Tuần 27 - Tiết 27: Đề kiểm tra môn giáo dục công dân lớp 6

1.Về kiến thức:

- Học sinh biết:

+ Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường.

+ Nêu được một số quyền theo Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.

+ Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập.

- Học sinh hiểu:

+ Giải thích được ý nghĩa của việc thực hiện an toàn giao thông.

 

doc12 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 27 - Tiết 27: Đề kiểm tra môn giáo dục công dân lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
:
 Hòa nhặt được chiếc ví trong đó có giấy tờ và một số tiền. Hòa đã vứt giấy tờ đi, còn tiền thì Hòa giữ lại để đóng học phí.
 Hỏi:
 1.Vận dụng hiểu biết về quyền sở hữu tài sản của công dân , em hãy cho biết hành vi của Hòa đúng hay sai? Vì sao?
 2. Nếu là Hòa trong trường hợp này, em sẽ làm gì?
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (1 đ): HS nêu được các tác hại của TNXH :
Tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức của con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV/AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm.
Câu 1: (3 đ): HS nêu được qui định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí , cháy, nổ và các chất độc hại:
- Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại gây ra , pháp luật nước ta nghiêm cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại. ( 1 đ)
- HS nêu được 3 cách ứng xử:
 + Ngăn cản hành vi dại dột, nguy hiểm của bạn hoặc em nhỏ.
 + Giải thích để bạn hiểu tác hại, hậu quả của hành vi ( tai nạn do cháy, nổ)
 + Khuyên bạn , em không nên chơi trò nguy hiểm đó.
 + Báo cho người lớn biết giúp đỡ và ngăn cản...........
Câu 3: (1 đ) : Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình , bao gồm : quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
Câu 4: (2 đ): HS nêu được
- 4 ví dụ quyền khiếu nại: Phạt hành chính quá mức qui định, buộc thôi việc nhân viên không rõ lí do, quyết định kỉ luật không đúng, việc chủ tịch xã lợi dụng quyền chia đất không đúng mục đích...
- 4 ví dụ quyền tố cáo: Tố cáo kẻ xâm phạm tài sản nhà nước, tài sản công dân, phát hiện tụ điểm buôn bán ma túy, buôn bán động vật quí hiếm...
Câu 5: ( 3 đ) HS trả lời : 1. Hành vi của Hòa là sai. ( 0,5 đ)
 Giải thích: ( 1,5 đ)
- Quyền sở hữu tài sản của công dân gồm có 3 quyền cụ thể : quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt . Hòa không phải là chủ sở hữu của chiếc ví nên không có quyền gì đối với chiếc ví. 
- Nghĩa vụ của công dân là phải tôn trọng tài sản của người khác. 
2. Nếu là Hòa , em sẽ giữ nguyên trạng chiếc ví và tìm cách trả lại cho người mất, cụ thể theo các cách: ( 1 đ )
- Nếu có điều kiện em tìm theo địa chỉ trên giấy tờ trao tận tay người mất.
- Nhờ cô giáo chuyển cho người mất
- Nộp cho cơ quan công an.
- Tìm cách báo cho người mất..
Ngày kiểm tra:28 /2/2013
Tuần 26 (Tiết 26) 
ĐỀ KIỂM TRA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9
(Phạm vi giới hạn: Bài 12,13,14)
I.MỤC TIÊU KIỂM TRA:
1. Về kiến thức:
- Biết Thuế là gì? Hiểu được quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, qui định chênh lệch về thuế.
- Biết lao động là gì? Hiểu ý nghĩa của lao động? Nắm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Nắm trách nhiệm của công dân - học sinh về vấn đề hôn nhân.
2. Về kĩ năng:
- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật hôn nhân và gia đình.
- Phân biệt quyền và nghĩa vụ lao độngcủa công dân
3. Về thái độ:
- Không tán thành việc kết hôn sớm
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. MA TRẬN
Chủ đề
Mức độ
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 1 .Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
Khái niệm thuế
Biết về mức chênh lệch về thuế
Xử lí tình huống
Số câu 
Số điểm 
1
3
1
2
2
5
2 .Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Khái niệm lao động, ý nghĩa của lao động
Hiểu tại sao lao động là quyền và nghĩa vụ của CD
Số câu 
Số điểm 
0,5
0,5
0,5
2,5
1
3
 3.Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Xác định đúng quyền và nghĩa vụ
Số câu 
Số điểm 
1
2
1
2
Tổng số câu 
Tổng số điểm 
Tỉ lệ %
1,5
3,5 
3,5%
 0,5
2,5
2,5%
2
4
40%
4
10
100%
IV. Đề bài
Câu 1: ( 3 đ) Thuế là gì? Tại sao Nhà nước lại qui định các mức thuế chênh lệch nhau đối với các mặt hàng ? 
Câu 2: ( 3 đ) Thế nào là lao động ? Nêu ý nghĩa của lao động? Tại sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân ?
Câu 3: ( 2 đ) Nêu trách nhiệm của công dân - học sinh về vấn đề hôn nhân ?
Câu 4: ( 2 đ) Tình huống
Trong giấy phép kinh doanh của bà H có 8 loại mặt hàng, nhưng Ban quản lí thị trường kiểm tra thấy trong của hàng bà có bán tới 12 loại hàng .
 Theo em, bà H có vi phạm qui định về kinh doanh không? Nếu có thì đó là vi phạm gì?
V. Đáp án
Câu 1: ( 3 đ) 
a. Thuế là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách Nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung ( 1 đ)
b.Nhà nước qui định các mức thuế chênh lệch vì: ( 2 đ)
- Nhà nước khuyến khích sản xuất trong nước và xuất khẩu hàng hóa
 Khuyến khích phát triển đối với những ngành, những mặt hàng cần thiết đối với đời sống nhân dân (Miễn thuế hoặc thuế thấp)...
- Hạn chế đối với những ngành, một số mặt hàng xa xỉ, không cần thiết đối với đời sống nhân dân(đánh thuế rất cao)....để không sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu...
Câu 2: ( 3 đ) 
a. Lao động là một hoạt động của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội ( 0,5 đ)
Ý nghĩa của lao động : Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước và nhân loại. (0,5 đ)
b.Lao động là quyền vì: Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình ( 1 đ)
c.Lao động là nghĩa vụ vì : 
- Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình.
- Mọi người đều phải tham gia lao động góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội .
- Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân. (1 đ)
Câu 3: ( 2 đ) 
- Công dân - học sinh phải có thái độ tôn trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân.
- Không vi phạm qui định của pháp luật về hôn nhân.
- Công dân – học sinh biết đánh giá đúng bản thân, nắm vững qui định của Pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân, cùng gia đình thực hiện đúng pháp luật về hôn nhân và gia đình, từ đó biết tự bảo vệ mình...
Câu 4: ( 2 đ) 
Bà H đã vi phạm qui định về kinh doanh , bà đã kinh doanh không đúng mặt hàng ghi trong giấy phép , bà đã vi phạm pháp luật về kinh doanh. Vì trong giấy phép kinh doanh của mình bà đăng kí 8 mặt hàng nhưng thực tế khi kiểm tra Ban quản lí thị trường đã phát hiện cửa hàng của bà có 12 mặt hàng....
Họ tên : ............................... Thứ ... ngày tháng 3 năm 2013
Lớp 6a Kiểm tra 45’ – Môn GDCD 6
Điểm
Lời phê của cô giáo
Đề bài
CÂU 1: (2,5 điểm) Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào? Gồm mấy nhóm quyền? Việt Nam kí và phê chuẩn công ước khi nào?
CÂU 2: (2 điểm) Thực hiện trật tự an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội? 
CÂU 3: ( 2 điểm) Hãy nêu tầm quan trọng của việc học tập?
CÂU 4: ( 3,5 điểm) Tình huống: 
Mai năm nay 12 tuổi làm thuê cho một cửa hàng ăn uống. Hàng ngày, Mai phải làm rất nhiều công việc khác nhau từ sáng sớm đến khuya như: nhóm lò, rửa bát, dọn dẹp,... có những công việc nặng quá sức của em. Mai lại thường xuyên bị bà chủ đánh đập, mắng nhiếc. Mai không được đi học, không được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi.
Theo em, trong tình huống trên, những quyền nào của trẻ em bị vi phạm?
Họ tên : ............................... Thứ ngày tháng 3 năm 2013
Lớp 7a Kiểm tra 45’ – Môn GDCD 7
Điểm
Lời phê của cô giáo
Đề bài
Câu 1: (3 đ) Thế nào là môi trường? Cho ví dụ ? Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống của con người?
Câu 2: (3 đ) Di sản văn hóa vật thể là gì; bao gồm mấy loại ? Cho ví dụ?( mỗi loại cho 3 ví dụ)
Câu 3 (1đ): Kể tên 4 di sản phi vật thể của nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể?
Câu 4 (3đ): Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng để cho anh em Tú được đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi,Tú đã bỏ học đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng sút kém. Có lần bị bố mắng, Tú bỏ học đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, Tú không đủ điểm để lên lớp và phải học lại.
Hãy nêu, nhận xét của em về việc làm sai của Tú. Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em?
Bài làm
Họ tên : ............................... Thứ ngày tháng 2 năm 2013
Lớp 8a Kiểm tra 45’ – Môn GDCD 8
Điểm
Lời phê của cô giáo
Đề bài
Câu 1 (1 đ): Nêu tác hại của tệ nạn xã hội?
Câu 2 (3 đ) : Em hãy cho biết, để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại gây ra , pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào?
Em sẽ làm gì khi thấy bạn bè hoặc em nhỏ chơi nghịch lửa hoặc các vật lạ?
Câu 3 (1 đ): Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? 
Câu 4 (2 đ): Hãy nêu ví dụ 4 trường hợp có thể sử dụng quyền khiếu nại, 4 trường hợp có thể sử dụng quyền tố cáo?
Câu 5 ( 3 đ): Tình huống 
 Hòa nhặt được chiếc ví trong đó có giấy tờ và một số tiền. Hòa đã vứt giấy tờ đi, còn tiền thì Hòa giữ lại để đóng học phí.
 Hỏi: 1.Vận dụng hiểu biết về quyền sở hữu tài sản của công dân , em hãy cho biết hành vi của Hòa đúng hay sai? Vì sao?
 2. Nếu là Hòa trong trường hợp này, em sẽ làm gì?
Bài làm
Họ tên : ............................... Thứ 5 ngày 28 tháng 2 năm 2013
Lớp 9a Kiểm tra 45’ – Môn GDCD 9
Điểm
Lời phê của cô giáo
Đề bài
Câu 1: ( 3 đ) Thuế là gì? Tại sao Nhà nước lại qui định các mức thuế chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng ? 
Câu 2: ( 3 đ) Thế nào là lao động ? Nêu ý nghĩa của lao động? Tại sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân ?
Câu 3: ( 2 đ) Nêu trách nhiệm của công dân - học sinh về vấn đề hôn nhân ?
Câu 4: ( 2 đ) Tình huống
Trong giấy phép kinh doanh của bà H có 8 loại mặt hàng, nhưng Ban quản lí thị trường kiểm tra thấy trong của hàng bà có bán tới 12 loại hàng . Theo em, bà H có vi phạm qui định về kinh doanh không? Nếu có thì đó là vi phạm gì?
Bài làm

File đính kèm:

  • docKT GD 6,7,8,9 - Tiết 26 ( 2013)(2).doc
Bài giảng liên quan