Trồng cao su

 Đến năm 2003, diện tích cao su thuộc Tổng Công ty Cao su Việt Nam

đạt 219.600 ha, trong đó 173.700 ha đang được khai thác mủ. Diện

tích cao su này trải rộng từ Đông Nam bộ đến Tây Nguyên và miền

Trung, điều kiện sinh thái của các vùng này rất khác nhau, sinh trưởng và

năng suất của cây cao su cũng thay đổi tùy điều kiện môi trường.

 Thành tựu kỹ thuật đạt được trong ngành cao su vừa qua là từ sự đóng

góp của bộ giống cao sản cùng các biện pháp nông học tiến bộ được đúc

kết từ những đề tài, công trình nghiên cứu và kinh nghiệm của sản xuất.

Nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho ngành cao su Việt Nam trong thời

hội nhập, cần đưa năng suất lên 1,4 – 2 tấn/ha/năm, đồng thời rút ngắn chu

kỳ kinh tế nhưng vẫn đảm bảo kế hoạch sản lượng, nâng cao hiệu quả vốn

đầu tư và nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật (giống cao sản, trồng

bầu có tầng lá, quy hoạch chu kỳ khai thác mủ trong 20 năm kết hợp ứng

dụng chất kích thích, cạo úp có kiểm soát, sử dụng máng chắn nước mưa,

phòng trị bệnh hiệu quả ).

 

ppt34 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trồng cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
o su KTCB sinh trưởng kém hơn bình thường phải được khảo sát và phân tích về lý, hóa tính của đất để có cơ sở đề xuất cụ thể về việc bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ nhằm làm tăng hiệu quảcủa phân bón. Phân hữu cơ được bón vào hố nhỏ dọc hai bên hàng cao su theohình chiếu của tán lá, sau đó vùi đất lấp phân. Mục III:CÔNG TÁC BẢO VỆ VƯỜN CÂY CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN Cắt chồi thực sinh, chồi ngang Sau khi trồng phải cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời để cho chồi ghép phát triển tốt. Tỉa cành, tạo tán: Trong các năm đầu KTCB cần thường xuyên kiểm tra cắt bỏ những cành mọc lệch tán, cành mọc tập trung. Ở vùng thuận lợi tạo tán ở độ cao 3 m trở lên. Ở vùng có gió mạnh nên giữ độ cao phân cành từ 2,2 m trở lên. Ở vùng ít thuận lợi, vào mùa thay lá của các năm đầu phải tỉa cành có kiểm soát: Khi cắt tỉa chồi bên, duy trì 3 - 4 chồi ngang gần ngọn để hỗ trợ ngọn chính. Lưu lại cành từ độ cao 2,2 m để định hình tán. Mỗi vị trí phân cành trên thân chính chỉ giữ lại 1 cành.Phần II:QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHAI THÁC MỦ Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ VIỆC KHAI THÁC MỦ Tiêu chuẩn các loại vườn cao su cạo mủa. Tiêu chuẩn vườn cây cao su mới đưa vào cạo mủ: Cây cao su đạt tiêu chuẩn mở cạo khi bề vòng thân cây đo cáchmặt đất 1 m đạt từ 50 cm trở lên, độ dày vỏ ở độ cao 1 m cách mặtđất phải đạt từ 6 mm trở lên. Lô cao su kiến thiết cơ bản có từ 70% trở lên số cây hữu hiệuđạt tiêu chuẩn mở cạo thì được đưa vào cạo mủ.c. Tiêu chuẩn mở cạo vỏ tái sinh: Khi mở cạo lại trên vỏ tái sinh, độ dày vỏ phải đạt từ 6 mm trởlên. Nguyên tắc thiết kế miệng cạo áp dụng cho vườn cây mở cạotheo quy trình củ Đối với vườn cây khai thác mở cạo theo quy trình cũ, tùy thuộc vào điều kiện thực tế, thiết kế mở miệng cạo úp có thể cùng phía hoặc khác phía với miệng cạo ngửa.Tuy nhiên, nếu cạo phối hợp úp ngửa cùng phía thì hai miệng cạo phải cách nhau ítnhất 50 cm.Mục II:THIẾT KẾ, MỞ MIỆNG CẠO 1.Chia phần cây cạo: Số cây trong mỗi phần cây cạo được chia dựa vào điều kiện địa hình vườn cây, mật độ cây cạo, năm cạo, tình trạng vỏ cạo, chế độ cạo. Mỗi phần cây cạo phải được đánh dấu phân chia rõ ràng và đánh số thứ tự phần cây cạo. 2.Trang bị vật tư cho cây cạo Cây cạo được trang bị đầy đủ các vật tư kiềng, máng, chén và máng chắn nước mưa. Trong trường hợp cạo phối hợp úp ngửa, có thể trang bị vật tư riêng cho mỗi miệng cạo. Kiềng buộc cách miệng tiền 35 cm cho cả 2 miệng cạo ngửa vàcạo úp có kiểm soát. Buộc kiềng bằng dây lò xo thép f = 0,8 mm hoặc bằng dây nylon. Máng đóng dưới miệng tiền 10 cm đối với cạo ngửa và 15 cm đối với cạo úp có kiểm soát, sâu cách gỗ 2 mm, độ dốc của máng so với trục ngang là 300 Chén hứng mủ bằng đất nung có tráng lớp men sứ trong lòng chén hoặc bằng chén nhựa mặt trong láng, dung tích chén từ 500 ml - 1000 ml tùy nhóm cây. Vào mùa mưa phải trang bị máng chắn nước mưa cho cây cao su. 3.Thiết kế miệng cạo Chiều cao miệng cạo: Cây mới mở cạo có miệng tiền cách mặt đất 1,3 m. Cạo miệng ngửa liên tục sáu năm ở mặt cạo vỏ nguyên sinh B0-1, sau đó chuyển miệng cạo sang mặt cạo vỏ nguyên sinh B0-2, cũng cạo ở độ cao 1,3 m cách mặt đất. Cạo úp có kiểm soát khi vị trí miệng tiền nằm trong khoảng từ 1,3 m đến 2,0 m cách mặt đất. Từ độ cao 2,0 m trở lên được gọi là độ cao ngoài tầm kiểm soát 4. Mở miệng cạo a. Miệng ngửa: Sau khi thiết kế, cạo xả miệng 3 nhát dao:- Nhát 1: Cạo chuẩn.- Nhát 2: Vạt nêm.- Nhát 3: Hoàn chỉnh miệng cạo, cạo ép má dao từ từ đến độ sâu cạo quy định, tránh cạo phạm khi mở miệng cạo. b. Miệng úp: Sau khi thiết kế, cạo xả miệng theo hướng cạo lên 3 nhát dao tương tự như cách cạo ngửa thông thường, độ sâu cạo phải dần dần tăng lên cho đến khi cách tượng tầng vào khoảng 1,0 – 1,3 mm. Có thể cạo ngửa một vài nhát về phía dưới để làm miệng đỡ mủ chảy lan.* Mức độ hao vỏ cạo lúc mở miệng cho phép tối đa 2 cm đối với cả hai miệng ngửa và úp.Mục III:CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG VIỆC KHAI THÁC MỦ 1.Thời vụ cạo mủ Mở miệng cạo các vườn cây mới đưa vào khai thác được tiến hành vào các tháng 3 – 4 và tháng 10. Riêng khu vực Bắc Trung bộ (từ Thừa Thiên – Huế trở ra) mở miệng cạo vào các tháng 4 – 5 và tháng 8. Đối với cạo úp, mở miệng cạo vào các tháng 3 – 4 (cạo úp cả năm), tháng 7 (cạo úp 7 tháng/năm) hoặc tháng 9 (cạo úp 5 tháng/năm). Vườn cây nào rụng lá trước thì cho nghỉ trước. Nghỉ cạo lúc lá bắt đầu nhú chânchim. Cạo mủ lại khi cây có tán lá ổn định. Vườn cây nào tán lá ổn định trước thì cho cạo trước. 2.Độ sâu cạo mủ Cạo cách tượng tầng 1,0 - 1,3 mm đối với cả hai miệng ngửa và úp. Tránh cạo cạn (cạo cách tượng tầng trên 1,3 mm), cạo sát (cạo cách tượng tầng dưới 1 mm), cạo phạm (cạo chạm gỗ). 3.Tiêu chuẩn đường cạo Đường cạo phải đúng độ dốc quy định, có lòng máng, vuông tiền, vuông hậu, không lệch miệng, không vượt ranh, không 4.Giờ cạo mủ - trút mủ a.giờ cạo mũ: Tùy điều kiện thời tiết trong năm, bắt đầu cạo mủ khi nhìn thấy rõ đường cạo. Mùa mưa, chờ vỏ cây khô ráo mới bắt đầu cạo. Nếu đến 11 - 12 giờ trưa mà vỏ cây còn ướt thì cho nghỉ cạo. b.Giờ trút mủ: Thời gian chờ trút mủ tùy thuộc vào thời tiết. Sau khi cạo xong phần cây, mới trút mủ. Những ngày trời chuyển mưa có thể trút sớm hơn, mủtrút xong được đưa ngay về trạm giao nhận mủ. Trên diện tích sửdụng chất kích thích phải tổ chức trút mủ chiều. 5.Tiêu chuẩn đường cạo Đường cạo phải đúng độ dốc quy định, có lòng máng, vuông tiền, vuông hậu, không lệch miệng, không vượt ranh, không lượn sóng.	Phần III:QUY TRÌNH KỸ THUẬT BẢO VỆ THỰC VẬTBỆNH LÁBệnh phấn trắng láDo nấm: Oidium heveae Steinm.Tác hại: Bệnh gây rụng lá non và hoa cao su trên mọi lứa tuổi, phổ biến khi vườn cây vào mùa thay lá.Triệu chứng: Trên lá bị bệnh có nấm màu trắng ở hai mặt láXử lý:bột lưu huỳnh thấm nước (Kumulus,Sulox) nồng độ 0,3% hoặc hexaconazole (Anvil 5SC, Callihex50SC) nồng độ 0,15%. Phun lên tán lá khi có 10% lá non nhú chân chim trên vườn và ngừng khi 80% lá đã già. Thực hiện phun thuốc3 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày vào buổi sáng ít gió. Bệnh héo đen đầu láDo nấm: Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc.Tác hại: Bệnh gây hại cho lá non và chồi non có thể dẫn đến chết chồi và chết ngọn.Triệu chứng: Bệnh gây rụng lá non dưới hai tuần tuổi, lá già không rụng thì méo mó, mặt lá gồ ghề (Hình 22). Bệnh gây khô ngọn, khô cành từng phần hoặc chết cả cây. Xử lý: Sử dụng một trong các loại thuốc sau: carbendazim (Vicarben 50SC, Carbenzim 500FL) nồng độ 0,2%. Hexaconazole (Anvil 5SC, Callihex 50SC) nồng độ 0,15%. Chỉ phun trên tán lá non, chu kỳ phun 7 - 10 ngày/lần. Diệt cỏ Đối với vườn ương làm cỏ thủ công là chính. Chỉ được dùng thuốcdiệt cỏ khi cây cao su con có đoạn vỏ thân đã hóa nâu trên 0,5 mcách mặt đất. Thuốc diệt cỏ sử dụng là glyphosate IPA 480 g/lítvới liều lượng 2 – 2,5 lít/ha. Cỏ tranh (Imperata cylindrica (L) Beauv.) Dùng thuốc trừ cỏ glyphosate IPA 480 g/lít với liều lượng 4 - 5lít thuốc/ha. Lượng nước từ 25 - 30 lít/ha nếu dùng máy phun CDA. Lượngnước 400 - 500 lít/ha nếu dùng bình phun đeo vai hoặc máy phunkhác. Chỉ dùng nước sạch để pha thuốc. Thời vụ phun: Tốt nhất là khi cỏ sinh trưởng mạnh, lá còn xanh,chưa ra hoa (từ đầu mùa mưa, khoảng tháng 6 đến tháng 10). Thời gian phun thuốc vào buổi sáng, không phun buổi chiều.Phun xong 4 - 6 giờ trước khi có mưa thì hiệu quả diệt cỏ cao nhất.Quy trình kỹ thuật cây cao su - 2004 79 Không phát cỏ, cày, cuốc trong khu vực phun thuốc từ 3 - 4 tuầnsau khi phun, để thuốc lưu dẫn xuống diệt thân ngầm của cỏ. Sauthời gian này có thể cày trồng xen. Không để thuốc tiếp xúc với lá, chồi non, vỏ xanh cây cao su.BỆNH MẶT CẠOTriệu chứng: Cây cạo đang cho mủ bình thường, xuất hiện cácđoạn khô mủ ngắn trên miệng cạo. Vết khô lan nhanh và sau đó cây bị khô mủ hoàn toàn. Xử lý:- Phòng: Cạo đúng chế độ cạo quy định. Chăm sóc, bón phân đầy đủ cho vườn cây, Trị: Khi thấy cây cạo không có mủ là dấu hiệu bị bệnh, Từ chỗ đó cạo song song với đường cạo cũ một đường sâu tới gỗ để cách ly, chống lan rộng xuống phần vỏ phía dưới. Cho nghỉ cạo 1 - 2 tháng sau đó kiểm tra tình trạng bệnh nếu khỏi thì cạo lại với cường độ nhẹ hơn.BỆNH THÂN CÀNHDo nấm: Botryodiploidia theobromae Pat. Phân bố: Bệnh xuất hiện trên cây cao su vùng Đông Nam bộ,gây hại vỏ hóa nâu của cao su trên ba năm tuổi.Triệu chứng: Trên vỏ hóa nâu có nhiều mụn nhỏ kích thước 1 -2 mm, sau đó các mụn này lan ra toàn bộ thân cành. Cuối cùng cả thân cành bị nứt và có màu nâu, mủ rỉ ra từ những vết nứt. Trên thân cây bệnh đôi khi xuất hiện chồi, những cây bị nhiễm bệnh nặng hầu như sinh trưởng bị chựng lại và có trường hợp chết cả cây.Phòng trị: Thuốc trừ nấm gốc carbendazim (Vicarben 50HP,Carbenzim 500FL) nồng độ 0,5%. Dùng bình đeo vai có vòi dàiphun ướt toàn bộ thân cây 2 - 3 lần với chu kỳ 2 tuần/lần.

File đính kèm:

  • pptTRONG CAO SU.ppt
Bài giảng liên quan