Tổng quan các nghiên cứu về môi trường đầu tư nông thôn Việt Nam

Mục lục

1. Khái niệm chung về môi trường đầu tư trong nông nghiệp nông thôn . 5

2. Xu hướng đầu tư nông nghiệp nông thôn. 6

2.1 Xu hướng đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. 6

2.2 Xu hướng đầu tư FDI trong nông nghiệp. 10

3. Doanh nghiệp nông thôn . 23

3.1 Sự phát triển của các doanh nghiệp nông thôn . 23

3.2 Cản trở đối với các doanh nghiệp . 36

3.2.1 Khó khăn đối với các doanh nghiệp. 36

3.2.3 Tác động của các chính sách, luật và quy định . 45

4. Gợi ý về chính sách . 49

pdf61 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan các nghiên cứu về môi trường đầu tư nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
yết định đầu tư vào ngành hoa ở Việt Nam 
 Năm 1994, khi ông Thomas Hooft của công ty Hasfarm đến Việt Nam, ông có ý 
định trồng cây lương thực để xuất khẩu, chứ không có ý định trồng hoa. Tuy nhiên, sản 
xuất cây lương thực gặp khá nhiều khó khăn. Trước hết là cây lương thực thu được lợi 
nhuận quá ít so với công lao động và số vốn bỏ ra. Đã thế, các giống cây lương thực được 
nhập khẩu từ Hà Lan của công ty lại bị người dân Đà Lạt copy giống rất nhanh, gây ra 
cạnh tranh không lành mạnh. 
 Đến năm 1996, ông Benhard Scheke, người Hà Lan, đã từng có 10 năm kinh 
nghiệm trồng hoa ở Hà Lan và Indonesia, thấy Đà Lạt có khí hậu rất hợp với việc trồng 
hoa, bèn chuyển công ty sang hướng này. Hiện nay, tuy công ty vẫn còn trồng một số cây 
lương thực như khoai lang và bán ở địa điểm duy nhất là siêu thị Metro, mặt hàng chính 
thu được nhiều lợi nhất vẫn là hoa. 
Khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong quá trình đầu tư 
Thủ tục hành chính 
Thủ tục hành chính được đối tượng phỏng vấn tả là “kinh khủng”, đặc biệt là ở 
khâu nhập giống qua cục bảo vệ thực vật. Mỗi năm, doanh nghiệp nhập giống khoảng 5 
đến 6 lần. Nếu nhập với số lượng ít (vài nghìn củ) thì không đủ để trồng. Còn nhập nhiều 
 57
(khoảng 1 vạn củ) thì phải nhiều khó khăn về thủ tục, thời gian nhập vào. Hơn nữa, giống 
nhập về bị tắc ở cửa khẩu phải trữ lại ở kho lạnh do công ty tự bỏ tiền ra thuê. 
Đầu vào 
Doanh nghiệp không gặp nhiều khó khăn về đầu vào, vì các nguyên liệu, công 
nghệ đều được nhập từ phía Hà Lan. Doanh nghiệp cũng không gặp khó khăn về vay vốn 
như nhiều doanh nghiệp nhỏ vì có hội nghị cổ đông lớn và cũng vay vốn ở nước ngoài 
chứ không phải ở Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng được sự hỗ trợ rất nhiều từ 
phía tỉnh Lâm Đồng ngay từ khi bắt đầu bước chân vào Việt Nam. Lượng nhân công thì 
rất dồi dào, là một lợi thế lớn của việc đầu tư vào Việt Nam. 
Tuy nhiên, Đà Lạt Hasfarm hiện có hai khó khăn về thuê đất và thiên tai. Khó 
khăn thứ nhất là về đất đai. Đà Lạt Hasfarm rất muốn có thêm đất ở Đà Lạt, nhưng giá 
đất quá đắt. Các khoảng đất rộng cũng không còn nữa mà chỉ còn đất nhỏ của dân. Khó 
khăn thứ hai là về thuỷ lợi. Cách đây vài năm, Đà Lạt xảy ra hạn hán. 2 hồ tự đào của 
doanh nghiệp đều cạn khô nước nhưng không nhận được hỗ trợ. Tuy nhiên, đây chỉ là 
vấn đề về thuỷ lợi, còn doanh nghiệp vẫn nhấn mạnh sự ủng hộ nhiệt tình của tỉnh Lâm 
Đồng nói chung. 
Đầu ra 
 Thị trường hoa Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm 2000 và đến năm 2002 là thực 
sự tăng trưởng. Hàng xuất khẩu tăng mà nhu cầu nội địa cũng tăng không kém. Doanh 
nghiệp như vậy không có khó khăn về đầu ra mà thậm chí còn phải đầu tư thêm để đáp 
ứng được nhu cầu ngày càng mạnh của thị trường. 
 Tuy nhiên, đến cả khi doanh nghiệp đã chuyển sang trồng hoa rồi mà vẫn gặp 
phải sự cạnh tranh không lành mạnh của người dân là “sao chép” giống. Đây là vấn đề 
khó khăn nhất của doanh nghiệp hiện tại. Người dân không có hợp đồng với doanh 
nghiệp nhưng vẫn tự lấy giống về trồng, gây nhiều bất bình. Chẳng hạn, cúc của Đà Lạt 
Hasfarm hiện tại đang bị “sao chép” hầu hết tất cả các chủng loại. Hoa cúc của người dân 
trồng chỉ kém của doanh nghiệp ở điểm là tung ra thị trường chậm hơn, vì họ còn mất 
thời gian để nhân giống. 
Tại nước ta, vấn để bảo vệ bản quyền chưa được chú trọng đích đáng, nhất là 
trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, trình độ dân trí vẫn còn thấp nên chưa nhận 
biết được sự sai trái của việc “sao chép” giống. Hiện tại, đây chưa phải là vấn đề cấp 
bách vì thị trường tiêu thụ Việt Nam còn đang phát triển rất nhanh, cạnh tranh còn chưa 
gắt gao. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu Việt Nam muốn thu hút được đầu tư nước ngoài, cần 
phải chú trọng đến những vấn đề như trên. Ngoài tìm cách xử lý những tình trạng vi 
phạm bản quyền, một khâu còn quan trọng hơn nữa là nâng cao dân trí, để người dân dần 
dần nhận thức được tầm quan trọng của bản quyền. 
 Riêng với Đà Lạt Hasfarm thì biện pháp tạm thời giải quyết được hành vi copy 
giống này là khoán sản phẩm cho dân trồng để dân bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp 
sau khi thu hoạch. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ khả thi trong những ngày thường. Trong 
các dịp lễ đặc biệt, khi giá khi tăng lên 3, 4 lần, thì việc người dân bán hoa ra ngoài xảy 
ra rất thường xuyên. Vì vậy, muốn biện pháp này có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ phải 
chọn rất cẩn thận những hộ đáng tin cậy để khoán giống. 
 58
 Công ty còn chịu sự cạnh tranh khá mạnh từ hàng Trung Quốc trốn thuế. Hoa trốn 
thuế rẻ hơn của Hasfarm, nhưng không bền bằng. Tuy nhiên, hoa vẫn khá đẹp, và nhìn bề 
ngoài khó phân biệt được, nên người dân vẫn mua nhiều. 
 59
Bà Beatrice Tauziede (3pm, thứ 6, 07/10/2005) 
Tuỳ viên thương mại Pháp – Lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm 
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam 
Toà nhà Hà Nội Lake View 
28 Đường Thanh Niên, Tây Hồ - Hà Nội 
ĐT: (04)7150424 
Email: beatrice.tauziede@missioneco.org
 Bà Tauziede là tuỳ viên thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Vì 
vậy, bà nắm khá rõ tình hình chung của các doanh nghiệp nông nghiệp của Pháp ở Việt 
Nam. Theo bà, các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Pháp nói 
riêng, có những khó khăn sau, khi đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam: 
Đầu vào không ổn định 
Nông nghiệp là ngành có nhiều rủi ro nhất, mà mỗi rủi ro này lại gây ảnh hưởng 
rất lớn đến kết quả kinh doanh. Ở Việt Nam, một trong những rủi ro lớn nhất là tình hình 
cung cấp nguyên liệu từ nông dân. Vì chưa có các vùng chuyên canh, nông dân vẫn chạy 
theo lợi nhuận và đổi cây trồng tuỳ theo thời vụ chứ không phải theo hợp đồng lâu dài 
với các doanh nghiệp. Lý do nông dân không ổn định với một cây trồng là vì chưa có 
động lực đủ mạnh để bù lại được khoản lợi nhuận họ có thể có được nếu chuyển sang 
giống mới. Ngoài ra, họ cũng không có đủ thông tin thị trường để quyết định trồng cây gì 
có lợi lâu dài hơn. 
Rất nhiều công ty đang chịu hậu quả của việc nhập nguyên liệu manh mún này. 
Cụ thể là công ty mía đường Bourbon. Công ty hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn vì 
không có đủ mía để sản xuất. Ngoài ra một số công ty sản xuất thức ăn gia súc, như ngô, 
đậu tương, v.v. cũng chịu hoàn cảnh tương tự. Vì vậy, rất nhiều nguyên liệu vẫn phải 
nhập từ nước ngoài. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam như vậy là chưa được 
tận dụng triệt để. Trong khi đó, ngành nông nghiệp vốn đã nhiểu rủi ro, nay còn nhiều rủi 
ro hơn. 
Một giải pháp có thể có hiệu quả để làm giảm rủi ro về đầu vào này là khoanh 
vùng chuyên canh. Tuy nhiên,nông dân sẽ chịu rủi ro. Mỗi khi thiên tai mất mùa hay giá 
cả biến động, nông dân có thể trắng tay. Vì vậy, việc chọn vùng chuyên canh có điều kiện 
thời tiết phù hợp và ít thiên tai là rất quan trọng. Ngoài ra, cũng nên có những biện pháp 
bảo đảm đầu ra cho người dân. 
Cơ sở hạ tầng thấp 
 Cơ sở hạ tầng cho ngành nông nghiệp chế biến vẫn còn quá thấp. Vì vậy, việc 
xuất khẩu vẫn còn khó khăn. Đây là vấn đề quan trọng không kém vấn đề về đầu ra. 
Các vấn đề khác 
 Các thủ tục hành chính còn rất rườm rà, gây nhiều cản trở cho doanh nghiệp. 
Nguyên nhân của sự rườm rà này là do chính sách còn nhiều mâu thuẫn chồng chéo nhau 
và do trình độ, năng lực của cán bộ. Tuy nhiên, việc phải đi qua các khâu hành chính rắc 
rối không phải là một vấn để bức thiết của các doanh nghiệp nước ngoài. Lý do có lẽ là 
 60
họ có một số vốn khá lớn, trong khi giá trị đồng Việt Nam lại thấp, nên việc tốn một chút 
tiền để lo thủ tục hành chính trót lọt không phải quá khó khăn. 
Quyết định đầu tư vào Việt Nam 
 Trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài đã tìm 
hiểu về môi trường đầu tư nước ta bằng một số cách. Cách thứ nhất là từ các doanh 
nghiệp nước ngoài khác đã đầu tư ở Việt Nam. Cách thứ hai là từ đại sứ quán của họ ở 
Việt Nam. Đại sứ quán có thể cung cấp các thống kê cơ bản của Việt Nam, những thủ tục 
phải qua khi đầu tư vào Việt Nam, hoặc có thể hướng dẫn cách tìm thông tin về Việt 
Nam. Thường thì các thông tin này được tìm ở các website của các bộ. Việc các bộ ngành 
có website bằng tiếng Anh là một bước tiến rất lớn trong việc thúc đẩy đầu tư nước 
ngoài, vì các website này là điểm khởi đầu của đầu tư. Các bộ ngành nên tiếp tục cập nhật 
trang web của mình để giúp cho việc nghiên cứu môi trường đầu tư của các doanh nghiệp 
được thuận lợi nhất. 
 Mặc dù có những khó khăn kể trên trong việc đầu tư vào nông nghiệp, Việt Nam 
vẫn có rất nhiều thuận lợi cho đầu tư. Thứ nhất, lao động ở Việt Nam rất rẻ nên chi phí 
sản xuất của các doanh nghiệp thấp đi nhiều. Thứ hai, trình độ dân trí của Việt Nam khá 
cao, nên việc đào tạo nhân công cũng dễ dàng hơn nhiều nước khác. Thứ ba, tốc độ tăng 
trưởng kinh tế của Việt Nam đang rất lớn, vì vậy việc tìm đầu ra cho sản phẩm không 
khó. Sức tiêu thụ của Việt Nam đang phát triển rất nhanh, nên thị trường đang không có 
quá nhiều cạnh tranh. Điều kiện thứ tư cũng không kém quan trọng là Việt Nam nằm 
ngay cạnh Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác, là những nước cũng đang có tốc 
độ phát triển rất nhanh. Vì vậy, việc xuất khẩu cũng thuận lợi. Một yếu tố nữa rất quan 
trọng trong quyết định đầu tư vào Việt Nam là tình hình chính trị rất ổn định ở nước ta. 
Đây là điểm làm cho việc đầu tư vào Việt Nam hấp dẫn hơn những nước như Indonesia 
rất nhiều. Hơn nữa, chính phủ Việt Nam cũng đang rất cố gắng trong việc mở rộng thị 
trường và thu hút đầu tư. 
 Nhìn chung, môi trường đầu tư ở Việt Nam đang rất thuận lợi. Đại sứ quán Pháp 
vừa tổ chức một cuộc họp cho 30 nước lớn, và họ đều rất lạc quan về đầu tư vào Việt 
Nam. Trong thời gian tới, việc Việt Nam gia nhập AFTA sẽ có rất nhiều ảnh hưởng đến 
môi trường đầu tư của nước ta. Một mặt, Việt Nam sẽ đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh 
tranh, nhưng mặt khác, việc mở cửa kinh tế này sẽ giúp Việt Nam thu hút được rất nhiều 
đối tác đầu tư. Vì vậy, để duy trì tăng trưởng kinh tế, Việt Nam nên có những biện pháp 
khắc phục những vấn đề kể trên, và phát huy thế mạnh vốn có. 
 61

File đính kèm:

  • pdfmoi+truong+dau+tu+nong+thon[1].pdf