Tư liệu giảng dạy Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (T3)

Trong SGK đề cập tới Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2005). Đến nay, Luật này đã được thay thế bằng 2 luật mới là: Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2011.

Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong SGK được trình bày theo Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2005). Quy trình mới được thực hiện theo Luật Khiếu nại năm 2011, cụ thể như sau:

 - Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Bước 2 - Người giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật định.

 

doc1 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư liệu giảng dạy Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (T3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tư liệu giảng dạy Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ (t3)
* Bài 7 (Trang 76)
Trong SGK đề cập tới Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2005). Đến nay, Luật này đã được thay thế bằng 2 luật mới là: Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2011.
Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong SGK được trình bày theo Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2005). Quy trình mới được thực hiện theo Luật Khiếu nại năm 2011, cụ thể như sau:
	- Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Bước 2 - Người giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật định.
Kết quả của việc giải quyết khiếu nại là một quyết định giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính; chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại ; bồi thường thiệt hại (nếu có) cho người khiếu nại theo nguyên tắc “người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự”.
Bước 3 - Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách: hoặc tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan đã bị khiếu nại lần đầu; hoặc kiện ra Toà án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. 
Bước 4 – Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại. Nếu quyết định nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ, người giải quyết khiếu nại lần hai ra quyết định yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại phải sửa đổi, huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại, bồi thường thiệt hại (nếu có).
Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai hoặc hết thời hạn quy định thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

File đính kèm:

  • docTư liệu giảng dạy Bài 7.doc