Tinh thần nhân văn qua một số truyện cổ dân gian Việt Nam

• 1. Nhân văn là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại

1.1. Khái niệm “nhân văn” và tính nhân văn trong văn học

Nhắc đến khái niệm “nhân văn” chúng ta không thể không quan tâm đến những thuật ngữ gần

nghĩa có liên quan mật thiết là “nhân bản” và “nhân đạo”, sự phân biệt những khái niệm đó giúp ta

hiểu rõ hơn bản chất vấn đề.

“Nhân bản” : là lấy con người làm gốc. “Chủ nghĩa nhân bản” là chủ nghĩa coi trọng con người

với thực thể hiện hữu của nó - sự sống còn và bản chất người( bao gồm cả bản năng vốn có và những giá trị khác). Do đó, nói tới giá trị nhân bản là nhấn mạnh đến khía cạnh bản thể của con người.

 “Nhân đạo” là đường đi của con người. Con đường đó còn gọi là đạo lí. Đó là đạo lí phải tôn

trọng quyền lợi chính đáng của con người, không được xâm phạm đến sinh mệnh, thân thể, sự tự do về tư tưởng, tình cảm của con người. “Chủ nghĩa nhân đạo” đòi hỏi sự thường yêu, quý trọng và bảo vệ con người, thuật ngữ này nhấn mạng đến khía cạnh đạo đức.

 

doc6 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tinh thần nhân văn qua một số truyện cổ dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 những 
người dân đất Việt. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là câu chuyện về một quá trình dựng nước, giữ nước đầy vất vả khó khăn và bi kịch nước mất nhà tan, tình yêu tan vỡ ấy khiến ta biết trân trọng nền độc lập, biết căm ghét chiến tranh, lên án những kẻ vô tình hại nước. Câu chuyện là bài học đắt giá về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng đừng để xảy ra bi kịch như Mị Châu vì tình riêng mà quên đi trách nhiệm của một nàng công chúa. Yêu nước thôi là chưa đủ, để biến khát vọng tự cường độc lập thành hiện thực mãi mãi, mỗi người dân còn phải biết bảo vệ nền độc lập, hết mình xây dựng đất nước. Đó cũng là bức thông điệp mà dân gian ta gửi gắm cho người đọc. Thông điệp xanh ấy được viết nên từ cảm hứng nhân văn cao đẹp - vì con người.
2.3. Ngợi ca tình nghĩa đạo lí con người
 Dân tộc Việt Nam xưa kia sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Vì thế mà từ ngàn đời nay, con người Việt Nam luôn sống với nhau trọn nghĩa vẹn tình, luôn nhắc nhau phải giữ tròn đạo lí làm người. Nét đẹp nghĩa tình đạo lí ấy đã được dân gian gửi gắm vào trong các truyện cổ dân gian : từ đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, truyện thơ Tiễn dặn người yêu đến truyện cổ tích Chử Đồng Tử. 
Đăm San chiến thắng Mtao Mxây là bắt nguồn từ danh dự của một người anh hùng khi bị kẻ thù lăng nhục, nhưng sự quyết chiến ấy còn được tạo nên từ nghĩa tình chung thủy với vợ là Hơ Nhí, bằng nghĩa tình sâu nặng với buôn làng. Chàng đã làm tròn đạo lí của một người chồng, làm vẹn nghĩa với một người tù trưởng khi sự bình yên của buôn làng mình bị uy hiếp. Lời ngợi ca người anh hùng còn được cất lên khi chàng có nghĩa cử vô cùng cao đẹp với dân làng của Mtao Mxây, chàng đã kêu gọi 
tha thiết, chân thành họ hãy đi theo mình. Hành động ấy không chỉ thể hiện tấm lòng bao dung của 
Đăm Săn mà còn làm sáng lên đạo lí : “thương người như thể thương thân” trong con người lẫy lừng ấy. Và rồi Đăm Săn được thưởng công không chỉ là buôn làng của mình ngày càng thịnh vượng, giàu có mà chàng còn trở thành một tù trưởng tiếng tăm lẫy lừng, được mọi người kính nể.
· Đến với Truyện thơ Tiễn dặn người yêu, truyện tình mặn nồng, sâu sắc của Anh yêu và Em 
yêu dù có để lại bao nỗi xa xót, sầu muộn nhưng nghĩa tình thủy chung của họ giống như một lời ca vút lên giữa cái thẳm xanh của đại ngàn. Nghĩa tình của chàng trai dành cho cô gái thật đẹp, thể hiện qua lời dặn ngậm ngùi của anh, qua lời bày tỏ niềm mong ước được “ kề vóc mảnh, quấn quanh vai, được bế bé xinh, nựng con rồng con phượng”. Rồi bằng nghĩa tình sâu đậm họ hẹn ước với nhau dù không lấy nhau mùa hạ họ lấy nhau mùa đông, không được bên nhau thời trẻ, họ sẽ bên nhau khi góa bụa về già. Cô gái về nhà chồng như hoa đã có chủ nhưng kì lạ thay, chính lúc ấy tình nghĩa năm xưa của họ vụt trở về toả sáng lung linh. Ánh sáng của tình nghĩa mặn nồng có trong lời anh gọi cô gái tỉnh giấc, ngọt ngào trong chén thuốc anh nấu cho cô gái khỏi đau và đậm sâu trong biết bao lời thề vàng đá mà anh đã trao cả cho cô. Trong những lời thề ước ấy, anh có nhắc đến cái chết mà lại nhắc đến 6 lần nhưng cả 6 lần ấy ta đều không cảm nhận được cái tối tăm, kinh hoàng của cõi hư vô mà lại thấy thẳm xanh màu nước “mát lòng”, non tơ một màu trầu “ bền chặt”. Nghĩa tình đậm sâu ấy của họ dù có bị thử thách qua cái chết cũng vẫn vẹn nguyên tươi thắm như buổi ban sơ. Tình yêu họ dành cho nhau mãi khắc tạc vào thời gian, năm tháng, vào đất, vào trời như núi non đại ngàn vẫn sừng sững, trơ trơ
Đến thế giới cổ tích, thế giới của những giấc mơ những ta không chỉ được mơ mà con được 
học ở chính nghĩa tình và đạo lí mà người xưa gửi găm nơi phép màu thần tiên. Truyện cổ tích Chử Đồng Tử xúc động lòng người ở vẻ đẹp đạo làm con, ở tấm lòng hiếu thảo trong tâm hồn chàng trai nghèo. Trao đi cái nghĩa tình cho cha ấy để rồi cuối cùng Chử Đồng Tử lại được nhận về đủ đầy những tình nghĩa mặn nồng - ấy là nghĩa tình của nàng công chúa Tiên Dung sinh ra từ trong nhung lụa, lớn lên trong bạc vàng châu báu những lại quyết gửi gắm phần đời sau của mình cho chàng trai nghèo nơi bến sông. Họ sống với nhau dù cuộc sống lao động đầy khổ cực nhưng luôn ngập tràn tình yêu thương, nghĩa tình sâu nặng. Nghĩa tình đẹp đẽ mà họ trao cho nhau đã cảm thấu cả trời xanh, để thần tiên ban phước lành, giàu sang, phú quý và giúp họ tránh xa tất cả thị phi chốn nhân gian mà giữ gìn mối lương duyên tốt đẹp nơi tiên cảnh. Nghĩa tình chân thành và cảm động của họ người đời sau mãi khắc ghi và lưu truyền đến ngàn năm.
2.4. Khát vọng công lí
 Niềm mơ ước cái thiện thắng cái ác và mơ ước về hạnh phúc của nhân dân lao động Việt Nam 
xưa là niềm mơ ước không bao giờ vơi cạn, đó là biểu hiện tha thiết về khát vọng công lí trong cuộc đời trăm đắng ngàn cay này.
Truyện cổ tích Chử Đồng Tử, Cây Khế, Thạch Sanh, Sọ Dừa là những câu chuyện thể hiện 
khát vọng công lí của nhân dân ta. Đặc biệt, truyện cổ tích Tấm Cám đã nói lên khát vọng ấy thật thấm thía và sâu sắc hơn bao giờ hết. Thân phận con côi, những giọt nước mắt tủi hờn sau những lần bị đầy đọa, ức hiếp là minh chứng cho sự đau khổ tưởng như không bao giờ chấm dứt của cuộc đời Tấm, nhưng với cái nhìn công bằng, nhân ái, nhân dân ta đã đứng về phía những con người bất hạnh, làm sáng lên khao khát được sống hạnh phúc, làm dịu đi những đắng cay chua chát của đời họ. Nhân dân đã để cho ông Bụt đến bên cô gái nghèo, xuất hiện mỗi lần Tấm khóc, an ủi nâng đỡ mỗi khi Tấm gặp khó khăn. Cùng với Bụt là con gà, con chim sẻ - những con vật thần kì đã trợ giúp cho Tấm trên con đường đi đến hạnh phúc. Hoàng hậu Tấm là hình ảnh cao nhất về hạnh phúc mà nhân dân ta mơ ước cho cô gái mồ côi nghèo, cô đơn trong xã hội xưa. Niềm mơ ước không chỉ thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời mà cháy bỏng khát vọng công bằng, dân chủ của nhân dân lao động.
 Khát vọng công lí trong Tấm Cám còn được thể hiện cao hơn nữa khi nhân dân đã thổi một 
sức sống mãnh liệt cho nhân vật, để Tấm tự giành và giữ lấy hạnh phúc của mình và thực hiện “ oán thì trả oán, ân thì trả ân” đến tận cùng. Cuộc chiến đấu giữa Tấm và mẹ con dì ghẻ gian nan, quyết liệt nhưng cuối cùng Tấm đã chiến thắng. Đó là chiến thắng tất yếu của cái thiện. Kết thúc có hậu của câu chuyện hay là bức tranh đẹp đẽ về một xã hội lí tưởng mà con người ngàn đời mong ước khát khao.
 Nếu Tấm được trở về cung làm hoàng hậu, mẹ con Cám bị trừng trị thích đáng thì Ngô và 
Cải (Nhưng nó phải bằng hai mày) vẫn cứ phải sống trong vòng đời luẩn quẩn bất công. Không có ông Bụt, bà Tiên đứng ra phán xử công bằng của họ, chỉ có một tên quan nhơ bẩn, quen ăn tiền lo lót của dân. Bằng tiếng cười đả kích, bằng cái nhìn sắc sảo, dân gian đã bóc trần bản chất vô lại của thầy Lí. Tạo nên tiếng cười, dân gian đã tố cáo phê phán quan lại xưa kia từ đó thể hiện ước mơ đưọc sống công bằng, hạnh phúc trong một xã hội luôn có những người “ cầm cân nảy mực”.
2.5. Cái nhìn khoan dung đối với con người
 Sự khoan dung , độ lượng, cái nhìn thông cảm, nhân ái của nhân dân ta cũng là biểu hiện đẹp 
đẽ thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc trong truyện cổ dân gian. Trở lại với truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy mới thấy hết vẻ đẹp tinh thần cao quý đó của người xưa.
Hai cha con An Dương Vương vì chủ quan, mất cảnh giác đã trực tiếp làm tiêu vong sự nghiệp 
của mình và đưa Âu lạc đến diệt vong. Đó là bài học cay đắng về thái độ mất cảnh giác đó đối với kẻ thù. Lời kết tội đánh thép của nhân dân ta gửi trong câu nói của Rùa vàng “kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”, hành động An Dương Vương “tuốt gươm chém Mị Châu” cho thấy thái độ nghiêm khắc, dứt khoát của nhân dân ta đã đứng về phía công lí và quyền lợi dân tộc để xứ án. Tuy nhiên, với tấm lòng khoan dung nhân ái, biết ơn người anh hùng An Dương Vương đã từng có công lớn trong sự nghiệp dựng nước, dân gian đã mĩ lệ hóa, bất tử hóa cái chết của An Dương Vương, đã sáng tạo nên hình tượng đẹp “ngọc trai – nước giếng” để bày tỏ sự xót thương, cảm thông với Mị Châu và Trọng Thủy.
3. Thực hành phân tích tinh thần nhân văn qua một số truyện dân gian 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành bằng cách chia lớp học thành 3 nhóm, tìm hiểu tinh 
thần nhân văn qua 3 tác phẩm :
1. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
2. Truyện cổ tích Tấm Cám
3. Truyện thơ Tiễn dặn người yêu
- Sau khi học sinh thảo luận, phát biểu ý kiến, giáo viện định hướng cách triển khai, chốt lại 
những ý cơ bản (tham khảo phần II) 
Ví dụ : Tinh thần nhân văn qua truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
· a. Khái niệm “ Nhân văn”
b. Nhân văn là thước đo giá trị văn học và là tư tưởng xuyên suốt trong nền văn học dân tộc.
c. Biểu hiện của tư tưởng nhân văn qua truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
- Khát vọng độc lập tự cường : 
+ sự nghiệp xây thành, chế nỏ của An Dương Vương
+ Phê phán thái độ mất cảnh giác của cha con An Dương Vương dẫn đến cảnh nước mất nhà 
tan. Bài học mà nhân dân đưa ra kết tinh từ chính khát vọng đó.
- Tấm lòng bao dung của nhân dân : 
+ Mĩ lệ, bất tử hóa cái chết của người anh hùng An Dương Vương
+ Sáng tạo hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”
d. Đánh giá : Thấu hiểu khát vọng của người xưa, trân trọng và ngợi ca cái nhìn bao dung đối với 
con người. Vẻ đẹp nhân văn đó đã được kế thừa trong nền văn học viết.
4. Bài tập về nhà 
Tìm đọc thêm các truyện cổ dân gian, lập dàn ý và viết thành văn các đề sau :
Đề 1 : Đến với khát vọng của người xưa qua truyện cổ dân gian Việt Nam
Đề 2 : Vẻ đẹp nghĩa tình đạo lí của con người Việt Nam qua truyện cổ dân gian
 Kết luận : Chuyên đề tìm hiểu tinh thần nhân văn qua một số truyện cổ dân gian là một chuyên đề có ý nghĩa trong việc dạy và học văn. Từ khái niệm “Nhân văn” đến những biểu hiện nổi bật của tinh thần nhân văn và soi sáng qua một số truyện cổ sẽ giúp học sinh, giáo viên hiểu được đây là một tư tưởng xuyên suốt không chỉ trong mảng VHDG mà trong cả dòng mạch văn học dân tộc. Từ đó, ta thêm trân trọng di sản văn học quá khứ, cảm thông với tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân, có ý thức hơn về sự công bằng, sự khoan dung trong xã hội hiện nay.

File đính kèm:

  • docTINH THẦN NHÂN VĂN QUA MỘT SỐ TRUYỆN CỔ DÂN GIAN VIỆT NAM.doc