Trò chơi cùng tạo câu

1. Tạo chuỗi câu móc xích bài Các thành phần chính của câu

MỤC ĐÍCH

- Củng cố kiến thức về các thành phần chính của câu.

- Luyện kĩ năng phân tích cấu trúc câu và kĩ năng đặt câu.

- Phát triển trí nhớ, xâu chuỗi các chi tiết.

CHUẨN BỊ

- Bảng phụ viết câu mẫu. Ví dụ:

+ Người thứ nhất đội A: Hôm nay mọi người đều đi học đầy đủ.

+ Người thứ nhất đội B: Đi học đầy đủ là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đạt kết quả tốt trong thi cử.

+ Người thứ hai đội A: Chúng ta cần siêng năng trong mọi công việc.

+ Người thứ hai đội B: Công việc cần thiết nhất của chúng ta lúc này là học tập.

+ Người thứ ba đội A: Lúc này là lúc đòi hỏi mọi người phải có một nỗ lực cao nhất.

 

doc15 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trò chơi cùng tạo câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i bô bài: “Bống bống bang bang”.
Bươm bướm bay bồng bà bồng bềnh.
Bố bận bịu bên bàn, bé bầu bạn bên búp bê.
 Âm “ Đ” đứng đầu:
Đáp án
Đang đêm đốt đèn đi đãi đỗ đen, đánh đổ đèn, đâu đãi được.
Âm “ T” đứng đầu:
Đáp án
Tháng tám tôi tung ta tung tăng tới trường tập trung thi thể thao.
Tới tết trung thu, tôi tròn tám tuổi, thích thú thật.
Tính tôi thật thà, trung thực, thẳng thắn, tự tin.
Tôi trông thấy trăng trung thu tròn trặn treo tít tận trên trời.
Tiếng thầy thì thầm, thiết tha, thôi thúc trong trái tim tôi.
8. Đảo trật tự từ để tạo câu mới
MỤC ĐÍCH
HS luyện viết, nói sau những bài học tiếng Việt về câu. Luyện đặt câu đặc biệt: câu gồm các tiếng giống nhau nhưng sắp xếp theo trật tự khác nhau sẽ tạo ra những câu có nghĩa khác nhau. 
Kích thích khả năng phản ứng ngôn ngữ nhanh, diễn đạt theo mẫu câu điển hình. 
CHUẨN BỊ
Những mảnh giấy nhỏ để viết câu.
Bút.
Câu mẫu:
	Cho c©u sau : "CÊm kh«ng ®­îc hót thuèc "
	H·y ®¶o ng­îc trËt tù c¸c tõ ®Ó t¹o ra c¸c ph¸t ng«n cã nghÜa kh¸c nhau:
	Hót thuèc, cÊm kh«ng ®­îc 
	§­îc hót thuèc, kh«ng cÊm 
	Kh«ng ®­îc cÊm hót thuèc 
CÁCH TIẾN HÀNH
- GV nêu yêu cầu đặt câu. Thời gian là 5 phút.
- GV phát cho mỗi em một mảnh giấy nhỏ. Các em ghi những câu tìm được của mình vào mảng giấy nhỏ đó.
- Hết thời gian, GV thu mảnh giấy nhỏ đó lại. Em nào viết được nhiều câu đúng là người chiến thắng. Nếu số câu đúng bằng nhau, ai làm nhanh hơn được điểm cao hơn.
GỢI Ý
Tham khảo
1. §¶o trËt tù c¸c tõ trong c©u Sao nã b¶o kh«ng ®Õn? ®Ó t¹o thµnh c¸c c©u cã nghÜa kh¸c nhau: 	
 Sao nó bảo không đến?
Sao nó bảo đến không?
Sao bảo nó không đến?
Sao bảo nó đến không?
Nó bảo sao không đến?
Nó bảo không đến sao?
Nó bảo đến không sao?
Nó bảo không sao đến?
Bảo nó không đến sao?
Bảo nó đến không sao?
Bảo sao nó không đến?
Bảo đến sao nó không?
Sao không bảo nó đến?
Sao không bảo đến nó?
Sao không đến bảo nó?
Sao không đến nó bảo?
Sao bảo nó không đến?
Sao bảo không đến nó?
Sao bảo nó đến không ?
Không bảo nó đến sao?
Không bảo đến nó sao?
Không bảo sao nó đến?
Không bảo sao đến nó?
Sao đến nó bảo không?
Sao đến bảo nó không?
Sao đến không bảo nó?
2. Thay đổi trật tự các từ trong câu văn cho trước một cách hợp lí để tạo thành những câu văn có ý diễn đạt khác nhau.
	`	Anh dạy em học văn:
Anh dạy em Học văn.
Anh dạy em Văn học.
Anh dạy em văn học.
Anh dạy em Văn Học.
Anh dạy em Học Văn.
Anh dạy em học văn.
Anh dạy văn, em học.
Anh dạy Em văn học.
Anh dạy văn, em học.
Anh dạy Văn, Em học.
Anh dạy Văn Em học.
Anh dạy Văn, Em, Học.
Anh dạy Em, Học, Văn.
Anh dạy Học, Văn, Em.
Anh dạy Học, Em, Văn.
Anh học, em dạy văn.
Anh học, em dạy Văn.
Anh học, văn em dạy.
Anh học văn, em dạy.
Anh học em dạy văn.
3. Thay đổi trật tự các từ trong câu văn cho trước một cách hợp lí để tạo thành những câu văn có ý diễn đạt khác nhau.
 Lan đi lững thững ngoài đường.
Lan đi lững thững đường ngoài.
Lan đi ngoài đường lững thững.
Lan đi đường ngoài lững thững.
Lan lững thững đi ngoài đường.
Lan lững thững đi đường ngoài.
Lan lững thững ngoài đường đi.
Lan lững thững đường ngoài đi.
Lan ngoài đường đi lững thững.
Lan đường ngoài đi lững thững.
Lan ngoài đường lững thững đi.
Lan đường ngoài lững thững đi.
Ngoài đường, Lan đi lững thững.
Ngoài đường, Lan lững thững đi.
Ngoài đường, đi lững thững: Lan.
Ngoài đường, lững thững đi: Lan.
Ngoài đường đi, Lan lững thững.
Ngoài đường, đi lững thững: Lan.
Ngoài đường, lững thững Lan đi.
Đi ngoài đường lững thững: Lan.
Đi ngoài đường, Lan lững thững.
Đi đường ngoài, Lan lững thững.
Đi đường ngoài lững thững: Lan.
Đi lững thững ngoài đường: Lan.
Đi lững thững đường ngoài: Lan.
Đi lững thững: Lan, ngoài đường.
Đường ngoài, Lan đi lững thững.
Đường ngoài, đi lững thững: Lan.
Đường đi ngoài, Lan lững thững.
Đường đi ngoài, lững thững: Lan.
Lững thững, Lan đi ngoài đường.
Lững thững , Lan đi đường ngoài.
Lững thững ngoài đường, Lan đi.
Lững thững đường ngoài , Lan đi.
4. Thay đổi trật tự các từ trong câu văn cho trước một cách hợp lí để tạo thành những câu văn có ý diễn đạt khác nhau.
 Trong rừng cấm tình yêu.
Trong rừng, tình yêu cấm.
Trong Rừng Cấm Tình Yêu.
Trong Tình Yêu Rừng Cấm.
Tình yêu trong rừng cấm.
Tình yêu cấm trong rừng.
Rừng trong cấm tình yêu.
Rừng trong tình yêu cấm.
Cấm tình yêu trong rừng.
Cấm tình yêu rừng trong.
Cấm trong rừng: Tình yêu.
Cấm rừng trong: Tình yêu.
5. Thay đổi trật tự các từ trong câu văn cho trước một cách hợp lí để tạo thành những câu văn có ý diễn đạt khác nhau.
 Tôi thấy anh đến nó.
Tôi thấy anh nó đến.
Tôi thấy nó đến anh.
Tôi thấy đến anh nó.
Tôi, anh thấy nó đến.
Tôi, anh đến, nó thấy.
Anh, tôi thấy nó đến.
Anh, tôi thấy đến nó.
Anh, tôi đến thấy nó.
Nó thấy tôi, anh đến.
Nó thấy anh, tôi đến.
6. Thay đổi trật tự các từ trong câu văn cho trước một cách hợp lí để tạo thành những câu văn có ý diễn đạt khác nhau.
 Con mèo đuổi bắt con chuột.
Con mèo đuổi bắt chuột con.
Con mèo đuổi, con chuột bắt.
Con mèo đuổi, chuột con bắt.
Con mèo, con chuột đuổi bắt.
Con mèo, con chuột bắt đuổi
Con mèo bắt đuổi con chuột.
Con mèo đuổi bắt con chuột.
Con mèo bắt đuổi chuột con.
Con mèo con đuổi bắt chuột.
Con mèo con bắt đuổi chuột.
Con mèo con đuổi chuột bắt.
Con mèo con bắt chuột đuổi.
Con con mèo bắt đuổi chuột.
Con con mèo đuổi chuột bắt.
Con con mèo bắt chuột đuổi.
Con chuột đuổi bắt con mèo.
Con chuột bắt đuổi con mèo.
Con chuột con đuổi bắt mèo.
......
6. Thay đổi trật tự các từ trong câu văn cho trước một cách hợp lí để tạo thành những câu văn có ý diễn đạt khác nhau.
Cấm, không được hút thuốc.
Cấm được không: hút thuốc?
Cấm không được hút thuốc
Cấm hút thuốc không được.
Cấm thuốc hút không được.
Cấm thuốc, không được hút.
Cấm hút thuốc được không?
Cấm thuốc, được, không hút.
Cấm được, không hút thuốc.
Cấm được hút thuốc không?
Cấm không hút được thuốc.
9. Biến đổi câu theo dấu thanh, dấu chấm câu
 Câu mẫu: Con ba ba đâu rồi?
Con ba bà đâu rồi?
Con bà ba đâu rồi?
Con ba bà đầu rối?
Con bà ba đầu rối?
Con bà ba đấu rồi?
Con ba bà đấu rồi?
Con ba ba đấu rồi?
Con bà ba đậu rồi?
Con ba bà đậu rồi?
Con ba ba đậu rồi?
Con ba bà đầu rối.
Con bà ba đầu rối
Con bà ba đấu rồi.
Con ba bà đấu rồi.
Con ba ba đấu rồi.
Con bà ba đậu rồi.
Con ba bà đậu rồi 
Con ba ba đậu rồi.
..........
 10. Trò chơi Tạo câu theo tình huống
MỤC ĐÍCH
Luyện nói theo tình huống cho trước.
Củng cố kiến thức về hội thoại.
CHUẨN BỊ
Những mảnh giấy nhỏ.
Bút.
Thiết kế tình huống mẫu.
CÁCH TIẾN HÀNH
Mỗi người lấy 2 mảnh giấy.
Mảnh 1 ghi tình huống (càng khó xử càng tốt), mảnh 2 ghi cách giải quyết của mình.
Xong, đưa mảnh 1 cho người ngồi bên phải cách mình 2 người, mảnh 2 đưa cho người ngồi bên trái cách mình 2 người.
Chọn 1 người đọc tình huống mà họ đang cầm và người ngồi bên cạnh đưa ra cách giải quyết sau đó người giữ mảnh 2 đọc đáp án về cách giải quyết.
So sánh hai cách giải quyết xem cách nào hay hơn.
GỢI Ý
Tình huống 1. Câu đặc biệt: 
Nhóm bạn đang ngồi đọc báo dưới gốc bàng. Bỗng một con sâu bàng rơi xuống bên cạnh, một bạn nhìn thấy. Bạn ấy sẽ nói thế nào?
(Đáp án: Con sâu! hoặc Eo ôi!)
Tình huống 2. Tư duy của sếp.
	Một nhân viên bán hàng ngành bất động sản kết thúc giao dịch đầu tiên của mình, và phát hiện ra mảnh đất mà anh ta vừa bán lại hoàn toàn bị ngập trong nước.
	“Thế này thì khách hàng sẽ điên tiết quay lại đây làm ầm lên mất”, anh ta nói với sếp. “Nếu thế tôi có nên hoàn tiền không?”
	Sếp trả lời thế nào? 
(Đáp án: “Hoàn lại tiền á?”, sếp gầm lên “Nhân viên bán hàng gì mà lại như cậu nhỉ? Ra đó bán cho người ta cái nhà nổi ngay!”)
Tình huống 3. Cụ Võ Nguyên Giáp
	Sau khi nối lại quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, cụ Võ Nguyên Giáp được cử sang đó để làm ngoại giao cao cấp, có lẽ vẫn có thù chúng ta vụ Tàu Tưởng nên bên Tàu có ý chơi xỏ, mời cụ Võ Nguyên Giáp đi thăm đền Mã Viện (Mã Viện đã từng đem quân cướp nước ta hại cả nhà Hai Bà Trưng ) với lý do mời cụ đi thắp nhang cho vị tướng tài của nước họ. Lúc bấy giờ cả phái đoàn đều khuyên cụ không nên đi vì đi sẽ làm ảnh hưởng đến hình tượng đất nước, ngay cả bản thân cụ chắc cũng hiểu đi cũng chết mà không đi cũng chết dở. Sau cùng cụ quyết định là đi đến đền Mã Viện. Khi đến cửa đền nhìn thấy tượng Mã Viện, cụ Giáp ứng khẩu đọc ngay hai câu thơ : " Nghìn năm mới có một ngày, trăm năm tao mới gặp mày ở đây ", quả là thâm thúy. Lúc ra ngoài đám nhà báo nước họ xúm lại hỏi tại sao cụ Giáp lại xưng mày tao với vị anh hùng nước họ?
	Cụ Giáp sẽ trả lời sao? 
(Đáp án: Cụ ung dung trả lời : " Mã Viện là kẻ cướp nước tôi, ngay cả đàn bà cũng không tha tội, nhận ngang hàng với y là đã hạ mình lắm rồi đó ")
Tình huống 4. Bé đối đáp thông minh 
	Bé đến công ty mẹ chơi vào chiều thứ 6. Các Cô Chú thi nhau hỏi han. Có một Cô hỏi: Con ơi con sao chiều thứ 6 mà bố không đưa con đi chơi à. Cún nhà mình trả lời: Bố con bảo rồi các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 Sếp ở phòng nên ông không cho bố đi đâu, chỉ có thứ 7 và chủ nhật Sếp phải về nhà nên chỉ cần con alo là bố sẽ phi về nhà đưa con đi chơi ngay. Cái đấy mà cô cũng không biết ạ. Thế Sếp cô đi vắng ngày nào để con gọi điện bảo mẹ về đưa con đi chơi. Các Cô...tèn tén ten.
(Đáp án: Bé mẫu giáo rất hồn nhiên, thật thà và tin vào lời người lớn. Nên các cô có thể nói với bé:
- Sếp của các cô thứ 7 và chủ nhật cũng ở nhà.)
`	
Tình huống 5. Chuyện của các bé
Buổi trưa, giọng đọc bài ê a của một cậu bé vang lên: - Nguyên nhân, sách giáo khoa. Ý nghĩa, sách giáo khoa. Bà mẹ ngạc nhiên hỏi: - Bài học gì lạ vậy hả con? 
(Đáp án: - Thì con chép lại trên bảng của cô, rồi học thuộc lòng mà. - ?! )
Tình huống 6. Còn một đạo quân nữa đi đâu
Ðọc truyện kiều đến câu: "Ba quân chỉ ngọn cờ đào Ðạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Truy" Em liền thắc mắc hỏi anh: - Anh ơi, thế... còn một đạo nữa đi đâu? 
(Đáp án: Anh giải thích: - Sao mà ngốc thế, đọc thơ phải hiểu là "thi tại ngôn ngoại" - thơ ở ngoài lời. Còn một đạo quân nữa đi nấu cơm, không thì hai đạo quân kia đi đánh trận về nhịn đói hay sao?)

File đính kèm:

  • docTRÒ CHƠI CÙNG TẠO CÂU.doc
Bài giảng liên quan