Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nền giáo dục mở

Vị trí, vai trò của giáo dục từng được Hồ Chí Minh khẳng định là quốc sách hàng đầu, được thể hiện xuyên suốt và nhất quán trong tất cả các phát biểu, quan điểm, tư tưởng của Người, kể từ những ngày đầu đất nước mới giành được độc lập cho đến lúc Người đi xa.

Trong thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường đầu tiên dưới chính thế Việt Nam dân chủ cộng hòa, người gửi gắm niềm tin: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, đất nước Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em ”

 

doc8 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nền giáo dục mở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 năng lực để hoàn thiện nhân cách trong tình hình mới. Người xác định nội dung học tập gắn với thực hiện nhiệm vụ mà mỗi cán bộ, đảng viên đảm nhiệm. Đối với cán bộ quân đội, Người đặt ra yêu cầu phải tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, quân sự, lòng trung thành với Đảng với Tổ quốc, nhân dân Theo Bác, quân đội ta trước hết phải là đội quân tuyên truyền vận động nhân dân làm cách mạng, do vậy, mỗi quân nhân phải thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng, vận động nhân dân để nhân dân tin theo Đảng, thực hiện sự nghiệp cách mạng vẻ vang.
Học tập suốt đời, lấy tự học làm cốt
Theo Bác, mỗi cán bộ, đảng viên có vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước, do đó phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt, có tư duy độc lập và sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng công tác. Theo Người, vấn đề học tập là “suốt đời” chứ không phải chỉ là lớp học, khóa học hoặc mang tính “thời vụ”, rồi sau đó lại “đâu vào đấy”. Người chống thói qua loa đại khái, lười học, lười suy nghĩ dẫn đến tình trạng khi giải quyết công việc thì “được chăng hay chớ”, “gặp đâu làm đấy”, chất lượng công việc thấp, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Người chỉ rõ: “Cán bộ và đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự, mà xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to. Khác nào người thày thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa”3. Do đó, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải “ham học tập để nâng cao trình độ của mình”4 và coi đây là một tiêu chuẩn, một giá trị đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Từ đó, Người vạch rõ phương hướng, nhiệm vụ đối với cán bộ, đảng viên là không được nhãng việc học tập, phải tu dưỡng không ngừng, đối với người cán bộ “chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”5. Người đặt lên hàng đầu “lấy tự học làm cốt”6, cán bộ, đảng viên phải biết “tự động học tập”, phải xác định tư tưởng cho đúng. Học tập phải trở thành nhu cầu, thói quen, hành vi hàng ngày của cán bộ, đảng viên. Cán bộ nào lười học, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận, cập nhật thông tin mới, những hiểu biết mới cũng là một biểu hiện suy thoái về đạo đức.
Học tập mọi lúc, mọi nơi 
Cán bộ, đảng viên phải tận dụng thời gian, dành công sức, tranh thủ học tập, học ở trường, lớp, sách vở và học ở nhân dân. Bác nhấn mạnh: nhân dân ta rất cần cù và sáng tạo, những giá trị văn hóa, tinh thần do nhân dân sáng tạo là nguồn tri thức, là những kinh nghiệm rất phong phú, là “những bài học quý”, do đó, cán bộ, đảng viên phải chịu khó học hỏi ở nhân dân “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn”7. Và chính thông qua học tập, tiếp xúc với nhân dân mà cán bộ, đảng viên có điều kiện gần gũi, nắm được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, từ đó tổng kết được tình hình, nguyện vọng của dân. Từ đó, tham mưu, đề xuất tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, tạo niềm tin, đồng thuận của dân và toàn xã hội tiến hành sự nghiệp cách mạng. Người kiên quyết chống thói quan liêu, xa dân, không chịu học hỏi nhân dân, coi khinh dân và coi đây là những quan niệm, hành vi đối lập với phẩm chất của người cán bộ cách mạng cần phải được lên án, xử lý.
Gắn học tập và làm việc
Tư tưởng của Người về học tập nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên là phải thiết thực, bổ ích, hiệu quả, sát với với công việc của mỗi người; nếu không đạt được như vậy là “phí công, phí của, vô ích”. Bác nhấn mạnh “học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận8. Tri thức, lý luận của cán bộ, đảng viên tích lũy được trong học tập phải nhằm giải quyết nhiệm vụ thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn ngày càng đạt hiệu quả và chính thông qua hoạt động thực tiễn để sáng tạo, khái quát, tổng kết kinh nghiệm, phát hiện, bổ sung hoàn thiện đường lối cách mạng của Đảng. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trong học tập người học phải sáng tạo, biết kế thừa tinh hoa tri thức của dân tộc và nhân loại. Phương pháp học tập là kết hợp chặt chẽ giữa học với hành, lý luận gắn liền với thực tế, tích luỹ tri thức với rèn luyện đạo đức cách mạng. Đối với nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập “phương pháp biện chứng” chứ không rập khuôn, máy móc. Người còn cho rằng trong học tập của cán bộ, đảng viên là khó khăn, lâu dài nhưng nếu có quyết tâm cao, phương pháp học tập tốt thì mọi việc đều có thể làm được “Không có việc gì khó. Chỉ e ta không siêng siêng học tập thì mau biết”9.
Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định “học tập là công việc suốt đời của cán bộ, đảng viên”. Mọi cán bộ, đảng viên phải có kế hoạch thường xuyên để học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn. Học tập vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên và phải được quy định thành nền nếp, chế độ. Thực tiễn cho thấy còn không ít cán bộ, đảng viên còn “học vì bằng cấp”, “cốt để tiêu chuẩn hóa chức danh” Những biểu hiện đó là trái với tư tưởng của Bác về mục đích học tập cần được phê bình, sửa chữa, để mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng thực sự là tấm gương về học tập cho quần chúng noi theo, góp phần đưa cả nước trở thành một “xã hội học tập”, phấn đấu vì Việt Nam giàu đẹp, văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
________________________________________
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H.2000, tr. 684.
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 11, Nxb CTQG, H.2000, tr. 505.
3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H.2000, tr. 231.
4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H.2000, tr. 251.
5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H.2000, tr. 252.
6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H.2000, tr. 273.
7 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6, Nxb CTQG, H.2000, tr. 50.
8 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 8, Nxb CTQG, H.2000, tr. 497.
9 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H.2000, tr. 632.
Tạp chí Xây dựng Đảng
HỒ CHÍ MINH VÀ VẤN ĐỀ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN 
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh xây dựng đội ngũ và chăm lo, bồi dưỡng cán bộ là một công việc trọng yếu của Đảng. Hơn ai hết, Người hiểu rất rõ rằng “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì thế mà “phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu”.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều mà Người quan tâm trước hết ở người cán bộ cách mạng là vấn đề đạo đức. Với những thanh niên Việt Nam yêu nước tại lớp Huấn luyện chính trị Quảng Châu, khi giảng về Tư cách người cách mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tự mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại. Chịu khó. Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. ít lòng ham muốn về vật chất. Bí mật”. Theo Người, “Tự mình phải; Đối người phải; Làm việc phải” trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” là hệ tiêu chuẩn thuộc về tư cách đạo đức cách mạng mà người cán bộ, đảng viên nhất định phải có. Những phẩm chất này là đòi hỏi nghiêm khắc đối với người cán bộ cách mạng, giúp họ có sức hấp dẫn, quy tụ, lôi cuốn được quần chúng, nhằm hoàn thành những nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó. 
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Đảng Cộng sản từ hoạt động bí mật đã trở thành Đảng cầm quyền. Tình hình mới và những trọng trách mới đòi hỏi người cán bộ, đảng viên càng phải cố gắng phấn đấu vươn lên. Tiên liệu được tình hình, và đặc biệt là để củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn các cán bộ, đảng viên, phải làm việc theo nguyên tắc “Hết sức nghe mệnh lệnh của Chính phủ”. Phải thật thận trọng, phải giữ gìn trước những cám dỗ của quyền lực, trước những thói hư tật xấu của chế độ cũ, của lớp quan lại cũ và cũng phải luôn tâm niệm rằng “các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác công việc chung cho dân” nên “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh... Phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. 
Ở mỗi giai đoạn nhất định của tiến trình cách mạng, quan niệm về phẩm chất đạo đức, tư cách của người cán bộ, đảng viên lại có những yêu cầu cụ thể. Song nhất quán và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì, đó phải là những con người dám xả thân cho cách mạng, đi tiên phong trong phong trào quần chúng, phải biết “làm việc”, biết “sửa đổi lối làm việc” và luôn luôn phải rèn luyện đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Như sông có nguồn thì mới có nước, như cây phải có gốc, vì nếu không có gốc thì cây chết, người cán bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng, vì nếu không có đạo đức cách mạng, thì “dù tài giỏi đến đâu cũng không thể lãnh đạo được nhân dân”. Đạo đức cách mạng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là đạo đức hành động vì nhân dân, thể hiện bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng vững vàng, tự tin và dám chịu trách nhiệm trước bất kỳ khó khăn nào. Người cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, để lòng mình hướng đến “chí công, vô tư”, để “khi đi thì dân tiếc, sắp đến thì dân mong”. 
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, rèn luyện người cán bộ, đảng viên có đủ đức và đủ tài, vừa hồng và vừa chuyên. Thời chiến cũng như thời bình, nơi chiến trường hay tại hậu phương, trong học tập, lao động, sản xuất hay khi chiến đấu, Người luôn quan tâm, động viên và dìu dắt đội ngũ cán bộ, đảng viên để họ thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Theo Người, chừng nào chủ nghĩa cá nhân với những căn bệnh thường mắc như cậy quyền và cậy thế, kiêu ngạo và xa hoa, quan liêu và coi thường quần chúng, tự kiêu và không muốn học tập, không thực hiện tốt phê bình và tự phê bình vẫn còn hiện hữu, thì chừng đó cán bộ, đảng viên sẽ không thể hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, hoàn thành những trọng trách mà nhân dân tin tưởng giao phó. 

File đính kèm:

  • docTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG MỘT NỀN GIÁO DỤC MỞ.doc