Tóm tắt bài học Giáo dục công dân Lớp 12

a. Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

b. Các đặc trưng của pháp luật.

-Pháp luật có tính quy phạm phổ biến:

Vì pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

-Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung, vì :

+ Pháp luật do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước.

+Pháp luật là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật.

-Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, vì hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để ai đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác.

+Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều được quy định chặc chẽ trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

 

doc44 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt bài học Giáo dục công dân Lớp 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n như con trai, thậm chí còn nói tục chửi thề. Vào các quán cà phê tôi còn thấy cả các em nữ uống bia ừng ực, hút thuốc thở khói đằng mũi... Các em bảo đó là quyền nam nữ bình đẳng".
Tưởng các bạn gái mới lớn mới nghĩ vậy, hoá ra nhiều người phụ nữ cùng có quan niệm "bình đẳng" rất độc đáo. Với chủ trương chồng cùng chia sẻ công việc nhà với vợ, một người phụ nữ đã phân công cho người chồng: Anh nấu cơm thứ hai, thứ tư, thứ sáu. Chị phụ trách bếp núc thứ ba, thứ năm, thứ bẩy. Chủ nhật thì cùng nhau làm.
Nếu hôm nào đến phiên anh trực, anh có bận thì chị làm thay nhưng anh phải làm bù vào ngày hôm sau. Chị là phụ nữ nên đảm đương việc đi chợ, còn anh bảo đảm nhà cửa sạch sẽ. Áo quần thì của ai người ấy giặt, của con cái thì mỗi người giặt một buổi. Không biết có lúc nào đó chị nghĩ rằng, hai vợ chồng chị thay nhau mỗi người phải làm chồng, làm vợ một hôm không? Chắc thế mới là bình đẳng tuyệt đối!
Thật khổ cho một bà mẹ chồng vì khi thấy con dâu say mê lô, đề, bà đã nhắc nhở con. Nào ngờ cô con dâu mắng bà té tát: Sao bà không dạy con bà ấy? Chẳng lẽ con trai bà chơi thì được mà tôi thì không được à? Bây giờ nam nữ bình đẳng rồi, bà đừng mang cái cổ hủ nhà quê ra đây mà nói với tôi nhé!
Bình đẳng đâu phải là ông ăn chả, bà ăn nem!
Trong một ca tư vấn ở Trung tâm tư vấn Tâm lý - Tình cảm, có một phụ nữ đã tâm sự rằng, chồng chị có ngoại tình với một cô gái cùng cơ quan hơn năm nay. Chị đã nói nhiều nhưng anh vẫn chỉ rút vào "hoạt động bí mật", chứ chưa chấm dứt được. Bây giờ chị đã nản, không còn can thiệp vào việc của anh nữa, mặc anh muốn làm gì thì làm. Chị đã có hướng cho mình là cũng cặp bồ với một người đàn ông nào đó cho "khỏi thiệt". Chị bảo :" Phụ nữ chúng tôi thiệt thòi nhiều quá.
Sao chồng mình đã không còn coi mình là cái gì mà chúng tôi lại cứ phải thuỷ chung với họ. Nam nữ bình đẳng rồi, không còn cảnh chồng chúa vợ tôi nữa. Chúng tôi cũng phải nghĩ đến cho mình chứ! Tội gì mà chịu thiệt".
Thế rồi tôi cũng bị chê là cổ hủ, không biết quyền bình đẳng nam nữ khi tôi phân tích cho chị thấy cái tai hại của việc chồng ăn chả, vợ ăn nem. Chị tỏ ra không hài lòng khi tôi không ủng hộ chủ trương của chị mà lại chỉ ra cho chị các cách lôi kéo chồng chị trở lại với gia đình.
Phải hiểu bình đẳng thế nào cho đúng?
Như trên tôi đã nói, bình đẳng nam nữ là thành quả của cuộc đấu tranh xã hội lâu dài, gian khó, vì vậy sự bình đẳng nam nữ mang màu sắc xã hội. Đó là sự bình đẳng của giới nữ so với giới nam trong các vấn đề như cơ hội làm việc, học hành, có địa vị và hưởng thụ.
Cùng một công việc như nhau, nam giới và nữ giới được hưởng thụ ngang nhau, cả nam và nữ đều có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sức khoẻ, năng lực của mình. Các trường phổ thông và đại học rộng cửa đón nhận cả nam giới và nữ giới nếu như họ có những phẩm chất ngang nhau.
Trong gia đình, hai vợ chồng cùng tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ công việc theo chức năng, cùng có tiếng nói chung trong việc giải quyết các vấn đề của gia đình như nuôi dạy con cái, chi tiêu, tổ chức vui chơi, giải trí...
Bình đẳng nam nữ không có nghĩa là xoá nhoà ranh giới, không có nghĩa là biến xã hội hay gia đình thành một nơi chỉ có một giới "trung gian". Chúng ta nên nhớ rằng, xã hội hay gia đình tồn tại chính là nhờ có sự hỗ trợ, bổ sung, hấp dẫn lẫn nhau giữa nam và nữ.
Vì vậy để xã hội phát triển tốt đẹp, gia đình êm thấm hoà thuận, ngoài chuyện bình đẳng nam nữ mang màu sắc xã hội, mỗi cá nhân cần phải phấn đấu để "nam ra nam, nữ ra nữ, vợ ra vợ, chồng ra chồng". Mọi sự lệch lạc trong hiểu biết về nội dung của quyền bình đẳng sẽ dẫn đến sự lộn xộn của xã hội và sự méo mó của quan hệ vợ chồng.
LUẬT PHÁP: CẦN, RẤT CẦN... NHƯNG CHƯA ĐỦ
Nguyễn Minh Tuấn 
Sự cần thiết, tối cần thiết của luật pháp là điều hiển nhiên. Nhưng còn những yếu tố hỗ trợ khác nữa cũng không kém phần hữu hiệu trong việc điều chỉnh hành vi con người, cộng đồng và quản lý đất nước. 
Quốc hội đang giành phần lớn thời gian để xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp của Việt Nam. Đó là quá trình tất yếu của một đất nước đang tiến lên văn minh và hiện đại, đang vươn tới một trình độ cao hơn trong lịch sử phát triển của dân tộc. Nhưng sẽ là không đầy đủ, nếu quên đi sự hỗ trợ của những yếu tố khác. Những yếu tố này cũng không kém phần quan trọng.
Pháp luật - Ba điểm mạnh
Có lẽ sẽ không cần bàn cãi nữa về tầm quan trọng của pháp luật đối với sự duy trì và phát triển của một xã hội, một đất nước. Vai trò đó dựa vào ba điểm mạnh sau đây của bản thân pháp luật:
Đó là tính bắt buộc chung. Bất kì ai khi đặt vào tình huống, hoàn cảnh pháp luật qui định không thể xử sự khác được.
Đó là tính minh bạch. Pháp luật được xác định chặt chẽ, ổn định, có thể tiên liệu, dự đoán trước.
Đó là tính được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước. Nhờ có cơ quan công quyền tiến hành tổ chức đưa pháp luật vào cuộc sống và xử lí vi phạm, nên pháp luật đã xứng đáng xếp vào vị trí là công cụ hiệu năng nhất để nhà nước quản lí xã hội. 
Song lâu nay có lẽ cũng vì quá đề cao, nhấn mạnh, thậm chí tuyệt đối hoá pháp luật, đôi khi người ta quên mất rằng pháp luật tự thân nó cũng hàm chứa không ít những điểm yếu và cần thiết phải được bổ khuyết. 
Pháp luật – Ba điểm yếu
Chúng tôi muốn đi sâu hơn những điểm yếu cố hữu của pháp luật, đó là tính chủ quan, sự khái quát hoá quá cao, và tính dễ bị lạc hậu so với sự đổi thay nhanh chóng của cuộc sống.
Tính chủ quan. Ai cũng thấy các quy định của pháp luật rất đa dạng và khác nhau. Chẳng hạn, ở nước ta quy định cho mọi phương tiện giao thông đi phía tay phải, trong khi ở Ấn độ lại đi bên tay trái. Hay việc ăn thịt lợn là chuyện hàng ngày và rất bình thường ở nhiều quốc gia, thì có một số nước theo đạo Hồi lại có qui định cấm ăn thịt lợn. 
Một dẫn chứng nữa: cùng là vấn đề độ tuổi kết hôn, nhưng mỗi nước có qui định độ tuổi khác nhau. Chẳng hạn như ở Việt Nam độ tuổi kết hôn ở nữ là từ 18 tuổi, nam từ 20 tuổi trở lên. Trong quá trình thực hiện, lại xuất hiện sự khác biệt: ở những đô thị lớn nơi có trình độ dân trí cao, nếu vi phạm việc xử lí sẽ khác, còn ở những vùng sâu, vùng xa xử lí cũng sẽ khác.
Cũng dễ hiểu thôi. Bản thân con người, xã hội loài người là một thực thể đầy mâu thuẫn và không hoàn thiện, thì làm sao luật pháp, sản phẩm do con người làm ra, có thể tuyệt đối hoàn thiện được, do vậy pháp luật không phải bao giờ cũng đúng, cũng là chân lí. 
Hơn nữa, pháp luật phần nào thể hiện ý chí, mang trong nó những toan tính và lợi ích trước hết của chủ thể ban hành, và vì thế, ai cũng hiểu, không phải lúc nào pháp luật cũng đáp ứng mong mỏi của tất cả các thành viên của toàn xã hội.
Sự khái quát hoá quá cao. Ai cũng biết pháp luật là những qui tắc xử sự phổ biến do vậy nó cần phải mang tính khái quát hoá cao, sự khái quát hoá cao đó giữ cho luật pháp vừa ổn định lại vừa đảm bảo được một sự công bằng và thống nhất. 
Song nếu sự khái quát hoá quá cao, lại có những qui định quá chung chung, pháp luật dễ dàng bộc lộ điểm yếu nhất - khó đi vào cuộc sống. Thực tế cho thấy mọi tình huống pháp luật xảy ra thường ở những không gian, thời gian và hoàn cảnh sống cụ thể cũng rất khác nhau. Bởi vậy nếu chỉ chú ý đến qui định của điều luật mà không quan tâm đến hoàn cảnh kinh tế, trình độ nhận thức, khả năng giáo dục và nhiều yếu tố khác, việc áp dụng luật pháp không những có thể sai lầm mà còn dễ trở thành sự ám ảnh về tính trừng phạt, gây đau khổ hơn là giáo dục hay cần thiết để duy trì trật tự chung. 
Tính dễ bị lạc hậu so với cuộc sống. Pháp luật suy cho cùng chỉ là sự phản ứng của con người trước những đổi thay của tự nhiên và xã hội, do vậy pháp luật luôn đi sau cuộc sống, dù có hoàn thiện đến đâu pháp luật cũng không thể điều chỉnh hết được các quan hệ xã hội. 
Như vậy xem ra sự điều chỉnh của pháp luật thường là sự điều chỉnh sau, và sự trừng phạt của luật pháp đôi khi chỉ làm cho người ta sợ mà không vi phạm chứ chưa chắc đã phải là liệu pháp hoàn toàn hiệu năng trong mọi trường hợp.
Các yếu tố ngoài pháp luật
Chính những điểm yếu nói trên làm cho pháp luật, dù là cần thiết, thậm chí tối cần thiết, bản thân nó vẫn chưa hoàn toàn đủ để điều chỉnh toàn bộ hành vi con người, sự hài hoà của cộng đồng, để điều hành một xã hội, một đất nước. Trong hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật cần phải kết hợp và đặt pháp luật trong mối liên hệ với những qui phạm xã hội khác như đạo đức; phong tục, tập quán; điều lệ của các tổ chức xã hội… 
Trong thực tế, những dạng qui phạm này đều ra đời trước pháp luật, tuy không có được tính minh bạch và rõ ràng như luật pháp, không có một cơ quan công quyền là nhà nước đứng ra đảm bảo thực hiện, và thường là những chuẩn mực định tính khó đo đếm, nhưng nó lại có nhiều ưu điểm và nhiều mặt tích cực mà luật pháp không thể có được.
Luật pháp có thể yêu cầu mọi người phải làm điều này không được làm điều kia nhưng khi kêu gọi hướng đến cái đẹp, cái thiện thì luật pháp bỗng trở nên bất lực. Chính đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp, điều lệ của các tổ chức xã hội...lại có khả năng làm được và làm tốt điều này. Ngay cả văn học nghệ thuật, đức tin v.v...cũng có vai trò không thể phủ nhận được. Chẳng hạn, trong thời chiến tranh, noi theo gương ông cha đi trước hoặc nghe một bản nhạc, đọc một bài thơ, một cuốn sách, nhiều thanh niên sẵn sàng rời ghế nhà trường ra đi chẳng tiếc tuổi xanh, để quyết tử cho tổ quốc quyết sinh....
Lời kết
Nhà nước pháp quyền là nhà nước vị pháp luật, một nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật. Nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn chỉnh một nhà nước như vậy. Nhưng điều chỉnh hành vi con người bằng pháp luật, dù đóng vai trò chủ yếu, vẫn là một sự điều chỉnh rất công phu. Trong khi đó các qui phạm xã hội và những hình thức không mang tính qui phạm khác nói ở trên cũng có khả năng điều chỉnh hành vi con người một cách nhẹ nhàng hơn mà vẫn hướng con người tới được những giá trị cao cả.
Tóm lại, về mặt lý luận và cả về thực tiễn, không bao giờ quên rằng: luật pháp cần, rất cần thiết, nhưng chỉ dựa vào chỉ luật pháp là chưa đủ, nói cách khác, sẽ khó khăn nhiều hơn trong sự nghiệp lớn “trị quốc bình thiên hạ”.

File đính kèm:

  • docTOM TAT BAI HOC gdcd lop 12.doc
Bài giảng liên quan