Tổ quốc Việt Nam - Dân tộc Việt Nam

Việt Nam - Tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân - Âu Cơ, nở ra từ trăm trứng, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển, cùng mở mang gây dựng non sông "Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền", với rừng núi trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền một dãi từ chỏm Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Trường Sơn (Tây) đến quần đảo Trường Sa (Đông).

doc64 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ quốc Việt Nam - Dân tộc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 vải. Xưa kia người Ơ Đu không có tên họ, nay lấy tên họ giống của người Lào hoặc Thái. 
Hôn nhân gia đình 
Người Ơ Đu sống trong gia đình nhỏ, trong hôn nhân có tục ở rể, sau một thời gian chàng rể mới đưa vợ, con về nhà mình. 
Văn hóa 
Hiện nay đồng bào Ơ Đu chỉ còn giữ được ý thức tự giác về tộc người, còn ngôn ngữ thì hầu như đã mất (chỉ còn một vài người biết tiếng mẹ đẻ). Đồng bào sử dụng thông thạo tiếng Thái và tiếng Khơ Mú. Bản sắc văn hóa của người Ơ Đu mờ nhạt vì chịu ảnh hưởng của người Thái và người Khơ Mú. Trong lần tổng điều tra dân số toàn quốc năm 89, nhiều người Ơ Đu tự khai là người Thái hay người Khơ Mú. 
Đồng bào có lịch tính năm riêng, tiếng sâổm đầu xuân cũng là thời điểm bắt đầu năm mới. 
Nhà cửa 
Họ còn bảo lưu một số nét văn hóa... như kiểu nhà đầu quay vào núi hay đôi được gọi là dinh luông tặng mà khi dựng cột phải theo một thứ tự nhất định. 
Trang phục 
Không có cá tính tộc người mà chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của cư dân Việt - Mường và Thái. 
***************************
52. Dân tộc Rơ Măm 
Nhóm ngôn ngữ 
Môn - Khmer 
Dân số 
230 người. 
Cư trú 
Sống ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum 
Đặc điểm kinh tế 
Người Rơ Măm sinh sống bằng nghề làm rẫy, lúa nếp là lương thực chủ yếu. Khi gieo trồng, đàn ông cầm hai gậy nhọn chọc lỗ, đàn bà theo sau bỏ hạt giống và lấp đất, săn bắt và hái lượm vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. Trong số các nghề phụ gia đình, nghề dệt vải phát triển nhất nhưng ngày nay đã suy giảm vì đồng bào đã quen dùng các loại vải công nghiệp bán trên thị trường. 
Tổ chức cộng đồng 
Đơn vị cư trú của người Rơ Măm là đê (làng), đứng đầu là một ông già trưởng làng do dân tín nhiệm. Làng Le của người Rơ Măm nay chỉ còn khoảng 10 ngôi nhà ở, có cả nhà rông. Mỗi nhà có từ 10 đến 20 người gồm các thế hệ, có quan hệ thân thuộc với nhau. Các cặp vợ chồng dù vẫn sống chung dưới một mái nhà, nhưng đã độc lập với nhau về kinh tế. 
Hôn nhân gia đình 
Việc cưới xin của gia đình Rơ Măm gồm 2 bước chính: ăn hỏi và lễ cưới. Sau lễ cưới vài ba ngày, vợ chồng có thể bỏ nhau, nhưng khi đã sống với nhau lâu hơn thì họ không bỏ nhau. 
Tục lệ ma chay 
Khi có người chết, sau 1-2 ngày đưa đi mai táng. Nghĩa địa nằm về phía Tây của làng, các ngôi mộ được sắp xếp có trật tự, khi chôn, tránh để người dưới mộ "nhìn" về phía làng. Người Rơ Măm không bao giờ làm nghĩa địa phía Đông, vì sợ cái chết sẽ "đi" qua làng như hướng đi của mặt trời. 
Nhà cửa 
Nhà ở đều có hành lang chính giữa, chạy suốt chiều dài sàn, ở trung tâm nhà có một gian rộng là nơi tiếp khách và diễn ra các sinh hoạt văn hóa nói chung của các gia đình. 
Trang phục 
Có phong cách riêng trong tạo dáng và trang trí trang phục, đặc biệt là trang phục nữ. Người Rơ Măm có tục "cà răng, căng tai". Đến tuổi trưởng thành, trai gái đều cưa cụt 4 hay 6 răng cửa hàm trên. Hiện nay lớp trẻ đã bỏ tục này. Phụ nữ thích đeo khuyên, hoa tai, vòng tay và đeo những chuỗi cườm ở cổ. 
+ Trang phục nam 
Nam cắt tóc ngắn ở trần, đóng khố. Vạt trước khố dài tới gối, vạt sau dài tới ống chân. Khố thường dùng màu trắng nguyên của vải mộc. Lưng được xăm hoa văn kín, nhất là những người cao tuổi. Trai gái đến tuổi thành niên phải cưa răng ở hàm trên (4 hoặc 6 chiếc). 
+ Trang phục nữ 
Phụ nữ thường để tóc dài búi sau gáy. Aáo là loại cộc tay vai thẳng (không khoét cổ như Brâu), thân thẳng, hình dáng gần vuông giống áo Brâu. Aáo màu sáng (màu nguyên của sợi bông) các đường viền cổ và cửa tay cộc màu đỏ. Gấu áo có dải băng trang trí (cao 1/4 thân áo) bằng màu đỏ, hoa văn hình học. Váy là loại váy hở màu trắng nguyên sợi bông. Bốn mép váy và giữa thân váy có các đường viền hoa văn màu đỏ với mô típ hoa văn hình học và sọc ngang. Họ thường đeo hoa tai vòng to, nặng xệ xuống. Người khá giả đeo hoa tai bằng ngà voi, người nghèo đeo hoa tai bằng gỗ. Vòng tay là loại bằng đồng nhiều xoắn. Lý do được chọn của trang phục Rơ Măm chính là màu sắc và phong cách trang trí áo, váy phụ nữ. 
***************************
53. Dân tộc Tày 
Tên gọi khác 
Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí 
Nhóm ngôn ngữ 
Tày - Thái 
Dân số 
1.200.000 người. 
Cư trú 
Sống ven các thung lũng, triền núi thấp ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Quảng Ninh và một số vùng thuộc Hà Bắc. 
Đặc điểm kinh tế 
Người Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại cây trồng như lúa, ngô, khoai... và rau quả mùa nào thức đó. 
Tổ chức cộng đồng 
Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ. 
Hôn nhân gia đình 
Gia đình người Tày thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Vợ chồng yêu thương nhau, ít ly hôn. Đã từ lâu không còn tục ở rể. 
Văn hóa 
Người Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại thơ, ca, múa nhạc... Tục ngữ, ca dao chiếm một khối lượng đáng kể. Các điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới, ru con. 
Người Tày mến khách, cởi mở, dễ làm quen và thích nói chuyện. Họ rất trọng người cùng tuổi, khi đã kết nghĩa bạn bè thì coi nhau như anh em ruột thịt, bà con thân thích của mình. 
Nhà cửa 
Nhà ở có nhà sàn, nhà đất và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng. 
Trang phục 
Có đặc trưng riêng về phong cách thẩm mỹ. Người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm. 
+ Trang phục nam 
Y phục của nam giới Tày gồm loại áo cách 4 thân (slửa cỏm), áo dài 5 thân, khăn đội đầu, quần và giày vải. Aáo cánh 4 thân là loại xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải (7 cái) và hai túi nhỏ phía dưới 2 thân trước. Trong dịp tết, lễ, hội nam giới mặc thêm loại áo dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Quần (khóa) cũng làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiễu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải dài tới mắt cá chân. Quần có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài. Khăn đội đầu màu chàm (30cm x 200cm) Quấn trên đầu theo lối chữ nhân. 
+ Trang phục nữ 
Y phục của nữ thường gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Aáo cánh là loại 4 thân xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi nhỏ phía dưới hai vạt trước, thường được cắt may bằng vải chàm hoặc trắng. Khi đi hội trường được mặt lót phía trong áo dài. Vì vậy người Tày còn được gọi là cần slửa khao (người áo trắng) để phân biệt với người Nùng chỉ dùng màu chàm. Aáo dài cũng là loại 5 thân, xẻ nách phải cài cúc vải hoặc đồng, cổ tròn ống tay và thân hẹp có eo. Trước đây phụ nữ mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần; đó là loại quần về nguyên tắc cắt may giống nam giới kích thước có phần hẹp hơn. Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu 'mỏ quạ' của người Kinh. Nón của phụ nữ Tày khá độc đáo. Nón bằng nan tre lợp lá có mái nón bàng và rộng. Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích... Có nơi còn đeo túi vải. 
Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục Tày là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm. Cái lưu ý không phải là lối tạo dáng mà là phong cách mỹ thuật như đã nói trên. Nhiều tộc người cũng dùng màu chàm nhưng còn gia công trang trí các màu khác trên trang phục, ở người Tày hầu như các màu ngũ sắc được dùng trong hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm. Riêng nhóm Pa dí (Lào Cai) có phong cách tạo dáng và trang trí khá độc đáo ở lối đội khăn và y phục. 
***************************
54. Dân tộc Xơ Đăng 
Tên gọi khác 
Xơ Đeng, Cà Dong, Tơ-dra, Hđang, Mơ-nâm, Hà Lăng, Ka Râng, Bri La Teng, Con Lan. 
Nhóm ngôn ngữ 
Môn - Khmer 
Dân số 
97.000 người. 
Cư trú 
Cư trú tập trung ở tỉnh Kon Tum, một số ít ở miền núi của tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. 
Đặc điểm kinh tế 
Người Xơ Đăng làm rẫy là chính. Nhóm Mơ-nâm làm ruộng nước nhưng không cày bừa mà lại dùng sức trâu, sức người để giẫm nát đất. Đồng bào chăn nuôi gia súc, gia cầm, săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá, đan lát, dệt, rèn. Nhóm Tơ-dra có nghề rèn từ quặng sắt rất phát triển và nổi tiếng. 
Tổ chức cộng đồng 
Mỗi làng Xơ Đăng có nhà rông, có bãi mộ chôn người chết... Nhà cửa của dân làng quây quần bên nhau, mọi người gắn bó giúp đỡ nhau. Ông "già làng" được trọng nể nhất, là người điều hành mọi sinh hoạt chung trong làng và đại diện của dân làng. 
Hôn nhân gia đình 
Tên của người Xơ Đăng không có họ kèm theo, nhưng có từ chỉ định giới tính: nam là A, nữ là Y (ví dụ như là A Nhong, Y Hên). Trai gái lớn lên, sau khi đã cưa răng theo phong tục (ngày nay ít người còn theo phong tục này), được tìm hiểu, yêu nhau. Lễ cưới xin đơn giản. Sau lễ cưới, đôi vợ chồng ở luân chuyển với từng gia đình mỗi bên ít năm, rất ít trường hợp ở hẳn một bên. 
Văn hóa 
Trong số các lễ cúng, lễ hội truyền thống của người Xơ Đăng, lễ đâm trâu được tổ chức long trọng nhất, đông vui nhất. Người Xơ Đăng thích hát múa, tấu chiêng cồng, chơi đàn, kể chuyện cổ. Đàn ông không chỉ có tinh thần thượng võ, mà còn tài nghệ trong kiến trúc, điêu khắc và hội họa, tạo nên những sản phẩm tiêu biểu, đó là ngôi nhà rông và cây nêu trong lễ đâm trâu. 
Mỗi làng người Xơ Đăng đều có nhà rông, nóc và mái được tạo dáng như cánh buồm lớn hoặc lưỡi rìu khổng lồ ngửa lên trời. Có hình chim chèo bẻo hay hình sừng thú chót vót ở hai đầu đốc. Nhà rông được dân làng tạo dựng nên hoàn toàn bằng thảo mộc có sẵn ở địa phương. Kỹ thuật xây dựng chỉ là lắp ghép và chằng buộc, không hề dùng đến đinh sắt, dây thép... 
Nhà rông thực sự là công trình kiến trúc, một sản phẩm văn hóa, là trụ sở và câu lạc bộ trong làng của đồng bào Xơ Đăng. 
Trang phục 
Còn ở trình độ phát triển chậm và đây cũng là nét chung của một số dân tộc khác trong khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên. Không có cá tính chung và điển hình cho phong cách kỹ thuật và mỹ thuật. 
End
Sưu tầm và tạo bởi: 
Nguyễn Long Hưng / THPT Yên Hưng - Quảng Ninh
hunganhqn2000@yahoo.com

File đính kèm:

  • doc54dantoc_2.doc