Truyện ngắn: “Quả bầu khô”
Tôi chào đời giữa lúc đất nước còn chiến tranh. Nghe cô Út tôi kể lại mẹ sinh tôi ra được hai mươi ngày thì hay tin cha tôi đã hy sinh trong một trận càn. Nỗi đau mất chồng làm mẹ tôi héo gầy thân xác. Năm tôi lên mười đất nước được thống nhất.Vài năm sau, do chứng bệnh ngặt nghèo mẹ tôi cũng đã ra đi vĩnh viễn, bỏ lại tôi đứa con tội nghiệp đang rất cần sự bảo bọc, yêu thương. Bà tôi cũng qua đời chưa kịp gặp lại ông tôi sau mười lăm năm dài xa cách. Ông tôi từ quân ngũ trở về là một thương binh, tôi được sự cưu mang đùm bọc của nội và cô Út tôi từ dạo ấy.
Tôi sống thiếu tình thương của cha mẹ nên tôi phải tự lo, tự làm để nuôi sống bản thân. Nội và cô Út cũng quan tâm nhiều đến tôi, lo cho tôi đủ đầy như bao đứa trẻ khác– Tôi cũng được đến trường, cũng được quan tâm, cũng được yêu thương chăm sóc. Nhưng trong tôi lúc nào cũng khát khao hạnh phúc bên mẹ, bên cha, bên những người thân yêu nhất của mình.Tôi thèm được mẹ vuốt ve, được cha chăm sóc quở rầy. Biết đến bao giờ tôi có được?
cha nên tôi được nội cho học đến cấp ba. Những năm 1980 quê Tiền Giang gặp thất mùa, lũ lụt, đất nước xảy ra chiến tranh biên giới phía Tây Nam. Vào lớp mười tôi chưa được vinh dự đứng vào quân ngũ, ra chiến trường cùng thanh niên xã nhà lúc ấy.Tôi tiếp tục học trong sự cưu mang của nội.Ngôi trường cấp ba của huyện nhà không xa nhà tôi lắm. Từ nhà đến trường non hai cây số tôi thèm được ngồi trên chiếc xe đạp đòn-vông cho khoẻ mỗi lúc đến trường và cho ra vẻ con trai ngày ấy. Nhưng không được như ý ngưyện. Thấy tôi mê xe đạp, sợ tôi bỏ học đi làm, nội mua chiếc xe đòn-vông cũ kỹ của ông Ba sửa lại cho tôi đi học với giá rất rẻ.Thay vì mừng tôi lại giận và trách, giận nội, trong lòng tự hỏi tại sao mình khổ, nghèo đến mức này,còn nội thì bỏn xẻn từng đồng xu. Chưa bao giờ tôi thấy nội xài một thứ gì cho bản thân mình – Ăn không dám ăn, mặc không dám mặc thì làm gì sắm được chiếc xe đạp coi được cho tôi. Mỗi lần thấy tôi buồn, nội hiểu ý tôi và nói: - Chưa được đâu con, thủng thỉnh rồi mua. Nhưng có một chuyện nội tôi không bao giờ tiếc đó là mua sách học. Tôi cần gì nội cũng sẵn sàng mua, nội nói: - Ráng học sau này có nghề mua gì không được. Tôi thầm nghĩ nội không thương tôi nên nói vậy. Có lẽ nội dành tiền lo cho cô Út tôi vì nghe đâu cô tôi khổ lắm sống làm thuê ngày hai buổi không đủ no lòng đã vậy còn phải nuôi chồng bệnh tật và hai con nhỏ đang tuổi học hành.Trong tôi, sự ích kỷ, nhỏ mọn trỗi dậy. Tôi ganh tỵ với cô tôi và có thái độ không đồng tình với cách nói của nội.Tôi lại buồn cho cuộc đời bất hạnh của mình. Năm tôi học hết lớp mười hai chuẩn bị thi vào trường nghề, chữ nghĩa tạm đong đầy, ước mơ của nội sắp thành hiện thực. Cũng là lúc nội tôi già yếu, tóc nội bạc trắng, lưng nội còng thêm. Nét mặt của nội không còn trẻ trung như trước. Nhường vào đó là làn da nhăn nheo khắc khổ. Tôi nghĩ đến hình ảnh Lão Hạc trong tập truyện ngắn của Nam Cao mà tôi đã học tôi thấy thương nội làm sao! Mỗi ngày nội đếm từng quả bầu trên giàn thấy nội nhẫm tính, đếm đi đếm lại trên bàn tay gân guốc. Đột nhiên, nội nói : - Nam sửa giàn bầu lại cho nội, nó bị nghiêng. Bực mình nhưng tôi vẫn phải làm vì không làm thì ai sẽ làm cho nội.Tôi nghĩ làm cho lắm nội cũng không sắm sửa gì. Vậy đó mà, hễ lớp tôi có người bị bệnh thì nội bảo tôi mua bánh kẹo vào thăm. Có lần bạn tôi có đứa định nghỉ học vì hoàn cảnh khó khăn nội động viên khuyên bạn đến trường và cho bạn tập sách .Địa phương có phong trào gì nội sẵn sàng tham gia không sợ cực nhọc. Nội thường cùng các cô chú làm lại con đường ngập nước sau trận lũ cho học sinh đi lại dễ dàng. Xã tôi từ già đến trẻ ai cũng thương nội, quý nội, tôn trọng nội dù cho hiện tại nội rất nghèo. Ngày tôi lên thành phố thi Đại học nội gói cẩn thận vài trăm đồng cho tôi và bảo: - Ráng thi đậu nghe con, có nghề ông đỡ phải lo. Hôm ấy cô Út đưa tôi ra bến xe. Nội bị bệnh nên ở nhà. Ngày đầu lên thành phố tôi cùng các bạn tìm chỗ trọ xong thì học bài. Tôi quyết tâm phải thi đậu vào trường Đại học Kiến trúc vì vẽ là năng khiếu của tôi. Dù nghèo tôi cũng cố gắng hết sức mình để đạt được điều mình mong muốn.Còn lỡ như rớt thì xuống Cao Đẳng họcHết hai ngày. ,ba ngày ,bốn ngày.ngày thi cuối lòng tôi thấy bồn chồn quá mong được về nhà bên nội kể nội nghe về ngày đầu tiên lên thành phố. Về nhà trọ tôi chuẩn bị đồ đạc về quê cho kịp chuyến xe chiều.Từ Thành phố về bến xe Mỹ tho phải ngồi xe đò hai giờ đồng hồ tôi cảm thấy đường sao dài quá. Tôi ước gì mình có đôi cánh bay cho thật nhanh về bên nội .Xe đã đến đầu đường vào nhà tôi. Con đường quen thuộc hôm nay cảm như trống vắng lạ thường. Xa xa nhà tôi nấp dưới hàng bầu xanh mượt Sau nhà khói bếp bay lên nhiều hơn mọi ngày. Một vài người đang loay hoay rửa chén. Tôi vào nhà thấy cô Út mắt đỏ hoe. Nhà tôi hôm nay khói nhang nghi ngút. Trong nhà phía bên trái đặt một bàn thờ tang nhưng không có ảnh. Tôi hiểu được điều gì đã xảy ra. Cô út nghẹn ngào: - Nam ơi! nội chết rồi con ơi!. Tôi chết lặng người không khóc được. Cô út nói hôm nay là ngày mở cửa mã nội.Tôi buồn đến điếng người vì tôi vĩnh viễn không bao giờ còn thấy mặt nội trên đời.Tôi giận Út tôi sao không cho mình hay sớm. Trong tiếng nấc nghẹn ngào, cô bảo: - Nội bảo để con thi, đừng cho con hay. Tôi đến bàn thờ và khóc thật to như chưa được khóc bao giờ. Cuộc đời tôi thế là hết không còn ai lo lắng, yêu thương.Tôi ra mộ nội, ngôi mộ mới tinh còn thơm mùi đất bùn quê hương xứ sở. Đôi mắt tôi ráo hoảnh không còn giọt lệ nào để khóc tiễn ông. Lòng tôi như ai cắt từng đoạn ruột.Tối hôm ấy, cô út kể : - Con đi lên thành phố buổi sáng, chiều nội ra thăm giàn bầu đột nhiên té quỵ. Ông Ba đưa nội vào bệnh viện tỉnh Bác Sĩ cho biết nội bị đứt mạch máu não không cứu được. Trên đường đưa nội về nhà nội còn thì thào bên tai cô:“Nói với thằng Nam quả bầu khô Ba treo trên vách”. Rồi nội đi một cách nhẹ nhàng. Nội được bà con hàng xóm, bạn bè của nội lo tang lễ rất chu đáo. Nội nhắc quả bầu có lẽ nội muốn tôi nối nghiệp trồng bầu, vì đó là thú vui của nội.Hai tuần, rồi ba tuần trôi qua rất nhanh tôi tạm quen với những ngày thiếu nội.Tôi được kết quả đậu vào trường Cao Đẳng xây dựng theo nguyện vọng hai. Lòng tôi mừng khôn tả, phải chi nội còn sống nội sẽ vui sướng biết chừng nào.Tuy vậy, lòng tôi vẫn buồn, hụt hẫng vì điều kiện hiện tại rất khó khăn. Nhìn lên bàn thờ đốt vội ba nén nhang tôi thầm nghĩ: - Đời mình sao khổ thế này!. Chiều đến, tôi ra bờ ao nơi chứa biết bao kỉ niệm của ông cháu tôi. Những lần ông tập tôi bơi, dạy tôi câu cá. Ông dạy tôi cách làm giàn bầu. Những lúc rãnh rỗi ông kể chuyện tôi nghe về cuộc đời cậu bé tên Nguyễn Sinh Cung trong quyển “Búp Sen Xanh” của Tác giả Sơn Tùng có hoàn cảnh thương tâm nhưng đã vượt qua những gian khổ bằng nghi lực phi thường. Đó là bài học đầu tiên nội dạy cho tôi cách sống làm người từ tấm gương đạo đức của một danh nhân. Nội dạy tôi nên đọc những quyển sách hay, bổ ích Làn gió thổi mát lạnh làm tôi trở về thực tại, tôi lại miên man suy nghĩ : “mình sẽ phải làm gì để có một tương lai?” Đi học thì tiền đâu ? Làm cách nào có tiền lên thành phố? Tiền ăn ở, sách vởCó lẽ đường học vấn của tôi dừng lại, nối nghiệp nghề trồng bầu của nội. Đêm mùa hè trời vẫn nóng. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thoảng qua làm mát dịu vô cùng. Đêm về ánh trăng soi vào khe vách nhà nội sáng trưng. Bất chợt tôi cảm thấy nhớ tiếc một tình cảm thiêng liêng đã mất. Còn lại là một tương lai vô vọng. Nằm trên chiếc giường tre của nội, tôi thở dài nhìn quả bầu khô đứng buồn hiu trên vách. Tôi ngồi dậy bắc ghế đứng lên gỡ quả bầu xuống mân mê. Nội tôi có lẽ lau thường xuyên nên nó bóng. Nội làm cho quả bầu cái nút rất cẩn thận. Tôi mở ra xem trong ấy tối om nhẹ hững. Tôi lắc nhẹ và trút ra những vật giống như những điếu thuốc xoe tròn rơi ra, rất nhiều điếu giống nhau như vậy, ruột điếu thuốc thì ra là những tờ giấy bạc cuốn tròn. Tính tất cả có thể mua được gần chỉ vàng thời ấy. Cả gia tài quá lớn của nội dành cho tôi, nội có viết vài dòng chữ : “Dành cho thằng Nam đi học, tội nghiệp còn nhỏ đã chịu mồ côi”; “ Ông không dám xài, không dám ăn tất cả tiền bán bầu của ông cho con”. Tôi như muốn ngã quỵ, tôi buồn đến gương mặt sắp tê cứng. Tôi không ngờ rằng nội chắt chiu tất cả cho tôi. Số tiền này là cả một gia tài của nội để lại cho tôi. Đối với người khá giả thì nó không đáng là bao, nhưng với tôi nó là những giọt mồ hôi đong đầy của nội, những giọt mồ hôi ấy là những giọt nước mát trong lành là nền tảng để tôi có được một tương lai. Thời gian trôi qua thật nhanh, ngoãnh nhìn lại không ai có thể ngờ rằng mới đó mà đã hơn ba mươi năm kể từ ngày nội tôi ra đi vĩnh viễn.Tôi vào trường xây dựng bước đầu còn gặp khó khăn. Nhờ tiền của nội tôi xoay xở được một năm học. Sau đó vất vả, thiếu thốn tưởng chừng không chịu đựng được.Tôi sống bằng cơm gạo nhà nước thời bao cấp và làm thêm bên ngoài. Tôi vác hàng ở chợ, vào quán ăn phục vụ, dạy kèm. Tôi quyết xứng đáng với sự hy sinh của nội, không để sự hy sinh ấy trở thành vô nghĩa. Ba năm sau, tôi ra trường trở về quê hương làm việc.Trong khoảng thời gian ấy, tôi nếm trải đủ tất cả những cay đắng lẫn ngọt bùi của cuộc đời. Nhưng tôi vẫn cảm thấy mình được trưởng thành trong hạnh phúc. Tôi bây giờ là giám đốc một công ty xây dựng ở Tiền Giang. Tôi đã lập gia đình và có hai con. Chúng đã trưởng thành, chuẩn bị có nghề nghiệp ổn định. Nhớ lại lúc nhỏ tôi sống thiếu tình thương cha mẹ, được sự yêu thương chăm sóc của nội. Giờ đây tôi đang sống hạnh phúc bên gia đình nhưng không sao quên được những ngày bên nội. Ngôi nhà của nội đã được xây lại khang trang. Cô út tôi lo nhang khói cho nội. Quả bầu ngày xưa vẫn còn . Nó được đặt trong cái tủ kính nhỏ trong suốt đặt trang trọng trên bàn thờ của nội. Mỗi năm đến ngày giỗ nội tôi cùng gia đình về thăm lại ngôi nhà bên cái ao làng có nhiều kỉ niệm. Mãnh đất cũ vẫn tiếp tục trồng bầu. Cô Út là ngươì chăm sóc. Nhìn những quả bầu tôi lại nhớ đến nội tôi.Tôi không thể nào quên được quả bầu ngày ấy. Nó là niềm tin là ước mơ của nội -quả bầu đã tưới mát cuộc đời tôi. Hiện tại tôi thường có mặt trong các công trình xây dựng và giúp đỡ rất nhiều cho những học sinh nghèo hiếu học.Tôi thầm cảm ơn nội, nội đã dạy cho tôi về cuộc sống, về cách sống làm người.Tôi hiểu được một điều“Sự tích luỹ bao giờ cũng có một kết quả tốt đẹp nếu như người ta biết tích luỹ và đầu tư đúng mục đích”. Về thăm mộ nội lần này tôi lại đi công tác xa. Có lẽ, tôi xa nội hai năm trời trên đất khách.Tôi tranh thủ lau chùi từng viên gạch men bóng loáng trên ngôi mộ thân yêu. Mỗi lần như thế tôi lại nhớ đến những điếu thuốc xoe tròn của nội trong quả hồ lô. Hơn bốn mươi tuổi đầu nhưng lúc nào tôi cũng như đứa trẻ cần sự dạy dỗ, chở che của nội. Lòng tôi lại nuối tiếc ân hận về những suy nghĩ nông cạn của mình thuở xưa.Trời đã xế chiều, vẳng đâu đây tiếng gà gọi vào chuồng, vài ngôi nhà phảng phất những làn khói trắng.Trong những làn khói ráng ban chiều tôi lại nhớ những ngày bên nội, bất giác tôi gọi thầm hai tiếng: “Nội ơi!”. Tháng 8 năm 2009 Tác giả Đặng Ngọc Nga Trường THCS Tam Hiệp Châu Thành Tiền Giang
File đính kèm:
- Truyện dự thi.doc