mạng máy tính. Các máy tính trong mạng có thể trao đổi thông tin với nhau giống như ta nói chuyện điện thoại.
Rất nhiều máy tính trên thế giới được nối với nhau tạo thành một mạng lớn. Mạng đó được gọi là mạng In-tơ-nét (Internet).
Hình 27. Mạng In-tơ-nét
In-tơ-nét cứu sống người
Tử Long là sinh viên trường Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc. Một hôm, cô thấy khó thở, mất cảm giác vùng da mặt và liệt dần. Các bệnh viện không tìm ra nguyên nhân. Các bạn cô đã thông báo các dấu hiệu của căn bệnh trên mạng 
In-tơ-nét và xin giúp đỡ. Các chuyên gia Mĩ đã nghiên cứu các dấu hiệu bệnh của Tử Long và chẩn đoán nguyên nhân bệnh là nhiễm độc kim loại. Họ yêu cầu tìm chất Ta-li trong máu. Theo sự chẩn đoán đó, Tử Long đã được điều trị đúng bệnh. Cô đã thoát chết nhờ mạng In-tơ-nét.
 Bài tập
Hãy kể tên những thiết bị có gắn bộ xử lí mà em biết (trong gia đình, ngoài đường phố, ở cơ quan). Ví dụ, điện thoại di động, đèn điều khiển giao thông, 
 Bài đọc thêm
Hình 28
Người máy
Œ Các máy tự động	
Từ lâu con người đã chế tạo ra các máy tự động (ô-tô-mat). Các máy tự động bắt chước các động tác của con người và động vật. 
Hình 29
Người ta đã chế tạo ra các máy tự động như máy hát chạy bằng dây cót, đồng hồ có đoàn vũ nữ bước ra nhảy múa theo nhạc vào giờ định sẵn,
Vô-ca-son, một thợ đồng hồ khéo tay, đã chế tạo ra con vịt máy biết chạy, biết ăn, biết kêu cạc cạc và biết bơi trong nước, (hình 28).
Máy tự động có thể thay thế con người làm các công việc nặng nhọc hoặc lặp đi lặp lại. Nhưng phải có máy tính thì người máy (rô-bốt) mới ra đời.
 Tô-mi không sợ nguy hiểm
Người máy có tên Tô-mi (hình 29) có thể đi lại và làm việc ở những nơi nguy hiểm tại các trung tâm nguyên tử.
Ž Người lao động biết vâng lời
Máy tự động chỉ biết thực hiện các công việc được con người giao cho. Ngày nay, người máy có thể nhận biết thông tin và tự điều chỉnh hành động của mình theo thông tin nhận được. Nhưng người máy không có trí khôn, làm việc không sáng tạo, chỉ biết vâng lời.
 Nhạc công Oa-bốt-2 (Wabot-2)
Hình 30. Nhạc công Oa-bốt-2
Oa-bốt-2 là người máy được chế tạo tại Nhật Bản. Như một nhạc công, người máy này có thể chơi đàn oóc-gan điện bằng cả tay và chân. Oa-bốt-2 cũng có thể nói, lật trang nhạc và đọc bản nhạc.
Hình 31. Người máy bốc dỡ hàng
 Người máy nhận biết, làm việc và di chuyển như thế nào?
Hình 32
Con người nhận biết được môi trường xung quanh là nhờ khả năng nhìn, nghe, ngửi và tiếp xúc.
Để nhận biết môi trường xung quanh, người máy được lắp các giác quan nhân tạo như máy đo nhiệt độ, máy đo khoảng cách, máy ghi hình,
Để làm việc, người máy thường sử dụng cánh tay cử động được và ở phần cuối có gắn một cái kìm, một cái giác hoặc một dụng cụ lao động khác như cái bút, cái cưa, (hình 32).
Người máy có thể nhận biết những vật đưa cho nó. Nó có thể cầm, viết, cắt, hàn, sơn,... và làm việc không biết mệt mỏi, không sợ tiếng ồn, nóng, rét và độc hại.
Để chuyển động, người máy được trang bị các khớp, bánh xe, giác cao su, bơm đẩy, bàn trượt hoặc nam châm điện.
Người máy có thể làm việc trên mặt nước, dưới nước, ở độ sâu mà con người không xuống được.
‘ Người máy A-si-mô (ASIMO) 
Ngày 15 tháng 3 năm 2004, người máy A-si-mô của đất nước Nhật Bản đã tới Việt Nam lần đầu tiên.
Hình 33. Người máy A-si-mô tới Việt Nam
A-si-mô có thể đi lại, bước chéo, nhảy múa, leo cầu thang, đứng một chân, tiến và lùi,... Nhờ có các khớp nối cổ, khớp nối tay giống con người, các cử động của A-si-mô khá linh hoạt. A-si-mô có thể bắt tay, gật đầu, lắc lư đầu, nghiêng đầu,... A-si-mô có thể thực hiện các cử chỉ, biểu lộ cảm xúc giống con người như khóc, tức giận, vui mừng, ngạc nhiên, khoái chí,... 
Hình 34. Một số hoạt động tiêu biểu của A-si-mô
Sự có mặt của A-si-mô cổ vũ, khuyến khích cho sự say mê nghiên cứu và sáng tạo trong khoa học.
 Bài tập
Em hãy sưu tầm các tranh ảnh về người máy đang làm việc.
Em muốn người máy do em chế tạo làm được những công việc gì?

File đính kèm:

  • docCh1-final.doc
Bài giảng liên quan