Trắc nghiệm Kiểm tra phần Đột biến - Đề 7

 Câu hỏi 1:

 Đột biến gen một khi phát sinh sẽ được . (T: tái bản, S: sửa chữa) qua cơ thế . (P: sinh tổng hợp prôtêin, M: sao mã, G: giải mã, N: nhân đôi của ADN):

 A. T, P

 B. S, G

 C. T, M

 D. T, N

 E. S, N

Câu hỏi 2:

 Nếu đột biến gen xảy ra trong . (G: gián phân, Gi: giảm phân) nó sẽ xuất hiện ở một tế bào . (S: sinh dưỡng, H: hợp tử, D: sinh dục), đột biến này được đột biến giao tử:

 A. G, S

 B. G, H

 C. Gi, S

 D. Gi, H

 E. Gi, D

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Kiểm tra phần Đột biến - Đề 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐỘT BIẾN 
 ĐỀ 7
    Câu hỏi 1: 
  Đột biến gen một khi phát sinh sẽ được ..... (T: tái bản, S: sửa chữa) qua cơ thế ..... (P: sinh tổng hợp prôtêin, M: sao mã, G: giải mã, N: nhân đôi của ADN):
    A. T, P
    B. S, G
    C. T, M
    D. T, N
    E. S, N
Câu hỏi 2: 
  Nếu đột biến gen xảy ra trong ..... (G: gián phân, Gi: giảm phân) nó sẽ xuất hiện ở một tế bào ..... (S: sinh dưỡng, H: hợp tử, D: sinh dục), đột biến này được đột biến giao tử:
    A. G, S
    B. G, H
    C. Gi, S
    D. Gi, H
    E. Gi, D
Câu hỏi 3: 
  Đột biến tiền phôi là đột biến xảy ra ở:
    A. Tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng
    B. Những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
    C. Giao tử
    D. Tế bào 2n
    E. Tế bào xôma
Câu hỏi 4: 
  Đột biến xảy ra trong ..... (G: gián phân, Gi: giảm phân) sẽ xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng và được nhân lên, nếu là một đột biến gen ..... (T: trội, L: lặn) sẽ biểu hiện trên ..... (B: trên toàn bộ cơ thể, P: một phân cơ thể) tạo nên (K: thể khảm, Đ: thể đột biến):
    A. G, L, P, K
    B. Gi, T, B, Đ
    C. G, T, B, Đ
    D. G, T, P, K
    E. Gi, L, P, K
    Câu hỏi 5: 
  Đột biến xôma là đột biến xảy ra ở:
    A. Hợp tử
    B. Tế bào sinh dục
    C. Tế bào sinh dưỡng 
    D. Giao tử
    E. Tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng
Câu hỏi 6: 
  Nếu đột biến làm xuất hiện gen lặn thì trong thời kì đầu sẽ ở trạng thái ..... (Đ: đồng hợp, D: dị hợp), gen lặn đột biến ..... (T: sẽ bị gen trội át chế; K: không bị alen trội át chế) nên kiểu hình đột biến ..... (H: được biểu hiện; Kh: không được biểu hiện):
    A. Đ, K, H
    B. Đ, K, Kh
    C. Đ, T, Kh
    D. D, T, Kh
    E. D, T, H
Câu hỏi 7: 
  Để một đột biến gen lặn có điều kiện biểu hiện thành kiểu hình trong một quần thể giao phối cần:
    A. Gen lặn đó bị đột biến trở lại thành alen trội
    B. Alen tương ứng bị đột biến thành alen lặn
    C. Thời gian để tăng số lượng cá thể dị hợp về gen lặn đột biến đó trong quần thể 
    D. Gen lặn đột biến do bị át chế bởi gen trội alen
    E. Nhiều cá thể trong quần thể cũng bị đột biến ngẫu nhiên làm xuất hiện cùng một loại gen lặn đột biến tương tự
Câu hỏi 8: 
  Đột biến là những biến đổi trong ..... (H: kiểu hình, V: vật chất di truyền, T: cấu trúc tế bào) và thể đột biến là những cá thể mang đột biến biểu hiện ở (Đ: trạng thái đồng hợp, D: trạng thái dị hợp, P: kiểu hình, K: dạng khảm):
    A. H. Đ
    B. V, P
    C. T, K
    D. V, Đ
    E. H, K
Câu hỏi 9: 
  Dạng đột biến gen nào dưới đây sẽ gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp:
    A. Đột biến đảo vị trí cặp nuclêôtit 
    B. Đột biến thêm cặp nuclêôtit
    C. Đột biến mất cặp nuclêôtit
    D. Đột biến thay cặp nuclêôtit
    E. B và C đúng 
Câu hỏi 10: 
  Dạng đột biến gen nào dưới đây sẽ gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng do gen đó trường hợp:
    A. Đột biến đảo vị trí cặp nuclêôtit 
    B. Đột biến thêm cặp nuclêôtit
    C. Đột biến mất cặp nuclêôtit
    D. Đột biến thay cặp nuclêôtit
    E. Đột biến lập nuclêôtit 

File đính kèm:

  • docdotbien7.doc