Tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên

I- Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia.

1, Hướng nghiệp là gì ?

Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề nghiệp mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình, tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất nhiều các hoạt động của hướng nghiệp. Thuật ngữ hướng nghiệp (career mentoring) nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (career assessment), quản lý nghề nghiệp (career management), phát triển nghề nghiệp (career development).

Trong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Hướng nghiệp là một quá trình liên tục tác động từ khi người học còn ngồi học ở bậc phổ thông, qua quá trình trao dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được nơi lao động phù hợp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
uất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.
Trên thế giới hiện nay có trên dưới 2000 nghề với hàng chục nghìn chuyên môn. Ở Liên Xô trước đây, người ta đã thống kê được 15.000 chuyên môn, còn ở nước Mỹ, con số đó lên tới 40.000.
Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp”. Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường (dạy nghề, trung học chuyên ngiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau. (Dự án Hướng Nghiệp VIE Thanh Niên).
II- Nguyên tắc chọn nghề:
Để chọn nghề nghiệp phù hợp, bạn cần phải trả lời và thực hiện theo các bước phía dưới, mỗi bước phải trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn.
1. "Tôi biết nghề gì?": Liệt kê các ngành nghề bạn đã biết, đồng thời mô tả các đặc điểm đặc trưng của ngành nghề đó. Nếu biết quá ít ngành nghề, bạn cần phải bổ sung thêm thông tin. 
Ví dụ: 
ngành a
ngành b
ngành c
ngành d
Muốn chọn nghề, xác định nghề nghiệp và xác định sở thích thì trước hết phải nắm được nghề đó là nghề gì, nghề đó như thế nào. Càng biết được nhiều nghề, cơ hội chọn lựa càng nhiều, và theo đó sở thích cũng được rõ ràng hơn.
2. "Tôi phù hợp với những nghề nào?": học sinh tự đánh giá năng lực cá nhân, so sánh với các điều kiện cần thiết để theo đuổi nghề trong bản mô tả nghề , so sánh với yêu cần năng lực cần thiết để theo đuổi nghề, bạn gạch bỏ đi những ngành không phù hợp trong danh sách. 
Ví dụ thực hiện: 
ngành a
ngành b  (ngành này không phù hợp với năng lực của tôi)
ngành c  (ngành này không phù hợp với năng lực của tôi)
ngành d
Việc đánh giá năng lực cá nhân để chọn nghề phù hợp là tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân trong quá trình theo đuổi nghề nghiệp.
3. "Tôi thích những nghề gì trong những nghề tôi đã biết?": trong danh sách các nghề bạn đã biết, gạch chân những ngành mà bạn thích, bạn có thể chọn cả các ngành không phù hợp với năng lực của bạn (những ngành đã bị gạch bỏ ở câu 2).
Ví dụ thực hiện: 
ngành a
ngành b (tôi thích nghề này)
ngành c 
ngành d (tôi thích nghề này) 
4. "Tôi nên chọn theo nghề gì?": trong ba câu hỏi ở trên bạn đã có danh sách với các ngành bạn biết, với những ngành bạn thích, và cả những ngành không phù hợp với bạn. Đến đây bạn cần lọc ra thành các nhóm với thứ tự ưu tiên như sau:
Nhóm 1: là những ngành mà bạn thích, và bạn có năng lực  theo đuổi (những ngành có 1 dấu gạch dưới chân, trong ví dụ trên là ngành d ).
Nhóm 2: những ngành có năng lực theo đuổi, nhưng không thích (những ngành không có dấu gạch dưới chân, trong ví dụ trên là ngành a).
Nhóm 3: những ngành thích nhưng không có năng lực theo đuổi (những ngành có cả hai dấu gạch chân và gạch bỏ, trong ví dụ trên là ngành b )
Nhóm 4: những ngành không thích và cũng không có năng lực để theo đuổi (ngành có một gạch bỏ, trong ví dụ là ngành c).
Chúng ta phân tích từng nhóm:
Nhóm 4: những ngành này hoàn toàn không phù hợp với bạn, không nên chọn vào những ngành này.
Nhóm 1: những ngành này hoàn toàn phù hợp với bạn, và bạn có thể đăng ký theo đuổi vào một trong bất cứ ngành nào trong danh sách này.
Nhóm 2: bạn nên tìm hiểu rõ thêm những ngành này, đừng loại bỏ nó. Muốn làm một nghề phải thích và đam mê nó. Tuy nhiên, ở lứa tuổi học sinh, sở thích còn có nhiều thay đổi. Sở thích mang yếu tố tâm lý, do đó khi chịu sự tác động, sở thích sẽ thay đổi. Do vậy, rất có thể khi tìm hiểu kỹ hơn, bạn sẽ thấy mình thích thêm những ngành nghề trong nhóm 2 này và đưa một số ngành trong nhóm này về nhóm 1.
Nhóm 3: Các ngành trong nhóm này có thứ tự ưu tiên chọn lựa thấp nhất, tức là cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định chọn theo ngành trong nhóm này.
Như đã biết, có nhiều ngành đòi hỏi những yêu cầu riêng về thể chất, tâm lý... của người tham gia nghề. Nếu đặc điểm của cá nhân không phù hợp thì bản thân sẽ gặp rất nhiều khó khăn, và phải phấn đấu thất nhiều mới đạt được. Hãy xem thử bạn có khả năng phấn đấu hết mình không, có nản chí để rồi đứt gánh giữa đường không. Nếu bạn rất rất thích ngành trong nhóm này, hãy lưu tâm đến những vấn đề trên.
Kế tiếp:
Từ danh sách các nghề phù hợp đã chọn, kết hợp với điều kiện sống của cá nhân, kinh tế có ổn định không, có muốn phục vụ ở địa phương không (đặc biệt là các bạn ở tỉnh vùng sâu, vùng xa)...; kết hợp với các thông tin về nhu cầu nhân lực, cơ cấu ngành nghề ở địa phương...; kết hợp với những thông tin tuyển sinh từ các cơ sở đào tạo chọn ra cho mình những nghề bản thân có thể theo đuổi.
Và cuối cùng là việc đăng ký tuyển sinh tại các cơ sở đào tạo, và tất nhiên đề phòng bạn không theo học tại cơ sở đã đăng ký, hãy chuẩn bị tinh thần để làm thêm một số  bộ hồ sơ khác cho các ngành mình đã chọn.
Nguyễn Dũng (nghiên cứu và thực hiện)
Tags: khoa học hướng nghiệp; nguyên tắc chọn nghề).
III- Những khó khăn thường gặp khi chọn nghề:
Trong quá trình chọn nghề thường gặp những khó khăn sau đây:
1. Thiếu thông tin nghề:
Rất nhiều người chỉ biết tên gọi của nghề mà không hình dung được nội dung, hình thức, tính chất, yêu cầu... của lao động trong nghề. 
2. Thiếu thông tin về thị trường lao động
Thị trường lao động là phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường.  Nó hình thành phát triển và hoạt động trong mối quan hệ hữu cơ với các thị trường khác (thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ...) trong một thị trường xã hội thống nhất. Thị trường lao độngbiểu hiện quan hệ lao động diễn ra giữa một bên là người lao động và một bên là người sử dụng lao động dựa trên nguyên tắc thỏa thuận, thông qua các hợp đồng lao động.
Người lao động được đào tạo hoặc không được đào tạo đều tham gia vào thị trường lao động và bị chi phối bởi qui luật cạnh tranh, thuê mướn, lợi nhuận và hiệu quả. Do vậy, người lao động phải quan tâm đầy đủ tới chất lượng (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo)- giá thành - thời điểm (đáp ứng) khi họ tham gia vào thị trường lao động. Đó là yêu cầu hết sức khắt khe đỏi hỏi sự tích lũy kinh nghiệm và học nghề suốt đời của người lao động nếu như họ muốn có việc làm và thu nhập cao.
Thông tin về thị trường lao động: là những thông tin về nhu cầu sử dụng nhân lực các loại của tỉnh, thành phố trong năm kế hoạch: nhu cầu sử dụng nhân lực các loại cho các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu chế xuất và cho các loại doanh nghiệp và liên doanh của các thành phần kinh tế khác.
3. Thiếu điều kiện tài chính để theo học nghề
Nhiều người đã chọn được nghề phù hợp nhưng thiếu điều kiện tài chính theo học như không đủ tiền đóng học phí, không có điều kiện để trọ học. Nhiều gia đình có con thi đỗ vào trường đại học nhưng đành phải cho con ở nhà vì thu nhập của gia đình không đủ sức cung ứng cho việc học của con em. Trong hoàn cảnh ấy, nhiều em vừa học đại học, vừa lao động. Hình thức để tạo thu nhập rất đa dạng: làm gia sư, khuân vác ở bến xe hoặc ở chợ, phục vụ trong các nhà hàng ăn uống, giúp việc gia đình...
Theo quyết định số 107/2006/QĐ-TTg Ngày 18 tháng 5 năm 2006, chỉ thị 21/2007/CT-TTg ngày 4/9/2007, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/6/2007 về tín dụng cho vay đối đối với học sinh, sinh viên. Theo đó, học sinh, sinh viên sẽ được vay vốn tối đa là 800.000đ/tháng. Lãi suất cho vay hết sức ưu đãi chỉ 0,5%/tháng và lãi suất quá hạn cũng không quá 130% lãi suất vay. Đối tượng được vay vốn là những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; mồ côi... các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, không phân biệt công lập và ngoài công lập; không phân biệt chính quy hay tại chức; không phân biệt thời gian đào tạo trên một năm hay dưới một năm.
Việc vừa học vừa làm rất vất vả, song lòng yêu nghề và lý tưởng nghề là động lực để các em vượt qua khó khăn này.
4. Bị gia đình phản đối
Hiện tượng bị cha mẹ, người thân trong gia đình phản đối việc chọn nghề của các em cũng khá phổ biến. Người lớn can thiệp vào việc chọn nghề của các em thường do động cơ muốn con em mình chọn những nghề mà theo chủ quan của họ thì đó là lĩnh vực hoạt động mang lại lợi ích thiết thực. 
Ví dụ: cha mẹ không cho con cái theo học nghề địa chất, nông nghiệp vì không có cơ hội ở thành phố... Trong những trường hợp như thế mà thiếu bản lĩnh thì các em sẽ không thể chọn được nghề phù hợp với khả năng và nguyện vọng của bản thân.
5. Một số khó khăn từ phía xã hội
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo ra những đặc điểm mới của xã hội:
- Những tri thức mới hình thành rất nhanh. Có những kiến thức được đưa vào năm thứ nhất của trường đại học, được sinh viên tiếp  nhận thì khi học đến năm thứ tư chúng đã trở nên lạc hậu. Do vậy, khó khăn đầu tiên là phải nỗ lực học và luôn tham khảo các tài liệu để kiến thức đã tiếp thu sẽ được "trẻ hóa" và phải "học nữa, học mãi" "học suốt đời".
- Trên thị trường ngày nay các sản phẩm luôn đổi mới. Trước đây có sản phẩm tồn tại trên thị trường hàng chục năm nhưng ngày nay nó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn. Vòng đời của công nghệ đang được rút ngắn nên sản phẩm sẽ thay thế nhau, kế tiếp nhau rất nhanh. Sáng tạo là theo nghề. Thiếu sáng tạo sẽ bị nghề từ chối.
Ở những vùng núi cao hẻo lánh không có đường ô tô, sống biệt lập với khu đô thị, thiếu sách báo, truyền hình, internet nên rất khó trong việc tích lũy tri thức, trau dồi học vấn. Những khó khăn đó cũng là trở ngại khi chọn nghề. (Nguồn trang 16 đến 18,  "Sổ tay Tư vấn Hướng Nghiệp và chọn nghề", Nhà xuất bản Giáo Dục, năm 2008).

File đính kèm:

  • docGT Hướng nghiệp cho TN123.doc