Tổ chức sinh hoạt tập thể

Sinh hoạt tập thể là một yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào và

đoàn thể thanh thiếu niên, nhưng ít anh chị Phụ trách nào nắm bắt được cốt lõi của

những sự việc hay phải làm gì khi tổ chức sinh hoạt tập thể. Các em đã quá mệt mỏi

với những bài vở, lý thuyết ở trong nhà trường rồi, nếu khi đến sinh hoạt mà gặp một

anh chị Phụ trách cứ thao thao bất tuyệt hay một anh chị Phụ trách độc diễn suốt buổi

sinh hoạt, chúng tôi tin rằng khó tồn tại lâu dài.

Để cho các em có thể “tiêu hóa” được những bài học về đạo đức, nhân bản,

luân lý. chúng ta nên biến những bài học đó thành những bài ca, điệu múa, vở kịch

hay trò chơi. Những hoạt động này không những giúp cho các em tiếp thu bài học một

cách thoải mái, tự nhiên, mà còn giúp cho các em được vui chơi thư giãn.

pdf12 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức sinh hoạt tập thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trò chơi còn giáo dục các em biết ý thức công dân, những em biết tự giác tôn 
trọng luật chơi, khi lớn lên, cũng sẽ tự giác giữ đúng pháp luật của quốc gia, luật lệ 
của hàng xóm... nếu các em không tự giác thì chúng ta phải uốn nắn dần dần. 
Trò chơi cũng có thể chữa trị cho những em bị trầm uất, bị căng thẳng hay suy 
nhược thần kinh... 
Phân loại trò chơi 
Có nhiều cách phân loại trò chơi, nhưng với đối tượng của chúng ta là thanh 
thiếu niên, chúng ta tạm phân loại theo ba cách sau đây: 
1. Phân loại trò chơi theo sự năng động 
- Trò chơi động: là những trò chơi có sự chuyển động hoặc vận dụng đến cơ bắp 
của người chơi như chạy nhảy, nhào lộn, kéo đẩy, gồng gánh, vượt chướng 
ngại... 
- Trò chơi tĩnh: là những trò chơi cần vận dụng trí óc và giác quan, người chơi ít 
di chuyển cũng như ít vận động cơ bắp, những trò chơi tĩnh như: bắn tên, ghi 
nhớ lâu... 
2. Phân loại trò chơi theo không gian 
- Trò chơi ngoài trời: hầu như tất cả những trò chơi đều có thể chơi được ngoài 
trời, nhưng chúng ta phải lưu ý là sân chơi phải phù hợp với trò chơi. Thí dụ: 
sân đất cứng, sân gạch hay xi măng... thì không nên chơi những trò chơi mạnh 
bạo, có thể té ngã gây thương tích. Sân có nhiều cây cối, chướng ngại... thì 
không nên chơi rượt đuổi hay bịt mắt... 
- Trò chơi trong nhà: thường áp dụng trong giờ giải lao của một buổi hội họp, 
học tập... hoặc vì mưa gió không thể chơi ngoài trời được. trò chơi trong nhà 
thường là trò chơi tĩnh, ít di chuyển... 
3. Phân loại trò chơi theo mức độ 
- Trò chơi nhỏ: là những trò chơi được tổ chức trong nhà hay trên sân bãi nhỏ, 
ứng dụng trong những sinh hoạt, học tập, họp mặt, tiệc vui... và thời gian chơi 
cũng rất ngắn, chỉ khoảng 5-10 phút. 
- Trò chơi lớn: là những trò chơi được dàn dựng công phu dựa theo một câu 
chuyện, một truyền thuyết, một lịch sử... Cũng có khi dùng trò chơi lớn như 
một cách ôn tập các môn đã học. Trò chơi lớn được dàn dựng ở những địa thế 
rộng lớn như núi rừng đồng ruộng, sông biển... Được tổ chức từ vài giờ đến vài 
ngày, cá biệt có những trò chơi dài đến hàng tháng. 
- Ngoài ra, người ta còn phân trò chơi theo từng thể loại như, trò chơi luyện giác 
quan (ai đây, bịt mắt), trò chơi khéo léo (ném bóng, thổi đèn cầy), trò chơi 
nhanh nhẹn (đập tay, ném bóng), trò chơi lý luận (có, không), trò chơi phản xạ 
(trời đất, nước, bắn súng), trò chơi vận động nhẹ (chuyền dép), trò chơi luyện 
trí nhớ (kim)... 
Yêu cầu trò chơi 
Để có một trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải hội đủ 3 yếu tố sau: 
- xây dựng bầu khí 
- rèn luyện kỹ năng 
- giáo dục chiều sâu 
Thiếu một trong ba yếu tố trên, trò chơi sẽ trở thành phản tác dụng, có tai hại 
nhất thời hoặc sâu xa. 
Xây dựng bầu khí: Trò chơi phải góp phần xây dựng một bầu không khí vui 
tươi, sống động, lôi kéo mọi người cùng tham gia, xóa bỏ xa lạ ngại ngùng, khép kín, 
thụ động, giải tỏa mọi căng thẳng, đem lại niềm vui và nụ cười. (cần hỗ trợ một vài 
bài hát sinh hoạt ngắn, vui, vài băng reo hay múa tập thể đơn giản). 
Nhưng dẫu có vui thế nào, dẫu có cười đến chảy nước mắt đi nữa mà thiếu 2 
yếu tố sau, thì niềm vui sẽ hời hợt chóng qua hay sượng sùng trơ trẽn. 
Rèn luyện kỹ năng: Làm sao để cho các bài tập thể dục biến thành trò chơi phản 
xạ nhanh, tháo vát... (con cò con bò con sò, thụt thò, dài ngắn cao thấp...). Các bài 
khóa huấn luyện kỹ năng khô khan, biến thành trò chơi ứng dụng thực hành hiệu quả 
và hấp dẫn (đua xe tam mã, tìm vàng...). Các bài toán rối trí biến thành trò chơi động 
não, suy luận, phân tích lý thú (em học toán)... 
Như vậy qua nhiều lần chơi với các trò chơi khác nhau, các em đã nghiễm 
nhiên được rèn luyện từng chút một mà không hay biết. Không cần những bài khóa 
dài dòng tốn công sức và thời gian. 
Giáo dục chiều sâu: Yêu cầu này, chúng ta không nhận thấy bộc lộ một cách rõ 
rệt nhưng lại hết sức quan trọng. Nó góp phần vun đắp tính nhân bản một cách âm 
thầm, tiệm tiến nhưng hiệu quả có thể nói là thấm thía sâu xa hơn so với các bài công 
dân, đạo đức, trong các trường lớp. Nó giúp các em nhận thức được tinh thần đồng đội 
và kỷ luật tập thể, tính trung thực trong khi thi đấu, mối tương quan ứng xử tốt đẹp 
trong xã hội, vâng phục người lớn, tôn trọng người khác.... 
Chọn lựa trò chơi 
Chúng ta thường ít quan tâm đến việc chọn lựa trò chơi cho thật phù hợp với 
hoàn cảnh, mà cứ nhớ trò chơi nào là “xào” trò chơi đó, cho nên đôi khi gặp nhiều 
trường hợp lố bịch, phản giáo dục, quá thấp hay quá cao so với trình độ người tham 
dự... 
Chúng ta nên chọn lựa trò chơi theo những yếu tố sau: 
- Chọn lựa trò chơi theo độ tuổi 
- Chọn lựa trò chơi theo giới tính 
- Chọn lựa trò chơi theo trình độ 
- Chọn lựa trò chơi theo số lượng người tham dự 
- Chọn lựa trò chơi theo kỹ năng tập thể (đã từng sinh hoạt, chưa quen sinh hoạt, 
quen biết nhau hay còn xa lạ...) 
- Chọn lựa trò chơi theo tình trạng sức khỏe và tinh thần (hưng phấn, vui vẻ hay 
mệt mỏi, buồn chán...) 
- Chọn lựa trò chơi theo sân bãi (trò chơi trong rừng, trò chơi trên sân cứng, trên 
bãi cát mềm, trò chơi dưới nước...) 
- Chọn lựa trò chơi theo thời gian (ngày, đêm) 
Ngoài ra, chúng ta cũng cần để ý đến các yếu tố thời tiết, ánh sáng, dụng cụ, 
khung cảnh, hoàn cảnh... Một trò chơi hay mà đưa ra không đúng lúc thì cũng tẻ nhạt, 
vô ích và đôi khi lố bịch, nhàm chán... Nhưng nếu đúng lúc, đúng hoàn cảnh... thì nó 
là một thang thuốc đại bổ. 
Điều khiển trò chơi 
Trò chơi có hấp dẫn hay không là tùy thuộc vào nghệ thuật điều khiển của 
người quản trò. Cần thực hiện một trò chơi theo từng giai đoạn sau đây: 
Chuẩn bị: 
1. Xác định đối tượng: Lứa tuổi, giới tính, trình độ, sức khỏe, đặc điểm tâm sinh lý. 
2. Số lượng người chơi: Chọn những trò chơi sao cho phù hợp với số lượng người 
chơi và cố gắng làm sao cho càng nhiều người tham gia vào trò chơi càng tốt. Đừng 
nên chọn một trò chơi mà từ đầu đến cuối chỉ có một hai người chơi, còn bao nhiêu thì 
làm khán giả. 
3. Điều kiện sân bãi (hay trong phòng): Diện tích sân chơi có thể chứa được bao nhiêu 
người. Trò chơi nào phù hợp với sân bãi hay phòng ốc đó (thí dụ: một sân khá rộng, 
có thể chứa được nhiều người, nhưng không phù hợp với những trò chơi có rượt đuổi). 
4. Dụng cụ: Nếu là trò chơi cần có dụng cụ (gậy, banh, dây, khăn, còi...) thì phải 
chuẩn bị sẵn. 
5. Ước lượng những tình huống có thể xảy ra: Trong khi hăng say tranh giành phần 
thắng về mình, các em sẽ bất chấp tất cả mưa gió, té ngã, trầy da sứt trán, rách áo 
quần... đôi khi dẫn đến sự trớ trêu, lố bịch, vô luân (nhất là những trò chơi mạnh, hỗn 
hợp nam nữ), hoặc lén lút ăn gian, qua mặt trọng tài hay người hướng dẫn để giành 
phần thắng... chúng ta cũng nên lưu ý đến yếu tố ánh sáng, thí dụ nếu trời tối mà 
người hướng dẫn ra hiệu bằng ngón tay hoặc những vật nhỏ... thì người chơi không 
thể nào nhìn thấy được. 
Thực hiện trò chơi 
1. Giải thích trò chơi: 
- Yêu cầu mọi người im lặng, tập trung 
- Chọn lối trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dí dỏm 
- Qui định luật chơi và khung thưởng phạt 
- Hỏi lại lần cuối xem người đã hoàn toàn hiểu chưa 
2. Phân chia lực lượng: 
Nếu là trò chơi có sự thi đua tập thể, thì chúng ta phải biết phân chia lực lượng 
thành từng đội, nhóm... làm sao cho đồng đều về số lượng, về thể lực, về giới tính... 
3. Phân công (nếu cần): 
Nếu trò chơi cần thêm người phụ tá trợ giúp hay cần thêm trọng tài, thì phải 
phân công cho thật cụ thể, để họ hiểu rõ phần trách nhiệm của mình nằm trong giới 
hạn nào. 
4. Làm nháp: 
Tùy theo trò chơi và đối tượng mà chúng ta có thể cho chơi thử một hoặc hai 
lần, rồi “xé nháp” và vào cuộc. Nhưng nếu trò chơi cũ hay dễ chơi, thì đối tượng có 
thể bỏ thủ tục làm nháp để trò chơi có thể hấp dẫn ngay từ đầu. 
5. Tiến hành chơi: 
- Người hướng dẫn phải luôn di động, bao quát sân chơi. 
- Quan sát mọi phản ứng về tâm lý, ngôn ngữ, hành động của người chơi. 
- Khai thác khía cạnh dí dỏm của trò chơi, sáng tạo, linh hoạt với tiến độ chơi, 
đối tượng chơi. 
- Đề cao tinh thần tự giác, mã thượng, thẳng thắn, kỷ luật. 
- Phải công bằng, chính xác, dứt khoát trong việc bắt lỗi vi phạm luật chơi và 
bảo vệ luật chơi. 
- Dành cho người chơi phát huy sáng kiến trong khi chơi, miễn là không vi phạm 
luật chơi. 
- Thay đổi cách chơi, làm sao cho mọi người chơi đều có dịp thắng cuộc (người 
thì do thông minh, người thì do nhanh nhẹn, người thì do sức lực...) 
- Biết dừng lại đúng lúc trước khi mọi người quá mỏi mệt hay trò chơi trở nên 
nhàm chán. 
Kết thúc trò chơi 
Nên xử phạt người thua bằng các hình thức nhẹ nhàng, tế nhị.. để người thua 
vui vẻ tự nguyện tiếp thu mà không bị “sốc” hay miễn cưỡng, gượng ép. 
Người hướng dẫn nhận xét, phê bình và kiểm điểm trò chơi, nêu ra những ưu 
khuyết điểm về không khí cuộc chơi, luật chơi... 
Tính cách người hướng dẫn: 
Người hướng dẫn không hẳn là một quản trò, cũng không phải là một hoạt náo 
viên mà là một nhà giáo dục. Cho nên ngoài khả năng tạo bầu không khí sinh động, 
vui vẻ cho tập thể, người hướng dẫn còn phải biết khai thác góc cạnh giáo dục của trò 
chơi. Muốn được như vậy, các bạn cần phải rèn luyện một số đức tính cũng như cần 
có một số điều kiện sau: 
- Biết coi trò chơi như là một công cụ giáo dục, một việc làm đứng đắn. 
- Thật tâm yêu mến trẻ và dễ dàng hòa nhập với họ. 
- Bản thân phải vui vẻ, hăng hái thì mới lôi cuốn mọi người. 
- Đã từng điều khiển trò chơi nhiều lần, có vốn liếng phong phú về trò chơi. Có 
sổ tay ghi chép phân loại trò chơi. 
- Biết tường tận mọi biến thái của trò chơi và tiên liệu được mọi tình huống có 
thể xảy ra. 
- Bản lĩnh vững vàng, tài năng đa dạng, ứng biến nhanh nhạy... và có thể biến tất 
cả các bài học thành trò chơi. 
- Biết tự rút cho mình những bài học về những sai phạm, vấp váp hay thành công 
sau mỗi lần điều khiển một trò chơi. 
- Buộc mọi người chấp hành nghiêm chỉnh luật chơi, nhưng cũng biết xem kết 
quả của trò chơi là “chơi”. 
- Có một giọng nói to, rõ ràng, mạch lạc... để giải thích và điều khiển trò chơi. 

File đính kèm:

  • pdfTo chuc sinh hoat tap the.pdf