Tin học tiểu học Quyển 1 - Chương 5: Em tập soạn thảo
Bài 1
BƯỚC ĐẦU SOẠN THẢO
Các em đã soạn thảo bao giờ chưa? Hàng ngày, các em chép bài trên lớp, làm bài tập ở nhà, viết báo tường, viết thư cho bạn,. Như thế là các em đã soạn thảo rồi!
Em đã tập sử dụng bàn phím để gõ chữ, đó là thao tác soạn thảo trên máy tính. Bây giờ các em sẽ tập soạn thảo văn bản chữ Việt trên máy tính.
em tập soạn thảo Bài 1 Bước đầu Soạn thảo Các em đã soạn thảo bao giờ chưa? Hàng ngày, các em chép bài trên lớp, làm bài tập ở nhà, viết báo tường, viết thư cho bạn,... Như thế là các em đã soạn thảo rồi! Em đã tập sử dụng bàn phím để gõ chữ, đó là thao tác soạn thảo trên máy tính. Bây giờ các em sẽ tập soạn thảo văn bản chữ Việt trên máy tính. Phần mềm soạn thảo Trong chương này các em sẽ học soạn thảo bằng phần mềm soạn thảo Word. Word là phần mềm soạn thảo được dùng phổ biến nhất tại Việt Nam. Để khởi động Word, em hãy nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình nền (hình 89). Biểu tượng của Word Hình 89 Hình 90 dưới đây là màn hình của Word. Vùng trắng lớn ở giữa là vùng soạn thảo. Nội dung em soạn thảo sẽ xuất hiện trong vùng này. Vùng soạn thảo Hình 90 Soạn thảo Em soạn thảo bằng cách gõ các chữ hay kí hiệu từ bàn phím. Trên vùng soạn thảo có một vạch đứng nhấp nháy, đó là con trỏ soạn thảo. Khi gõ phím, chữ hoặc kí hiệu tương ứng sẽ xuất hiện tại vị trí của con trỏ soạn thảo. Các phím sau đây có vai trò đặc biệt trong soạn thảo: Nhấn phím để xuống dòng và bắt đầu đoạn văn mới, giống như khi viết bằng tay ta đặt dấu chấm và xuống dòng. (Trong một đoạn văn, Word tự xuống dòng khi con trỏ soạn thảo sát lề phải, không còn chỗ cho chữ mới được gõ vào). Nhấn các phím mũi tên để di chuyển con trỏ soạn thảo trong văn bản (sang phải, sang trái, lên trên và xuống dưới). Chú ý: Em có thể di chuyển và nháy chuột để đặt con trỏ soạn thảo tại vị trí bất kì trong văn bản. Thực hành Hình 91. Con nai Gõ các từ sau đây: con nai chim non hoa sen phong lan ban mai long lanh bao la rung rinh trong veo Tập gõ không dấu đoạn thơ sau đây: Vui sao khi chớm vào hè Xôn xao tiếng sẻ tiếng ve báo mùa Rộn ràng là một cơn mưa Trên đồng bông lúa cũng vừa uốn câu Trần Đăng Khoa Bài 2 chữ hoa Gõ chữ hoa Caps Lock là một đèn nhỏ nằm ở phía trên, bên phải bàn phím. Em dùng phím để bật hoặc tắt đèn Caps Lock (hình 92). Hình 92 Khi đèn Caps Lock tắt, nhấn giữ phím và gõ một chữ sẽ được chữ hoa tương ứng. Ví dụ Không nhấn giữ phím và gõ phím , ta được: m Nhấn giữ phím và gõ phím , ta được: M Khi đèn Caps Lock sáng, tất cả các chữ được gõ sẽ là chữ hoa. Gõ kí hiệu trên của phím Một số phím có hai kí hiệu: kí hiệu trên và kí hiệu dưới (hình 93). Hình 93. Kí hiệu trên là + và kí hiệu dưới là = Bình thường, gõ những phím này ta được kí hiệu dưới. Nhấn giữ phím và gõ phím có hai kí hiệu ta được kí hiệu trên. Ví dụ Không nhấn giữ phím , gõ phím trên hình 93, ta được: = Nhấn giữ phím , gõ phím trên hình 93, ta được: + Sửa lỗi gõ sai Để xoá chữ đã gõ sai, em có thể dùng các phím sau đây: Phím (phím trên hàng phím số) được sử dụng để xoá chữ bên trái con trỏ soạn thảo. Phím được sử dụng để xoá chữ bên phải con trỏ soạn thảo. Ví dụ Hình 94 Chú ý : Nếu xoá nhầm một chữ, hãy nháy chuột lên nút Undo (hoặc nhấn giữ phím và gõ phím ), chữ bị xoá sẽ hiện lại trên màn hình. Hình 95. Ban mai Thực hành Gõ chữ hoa: HOA MAI LONG LANH RUNG RINH BAN MAI XANH LAM Viết hoa chữ cái đầu từ: Nha Trang Sa Pa Quang Trung Tam Thanh Nam Cao Tập gõ không dấu đoạn thơ sau đây: Vui sao một sáng tháng Năm Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ Suối dài xanh mướt nương ngô Bốn phương lồng lộng Thủ đô gió ngàn Tố Hữu Tập gõ các phép tính sau: 12 + 8 = 20 63 : 9 = 7 25 - 5 + 10 = 30 45 > 25 3 < 10 Bài 3 Gõ các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ Từ bài này, em sẽ học gõ chữ Việt. Gõ kiểu Telex a) Gõ các chữ thường ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ Muốn gõ các chữ thường ă, â, ê, ô, ơ, ư và đ, em gõ liên tiếp hai chữ theo quy tắc ở bảng sau: Để có chữ Em gõ ă aw â aa ê ee ô oo ơ ow ư uw đ dd Ví dụ: Để gõ đêm trăng, em gõ như sau: b) Gõ các chữ hoa Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ Muốn gõ các chữ hoa Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư và Đ, em cũng gõ liên tiếp hai chữ hoa theo quy tắc tương tự như trên: Để có chữ Em gõ Ă AW Â AA Ê EE Ô OO Ơ OW Ư UW Đ DD Ví dụ: Để gõ hai từ MƯA XUÂN, em gõ như sau: Gõ kiểu Vni a) Gõ các chữ thường ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ Muốn gõ các chữ thường ă, â, ê, ô, ơ, ư và đ theo kiểu Vni, em gõ liên tiếp một chữ và một số theo quy tắc ở bảng sau: Để có chữ Em gõ ă a8 â a6 ê e6 ô o6 ơ o7 ư u7 đ d9 Ví dụ: Để gõ hai từ đêm trăng theo kiểu Vni, em gõ như sau: b) Gõ các chữ hoa Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ Muốn gõ các chữ hoa Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ theo kiểu Vni, em gõ liên tiếp một chữ hoa và một số theo quy tắc tương tự như trên: Để có chữ Em gõ Ă A8 Â A6 Ê E6 Ô O6 Ơ O7 Ư U7 Đ D9 Chú ý : Khi gõ các chữ ở cột bên phải của bảng trên em nhấn giữ phím để gõ phím chữ và thả phím để gõ phím số. Ví dụ: Để gõ MƯA XUÂN theo kiểu Vni, em gõ như sau: Hình 96. Lên nương Thực hành Em hãy gõ các từ sau: Trung Thu Lên nương Cô Tiên Mưa xuân Thăng Long Âu Cơ Em hãy gõ các từ ở bài trên bằng chữ hoa: TRUNG THU LÊN NƯƠNG CÔ TIÊN MƯA XUÂN THĂNG LONG ÂU CƠ Bài 4 dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng Quy tắc gõ chữ có dấu Tiếng Việt còn có các dấu thanh: dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng, dấu hỏi và dấu ngã. Để gõ một từ có dấu thanh, em thực hiện theo quy tắc "Gõ chữ trước, gõ dấu sau": j Gõ hết các chữ trong từ. k Gõ dấu. Gõ kiểu Telex Để được Gõ chữ Dấu huyền f Dấu sắc s Dấu nặng j Ví dụ Em gõ Kết quả Hocj baif Học bài Lanf gios mats Làn gió mát Vaangf trawng Vầng trăng w Gõ kiểu Vni Để được Gõ số Dấu huyền 2 Dấu sắc 1 Dấu nặng 5 Ví dụ Em gõ Kết quả Hoc5 bai2 Học bài Lan2 gio1 mat1 Làn gió mát Va6ng2 tra8ng Vầng trăng Thực hành Hình 97. Học bài Em hãy gõ các từ sau: Nắng chiều Đàn cò trắng Tiếng trống trường Chú bộ đội Chị em cấy lúa Em có áo mới Chị Hằng Học bài Mặt trời Bác thợ điện Gõ đoạn thơ sau: Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối trong thầm thì Cọ xoè ô che nắng Râm mát đường em đi Hôm qua em đến trường Mẹ dắt tay từng bước Hôm nay mẹ lên nương Một mình em tới lớp Chim đùa theo trong lá Cá dưới khe thì thào Hương rừng chen hương cốm Em tới trường hương theo Minh Chính Bài 5 dấu hỏi, dấu ngã Nhắc lại quy tắc gõ chữ có dấu Cũng giống như với dấu huyền, dấu sắc và dấu nặng, để gõ từ có dấu hỏi hoặc dấu ngã, em cũng gõ chữ trước, gõ dấu sau theo quy tắc: j Gõ hết các chữ trong từ. k Gõ dấu. Gõ kiểu Telex Để được Gõ chữ Dấu hỏi r Dấu ngã x Ví dụ Em gõ Kết quả Quar vair Quả vải Dungx camr Dũng cảm Thoor caamr Thổ cẩm w Gõ kiểu Vni Để được Gõ số Dấu hỏi 3 Dấu ngã 4 Ví dụ Em gõ Kết quả Qua3 vai3 Quả vải Dung4 cam3 Dũng cảm Tho63 ca6m3 Thổ cẩm Thực hành Hình 98. Dã ngoại Em hãy gõ các từ sau: Thẳng thắn Anh dũng Giải thưởng Ngẫm nghĩ Tuổi trẻ Cầu thủ Trò giỏi Sửa chữa Đẹp đẽ Dã ngoại Gõ đoạn văn sau: Rừng cây trong nắng Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi, tráng lệ. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang vọng mãi lên trời cao xanh thẳm. (Trích “Rừng cây trong nắng” – Tiếng Việt 3, tập hai, trang 141) Em có biết cách gõ từ boong kiểu Telex trong chế độ gõ tiếng Việt? Em hãy thử gõ liên tiếp ba chữ o và đưa ra nhận xét. Em hãy gõ các từ sau: Loong coong Cái soong Anh Long cắt những ngồng cải soong cong cong Bài 6 Luyện Gõ Thực hành Em hãy gõ các câu ca dao sau: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói toả ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh, nước biếc như tranh hoạ đồ. Em hãy gõ đoạn thơ sau đây: Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường. Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo... Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi, rừng núi trông theo bóng Người... Tố Hữu Bài 7 Ôn tập Quy tắc gõ dấu thanh Gõ phím dấu thanh ngay sau khi gõ xong các chữ của từ. a) Gõ kiểu Telex Gõ chữ Ta được s f r x j Dấu sắc Dấu huyền Dấu hỏi Dấu ngã Dấu nặng b) Gõ kiểu Vni Gõ số Ta được 1 2 3 4 5 Dấu sắc Dấu huyền Dấu hỏi Dấu ngã Dấu nặng Thực hành Gõ đoạn văn sau: Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng... Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phố, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn ... “Chiều trên Sông Hương” (Tiếng Việt 3, tập một, trang 94) Gõ đoạn thơ sau: Đồng quê Làng quê lúa gặt xong rồi Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng Chiều lên lặng ngắt bầu không Trâu ai no cỏ thả rông bên trời Hơi thu đã chạm mặt người Bạch đàn đôi ngọn đứng soi xanh đầm Luống cày còn thở sủi tăm Sương buông cho cánh đồng nằm chiêm bao Có con châu chấu phương nào Bâng khuâng nhớ lúa, đậu vào vai em... Trần Đăng Khoa
File đính kèm:
- Ch5_final.doc