Tổng quan về chính sách công - Nguyễn Mạnh Hùng

Quyết định là gì?

Quyết định là sựlựa chọn (giữa các vấn đề, chính

sách, giải pháp, hành động v.v )

Thí dụ?

pdf22 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1990 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về chính sách công - Nguyễn Mạnh Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG 
Nguyễn Mạnh Hùng
CHÍNH SÁCH VÀ QUYẾT ĐỊNH
 Quyết định là gì?
 Quyết định là sự lựa chọn (giữa các vấn đề, chính 
sách, giải pháp, hành động v.v…)
 Thí dụ? 
Quyết định liên quan đến chi phí cơ hội!
 "There's no such thing as a free lunch!“
Để mà đạt được một thứ mà chúng ta thích, thì
chúng ta sẽ phải từ bỏ một (các ) thứ khác 
mà chúng ta cũng thích!
Thí dụ: 
Quyết định chính trị là gì? 
 Là quyết định liên quan đến quyền lực! 
 Là sự lựa chọn liên quan đến vấn đề
giành, giữ và sử dụng quyền lực Nhà 
nước.
Sự phức tạp của quyết định chính trị: 
 Xem xét đến một dải các lựa chọn có liên 
quan với nhau 
 - Các kịch bản: 
 tình huống S1  chọn quyết định D1
 tình huống S2  chọn quyết định D2
 ….
 Tình huống S1 lại phụ thuộc vào tình huống 
S’1….S’’1
Chính sách là gì? 
 - Là một quá trình hành động có mục đích 
mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi 
một cách kiên định trong việc giải quyết 
vấn đề (James Anderson 2003).
Chính sách công là gì?
 Chính sách công (Public policy): là cái mà
Chính phủ lựa chọn làm hay không làm 
(Thomas R. Dye, 1984). 
 Chính sách công: là toàn bộ các hoạt 
động của chính phủ (trực tiếp hoặc gián 
tiếp) có ảnh hưởng đến cuộc sống của 
người dân (Guy Peter, 1996: 4). 
Lưu ý: 
 Cái mà chính phủ dự định làm vs. cái 
thực tế đang diễn ra 
 Kết quả của chính sách có thể khác với 
dự định của chính phủ
Chính sách “tư”?
 Quy chế nội bộ?
 Chỉ nhằm giải quyết vấn đề nội bộ
Phân loại chính sách
Xét theo thời gian phát huy tác 
dụng
 Chính sách dài hạn
 Chính sách trung hạn
 Chính sách ngắn hạn
Xét theo cấp độ của chính sách
 Chính sách của Trung ương
 Chính sách của địa phương
Xét theo phạm vi trong nước và
ngoài nước
 Chính sách đối nội
 Chính sách đối ngoại
Xét theo các lĩnh vực:
 Chính sách y tế, giáo dục, quốc 
phòng, an sinh xã hội, v.v…
Xét theo phạm vi ảnh hưởng
 Chính sách vĩ mô (macro): tác động đến 
toàn thể xã hội (như một thể thống nhất)
 Chính sách vi mô (micro): tác động đến 
các cá nhân
 Chính sách trung mô (meso): tác động 
đến tổ chức xã hội, cộng đồng xã hội 
(Sự phân chia chỉ là tương đối)
Cấu phần của chính sách công:
 Dự định (intentions): mong muốn của chính quyền;
 Mục tiêu (goals): dự định được tuyên bố và cụ thể
hóa;
 Đề xuất (proposals): các cách thức để đạt được mục 
tiêu;
 Các quyết định hay các lựa chọn (decisions or 
choices);
 Hiệu lực (effects).
(Charles O. Jones , 1984). 
Ví dụ: 
 Chính sách
 Chủ trương, đường lối
 Luật pháp
Các công cụ của chính sách công
 Luật pháp
 Các dịch vụ công (của chính phủ): quốc phòng, an 
ninh,…hành chính…giáo dục, giải trí
 Tiền: chi tiêu ngân sách
 Thuế:
 Các công cụ kinh tế khác: trợ cấp, cho vay ưu đãi 
v.v…
 Sự thuyết phục: hiệu quả chừng nào mà chính phủ 
còn được tín nhiệm
Ban hành chính sách
Nhà nước
Quá trình 
ban hành 
chính sách
Người dân
Đầu vào
Quá trình ra 
chính sách
Đầu ra
Quá trình ra quyết định/chính sách
(chu trình)
 Thiết lập nội dung: xác định vấn đề, mục tiêu 
cụ thể
 Đưa ra các lựa chọn
 Dự đoán các kết quả/tác động
 Đưa ra lựa chọn 
 Thực thi, kiểm soát việc thực thi 
 Đánh giá  điều chỉnh nếu cần thiết
Hai quá trình thi hành chính sách
 Theo chiều dọc: trung ương  địa phương 
 tư nhân
 Theo chiều ngang: phối hợp giữa các cơ 
quan liên ngành
Môi trường của chính sách công
 ý thức hệ
 sự tham dự chính trị (vào quá trình hoạch 
định chính sách)
 nguồn lực
 đặc điểm (dân cư, văn hóa) của xã hội
 Khác: ??? 
Ý thức hệ:
 Niềm tin về một thứ có thể tốt đẹp hơn thực 
tại của nó
 Kế hoạch để cải tạo xã hội
 “là hình ảnh mô tả của một xã hội tốt đẹp và
các biện pháp chính để xây dựng xã hội đó”
(Downs, 1957)
Tham dự chính trị
 Hoạt động của các công dân nhằm tác động 
đến việc hoạch định chính sách, lựa chọn 
cán bộ nhà nước và hành động của những 
người này (Verba và Nie, 1972).
4 HÌNH THỨC PHỔ BIẾN CỦA THAM 
DỰ CHÍNH TRỊ
 BỎ PHIẾU
 CÁC CHIẾN DỊCH VẬN ĐỘNG 
 LIÊN HỆ VỚI CÁC QUAN CHỨC CHÍNH 
PHỦ
 LẬP RA CÁC NHÓM (xã hội dân sự)
Thế nào là một nền “chính trị tham dự”
(participatory politics)? – phản biện xã hội. 
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ
 Là tập hợp các lập trường và thái độ đối 
với hệ thống chính trị và các thành phần của 
hệ thống này; và nhận thức về vai trò của cá
nhân trong hệ thống (Verba, 1965)
 Là chính trị có văn hóa? 
VỐN XÃ HỘI (social capital)
 Robert Putnam: mức độ của các hiệp hội, tổ
chức tự nguyện = mức độ của vốn xã hội. 
 Vốn xã hội: tập hợp của mạng lưới quan hệ, 
chuẩn mực và sự tín nhiệm giúp tạo ra sự
phối hợp có hiệu quả vì lợi ích chung. 
Các cách tiếp cận đối với ban hành 
chính sách
 1. Rational (hợp lý): tối đa hóa hiệu quả của 
chính sách
 2. Bargaining (mặc cả): tối đa hóa sự ủng 
hộ về mặt chính trị (giữa những nhà hoạch 
định chính sách)
 3. Participative (tham dự): tối đa hóa tác 
động có lợi của chính sách, (tối đa hóa sự
tham dự của những người bị ảnh hưởng vào 
quá trình ra chính sách)
Hai quá trình thi hành chính sách
 Theo chiều dọc: trung ương  địa phương 
 tư nhân
 Theo chiều ngang: phối hợp giữa các cơ 
quan liên ngành
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CÔNG 
Nguyễn Mạnh Hùng
Phân tích chính sách công là gì?
 Là quá trình tìm hiểu đa chiều cạnh để tạo 
ra, đánh giá một cách có phê phán, và
truyền tải thông tin nhằm hiểu rõ hơn và
cải thiện chính sách
(Dunn, 2008)
Phân tích chính sách
 Policy analysis
 Policy advocacy
 Implementation evaluation
 Policy studies/science
Phân tích chính sách
 Tạo ra (Phân tích ex-ante, prospective policy 
analysis).
 Xác định xem các vấn đề kinh tế, chính trị, 
xã hội sẽ bị tác động bởi các sự lựa chọn 
chính sách khác nhau như thế nào
 Ước đoán về kết quả và tác động của các 
lựa chọn quyết định chính sách  đưa ra 
lời khuyên.
Phân tích chính sách
 Đánh giá: (Phân tích ex-post, retrospective 
policy analysis)
 Đánh giá kết quả của (việc thực thi) chính 
sách
 Tìm hiểu xem mức độ mà chính sách đạt 
được mục tiêu và tại sao chính sách lại 
thành công hoặc thất bại
Phân tích chính sách
 3. Truyền tải thông tin (mới): 
 - Phân tích dưới dạng mô tả chính sách
 - Phân tích qua việc nghiên cứu vấn đề
chính sách (policy problem structuring): 
cung cấp các thông tin làm thay đổi các giả 
định xoay quanh vấn đề chính sách. i.e. cách 
tiếp cận mới đối với vấn đề chính sách 
Cách tiếp cận hệ thống
 Hệ thống “đóng”: không có mối quan hệ tương tác với 
môi trường bên ngoài
Tiến trình ban hành 
chính sách Đầu vào Đầu ra = chính 
sách
Phản hồi
Cách tiếp cận hệ thống
 Hệ thống “mở”: có mối quan hệ tương tác với môi 
trường bên ngoài
Tiến trình ban hành 
chính sách Đầu vào Đầu ra = chính 
sách
Phản hồi Môi trường: kinh tế, văn hóa, 
xã hội, chính trị
Cách tiếp cận hệ thống
Phản ứng 
(đầu vào) 
Các nhà
hoạch định 
chính sách:
Các yếu tố 
đầu vào bên 
trong
Đầu ra = 
chính 
sách
Phản hồi
Môi trường: 
kinh tế, văn 
hóa, xã hội, 
chính trị
Ban hành chính sách
Nhà nước
Quá trình 
ban hành 
chính sách
Người dân
Đầu vào
Quá trình ra 
chính sách
Đầu ra
Hai vấn đề cơ bản của việc ban 
hành/phân tích quyết định/chính sách
 1. Thông tin:
- Lượng thông tin có đầy đủ
không? (asymmetric information) – thông 
tin bất đối xứng: giữa các chủ thể giao dịch 
có mức độ nắm giữ thông tin không ngang 
nhau.
- Diễn giải (hiểu) về thông tin như 
thế nào? 
Hai vấn đề cơ bản của việc ban hành 
quyết định/chính sách
 2. Giá trị (niềm tin vào các chuẩn mực, 
đạo đức v.v…)
 (Quyết định và chính sách mang tính chủ
quan?)

File đính kèm:

  • pdfBaigiang1- Tổng quan Chính sách công.pdf
Bài giảng liên quan