Trò chơi tuyển biên tập viên
1. Tuyển biên tập viên bài “Chương trình địa phương: Rèn luyện chính tả”
MỤC ĐÍCH
- Khảo sát chính tả theo cách phát âm địa phương.
- Sửa một lỗi chính tả do đặc điểm phát âm của địa phương, đồng thời rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả.
- Rèn luyện tính tự giác, khả năng hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt.
CHUẨN BỊ
- Giáo viên tìm và lựa chọn một số từ viết sai chính tả ghi ra các băng giấy, để vào phong bì làm “đề thi”.
- Thiết kế nội dung trò chơi :
Trò chơi bao gồm bốn gói câu hỏi, trong mỗi gói gồm có 6 từ sai chính tả. Cụ thể:
Gói (1): Vẻ tranh, biễu quyết, dè bĩu, kiêu căn, xoi xét, lỗ lực.
Gói (2): Bủn rũn, hưỡng thụ, cổ lổ, che chắng, gian lan, dũ dượi.
Gói (3): Dai dẵng, lổ mảng, ngày giổ, cắng răng, lao sao, sản suất.
Gói (4): Tưỡng tượng, ngẩn nghĩ, chặc cây, xơ xài, dung dinh.
em là một người thật thà, vui tính, hoà nhã với bạn bè nên em rất thích chơi với bạn ấy. Câu 2. Dạo này, em thấy anh rất là lạnh nhạt với em đó. Câu 3 . Hà thật là một người có tương lai xán lạn. Câu 4. Nhà bác Hạnh có tới bảy người con, trông các con bác ấy thật là nheo nhếch. Câu 5. Chị gái tôi vừa mới đi du lịch nước ngoài về, đang thao thao bất tuyệt cho cả nhà nghe về chuyến đi đó. Câu 6. Tớ rất hay bênh vực bạn mỗi khi bạn bị người khác bắt nạt. Vậy tại sao bạn lại bàng quan với tớ thế. Câu 7. Ôi! Cái bút này đẹp thế! Bạn mua nó ở đâu vậy? Câu 8. Thạch Sanh là một nhân vật dũng sĩ trong truyện dân gian, thật thà, trung hậu, nhân ái, có sức khỏe và tài năng vô địch, lập nhiều chiến công phi thường. Câu 10. Hôm nay, ba mẹ cho tôi đi tham quan ở viện bảo tàng Hà Nội. GÓI 2. 1. Lựa chọn những từ ngữ viết đúng trong các trường hợp sau: a. Bát ngát b. Bác ngác a. Trăng trối b. Trăn trối a. Sục sôi b. Xục xôi a. Suy nghĩ b. Suy nghỉ a. Nghĩ phép b. Nghỉ phép Đáp án : Những từ viết đúng: (a) 2. Hãy chọn câu có cách dùng từ đúng: 1a. Người thợ săn bị một chú hổ tấn công. 1b. Người thợ săn bị một con hổ tấn công. 2a. Đây là vị thuốc duy nhất có thể chữa lành bệnh của bà. 2b. Đây là vị thuốc độc nhất có thể chữa lành bệnh của bà. Đáp án : Những câu viết đúng: (b) 3. Hãy chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống: 1. Chúng cháu kính chúc ông bà ... a. Mạnh giỏi b. Mạnh khoẻ 2. Các nhà khoa học rất giỏi ... a. Suy nghĩ b. Suy luận 3. Sức khoẻ và trí tuệ luôn ... cùng nhau. a. Song hành b. Song song Đáp án : Những từ viết đúng: (b) 4. Lựa chọn những từ ngữ viết đúng trong các trường hợp sau: a. Bàn hoàng b. Bàng hoàng a. Chất phát b. Chất phác a. Bàn quan b. Bàng quan a. Lãng mạn b. Lãng mạng a. Hiu trí b. Hưu trí a. Uống riệu b. Uống rượu a. Trau chuốt b. Trau chuốc a. Nồng nàn b. Lồng làn a. Đẹp đẽ b. Đẹp đẻ a. Chặc chẽ b. Chặt chẽ Đáp án : Những từ viết đúng: - Bàng hoàng - Uống rượu - Chất phác - Trau chuốt - Bàng quan - Nồng nàn - Lãng mạn - Đẹp đẽ - Hưu trí - Chặt chẽ 5. Chọn từ đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng: a. Chim sẻ b. Chim sẽ a. Sạch sẻ b. Sạch sẽ a. Lão thành b. Lão thành a. Nho sĩ b. Nho sĩ a. Kỷ thuật b. Kỹ thuật a. Kỷ luật b. Kỹ luật a. Bảng đồ b. Bản đồ a. Giương cờ b. Dương cờ a. Ẩn dật b. Ẩn giật a. Dọng điệu b. Giọng điệu a. Để dành b. Để giành a. Tranh giành b. Tranh dành Đáp án : Những từ viết đúng: a. Chim sẻ b. Sạch sẽ a. Lão thành a. Nho sĩ b. Kỹ thuật a. Kỷ luật b. Bản đồ a. Giương cờ a. Ẩn dật b.Giọng điệu a. Để dành a. Tranh giành 6. Chọn câu đúng: a. “Với nghệ thuật so sánh của tác giả đã làm nổi bật sự hy sinh to lớn của những người mẹ Việt Nam”. a. Đúng b. Sai b. “Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên phong trào nông dân khởi nghĩa”. a. Đúng b. Sai c. “Qua hoạt động thực tiễn ta đã rút được những bài học kinh nghiệm quý báu”. a. Đúng b. Sai d. “Anh Nam nhà mấy đời sống ở đầu cầu chỉ cho tôi một bài học về nếp sống của Hội An”. a. Đúng b. Sai e. Tác phẩm “Tắt đèn” tác giả đề cập đến nhiều vấn đề ở nông thôn Việt Nam. a. Đúng b. Sai Đáp án : câu c đúng, các câu còn lại sai. 7. Phân tích chính xác và tính biểu cảm của từ “lớp” (thay cho từ “hạng”) và của từ “sẽ” (thay cho từ “phải”) trong bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ, và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta. .. Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây. Khi người ta đã ngoại 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.” Đáp án: Phân tích chính xác và tính biểu cảm của từ: - Từ “lớp”: phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa xấu. Còn từ “hạng” phân biệt người theo phẩm chất tốt - xấu. Trong văn bản này, “hạng” mang nét nghĩa: phẩm chất tốt, số lượng ít. - Từ “phải” mang nét nghĩa “bắt buộc”- gượng ép, nặng nề - không phù hợp với sắc thái ý nghĩa “nhẹ nhàng, vinh hạnh” của việc “đi gặp các vị cách mạng đàn anh” Còn từ “sẽ” có nét nghĩa nhẹ nhàng, phù hợp hơn. 8. Phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: - Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17 giờ 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. Đáp án: + Từ “Hoàng hôn ” (có nghĩa là buổi chiêù tà - muộn, chỉ dùng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, không thể dùng trong văn bản hành chính) + Chữa lại: Buổi chiều ngày 25-10, lúc 17 giờ 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. 9. Phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: - Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. Đáp án: + Cụm từ “hết sức là” (có nghĩa là: rất, vô cùng..), chỉ dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. + Đây là văn bản nghị luận, nên cần thay bằng từ rất hoặc vô cùng. 10. Phát hiện lỗi (gạch chân chỗ sai) và chữa lại: - Không giặc áo quần ở đây. - Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi. - Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi. - Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt. - Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng. - Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần. - Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt. Đáp án: - Không giặt áo quần ở đây. - giặc à giặt: nói và viết sai phụ âm cuối - Khi sân trường khô ráo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi. - dáo à ráo: nói và viết sai phụ âm đầu - Tôi không có tiền lẻ, anh làm ơn đổi cho tôi. - lẽ, đỗi à lẻ, đổi: sai dấu thanh. - Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót. Chót lọt (sai về cấu tạo từ) à chót - Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền thụ. Truyền tụng (dùng từ không chuẩn xác) à truyền thụ - Số người mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần. (hoặc Số người chết do các bệnh truyền nhiễm ...) Đoạn câu “Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm” sai về kết hợp từ - Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa dược pha chế. - Câu “Những bệnh nhân...đặc biệt” sai về kết hợp từ (“Bệnh nhân được điều trị” thì đúng “Bệnh nhân được pha chế” thì sai) 11. Phát hiện những từ phát âm theo giọng địa phương. Tìm từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân. Nhẩn nha Thong thả Dưng mờ Nhưng mà Bẩu Bảo Đáp án: - Nhẩn nha (thong thả) - Dưng mờ (nhưng mà) - Giời (trời) - Bẩu (bảo) 12. Phát hiện và chữa lỗi ngữ pháp trong câu sau: Qua tác phẩm “Tắt đèn ” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ. Đáp án: + Chỗ sai: Thiếu CN. + Cách chữa: · Bỏ từ “Qua”. · Bỏ từ “của” và thêm dấu phẩy. 13. Phát hiện và chữa lỗi ngữ pháp trong câu sau: - Lòng tin tưởng sâu sắc của thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình. Đáp án: + Chỗ sai: Chưa đủ các thành phần chính (chỉ mới là một cụm danh từ được phát triển dài) + Cách chữa: · Đó là lòng tin tưởng sâu sắc của thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích, những lớp người sẽ tiếp bước họ. · Lòng tin tưởng sâu sắc của thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích, những lớp người sẽ tiếp bước mình, đã được biểu hiện trong tác phẩm. 14. Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu sau: a. Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn. b. Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn. c. Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn. d. Ngôi nhà đã mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc sống của bà. Đáp án : Những câu viết đúng: b,c,d. 14. Mỗi một câu trong đoạn văn đều đúng, nhưng đoạn văn không có tính thống nhất, chặt chẽ. Hãy phân tích lỗi và chữa lại: Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống hoà thuận hạnh phúc với cha mẹ. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Việt nam có những nét đẹp đoan trang, thuỳ mị. Còn về tài năng thì nàng hơn hẳn thuý Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc. Đáp án: - Chữa lại: Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hoà thuận hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời.Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang, thuỳ mị. Về tài năng thì nàng hơn hẳn thuý Vân. Thế nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc. 15. Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn văn sau; các từ trên có thể dùng cho một lá đơn đề nghị được không? Vì sao? “Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi tù, con lại sinh ra thích ở tù; bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước, một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù”. (Chí Phèo - Nam Cao) Đáp án : - Các từ xưng hô: bẩm, cụ, con - Thành ngữ: trời tru đất diệt, một thước cắm dùi không có. - Các từ mang sắc thái khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn... * Các từ ngữ trên không thể dùng trong một lá đơn đề nghị, dù mục đích lời nói của Chí Phèo cũng là khẩn cầu, giống mục đích của một lá đơn đề nghị. Đơn đề nghị là văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính. Vì vậy cách dùng từ và diễn đạt khác lời nói (Chẳng hạn trong đơn thì cần phải viết “Tôi xin cam đoan điều đó là đúng sự thật”thay cho lời nói “Con có dám nói gian thì trời tru đất diệt”)
File đính kèm:
- TRÒ CHƠI TUYỂN BIÊN TẬP VIÊN.doc