Vận dụng một số phương pháp và kết hợp công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Giáo dục công dân THCS

Trong xu thế đổi mới dạy học – giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng. Một trong những tư tưởng đổi mới GD&ĐT hiện nay là luôn phấn đấu để đạt tới một nền giáo dục tiên tiến nhằm tạo ra con người năng động, sáng tạo có năng lực để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đáp ứng được nhu cầu của một xã hội mới. Giáo dục công dân là môn học trực tiếp góp phần hình thành nhân cách của học sinh.

doc15 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng một số phương pháp và kết hợp công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Giáo dục công dân THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
c đến học sinh một cách hiệu quả, phải trao dồi kiến thức thường xuyên phải biết chuyển tiếp những kiến thức sư phạm thành những ví dụ thực tế là nhà giáo thì phải tận tâm với nghề, thân mật, gần gũi giúp đỡ học sinh, thúc đẩy tinh thần học tập hăng say đồng thời không ngừng đổi mới, bổ sung, cải tiến và hoàn thiện phương pháp giảng dạy để thích ứng với một nền giáo dục đang thay đổi hiện nay, nếu làm được như thế thì phương pháp thảo luận nhóm nhỏ nó sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong tiết dạy của mình. 
Ngoài phương pháp thảo luận nhóm thì cũng còn rất nhiều phương pháp mang lại hiệu quả tốt trong giảng dạy đối với đặc trưng của bộ môn Giáo dục công dân mà những môn khác không áp dụng đó là phương pháp sắm vai.
Đặc điểm đóng vai là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống đạo đức, pháp luật giả định.
Cách sử dụng, giáo viên giới thiệu tình huống, các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản và phân công sắm vai, các nhóm lên đóng vai, lớp nhận xét, đánh giá, giáo viên chốt lại nội dung.
*Ưu điểm: Giúp học sinh thực hành những kĩ năng trong môi trường an toàn, được giám sát trước khi xảy ra các tình huống thực, gây ứng thú và chú ý đối với người học. Tạo 
điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng định trước. Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
Học sinh chơi đóng vai trong những tình huống có liên quan đến chủ đề bài học, thể hiện một cách sáng tạo các cách ứng xử khác nhau. Giáo viên có thể nêu tình huống cụ thể để các nhóm học sinh thảo luận xây dựng kịch bản, phân vai và thể hiện cách ứng xử tình huống một cách linh hoạt.
Ví dụ: Dạy bài “ Tôn trọng người khác”(lớp 8), giáo viên có thể đưa ra tình huống để học sinh xây dựng tình huống sắm vai. “ Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nhiệm là sẽ giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. Vì thế những bài tập nào mà Quang không làm được thì Minh đến làm hộ và đưa cho Quang chép”.
Qua đó các em thảo luận xây dựng kịch bản cụ thể cho nhóm mình và tự phân vai để trình bày. 
Hoặc ví dụ: Dạy bài 12 “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân” (lớp 9), bài 14 “Thực hiện trật tự an toàn giao thông”. (Lớp 6), hay là bài 14 “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. (Lớp 7).vv. 
Hoặc có thể chỉ nêu yêu cầu chung, học sinh tự xây dựng tình huống và kịch bản, thể hiện vai diễn. Qua đó các em khắc sâu về kiến thức và biết cách xử lý các tình huống một cách linh hoạt và nhạy bén, và điều đặc biệt trong phương pháp sắm vai nó còn đem đến cho các em tiết học thoải mái và tạo không khi lớp học sôi nổi và hứng thú, và rèn luyện cho các em tính mạnh dạng, rèn ngôn ngữ và những cử chỉ, cách xử lý tình huống khi đứng trước đám đông.
Bên cạnh đó để sử dụng phương pháp này mang lại hiệu quả cao thì trong qúa trình sử dụng người giáo viên phải chú ý khi đưa ra tình huống phải thật rõ ràng, tình huống phải dễ đóng vai, không nên quá phức tạp. mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình thảo luận, xây dựng kịch bản, được đóng vai hoặc phục vụ cho việc đóng vai của các bạn trong 
nhóm. Nên khích lệ những học sinh nhút nhát cùng tham gia. Trong khi các nhóm thảo luận. Giáo viên phải đến từng nhóm, quan sát, lắng nghe, kịp thời phát hiện những khó khăn và những lúng túng của học sinh để có sự hỗ trợ giúp đỡ điều chỉnh kịp thời. 
Và mọi người chúng ta có lẽ cũng biết ngày nay công nghệ thông tin là một thành phần quan trọng và không thể thiếu trong trường học. và đặc biệt công nghệ thông tin phục vụ trong việc giảng dạy đối với bộ môn Giáo dục công dân nói riêng, theo quan sát và theo dõi trong quá trình bản thân ứng dụng vào trong những tiết giảng dạy bằng máy chiếu, học sinh học rất tích cực và hăng say, điều đặc biệt là trong sử dụng máy chiếu phương pháp mang lại bài dạy hay và có sự lôi cuốn học sinh học tích cực không thể nói đến phưong pháp sử dụng đồ dụng trực quan (quan sát tranh ảnh cụ thể trong thực tế), và đây cùng là phương pháp không thể thiếu trong bộ môn Giáo dục công dân. 
Ví dụ: Dạy bài 17 “Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc”. (lớp 9)
Ở bài này thì giáo viên có thể vào bài bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh cụ thể), để truyền thụ, Một số chiến sỹ đã tình nguyện tham gia vào quân đội để bảo vệ tổ quốc..vv
Sau đó, hỏi học sinh cả lớp, hình ảnh mà các em vừa xem nói về vấn đề gì? Vấn đề đó quan trọng như thế nào đối với mỗi quốc gia dân tộc? Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên nhận xét, rút ra kết luận để vào bài.
	Hình ảnh mà các em vừa xem thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân trong việc gữi gìn và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,. Vậy bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai? Bao gồm những nội dung nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Hay ví dụ: Dạy bài 10 “Tự Lập” (lớp 8).
Có thể giáo viên kết hợp với công nghệ thông tin cho các em xem những tấm gương có tinh thần vượt khó, có bản lĩnh giám đương đều với những khó khăn thử thách của cuộc 
sống nên luôn thành công trong cuộc sống cụ thể giáo viên có thể lấy những tấm gương tiêu biểu nhất. 
Cho các em quan sát hình ảnh của Bác, từ đó giáo viên giáo dục các em và liên hệ thực tế để các em thấy được chúng ta có cuộc sống như ngày hôm hay là có sư đóng góp và công lao rất lớn của Người. Bác,“ Chỉ biết quên mình cho tất cả”, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đồng thời cũng là nhà 
giáo. Suốt đời Bác nêu tấm gương sáng ngời về người thầy được toàn dân tộc và cả loài người tiến bộ noi theo. 
Qua đó để giáo dục các em phải biết có tính tự lập ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày, hoặc giáo viên có thể lấy một hình ảnh mang lại niềm vinh dự cho đất nước Việt Nam nhờ có tinh thần tự lập rất cao.
Hoặc những hình ảnh tấm gương vượt khó trong học tập, trong cuộc sống đã mang lại thành quả cho chính bản thân mình, gia đình và đem lại niềm vinh dự cho đất nước Việt Nam.
 Thầy Nguyễn Ngọc ký – Nhà giáo Ưu tú – Nhà văn đầu tiên viết bằng chân.
Qua đó sẽ đập vào mắt các em những kiến thức và học sinh sẽ hiểu được giá trị của tính tự lập trong cuộc sống như thế nào. Và các em sẽ hiểu được mình nên làm gì. Hay ở chương trình lớp 6 và lớp 7 có tiết ngoại khoá về chủ đề bảo vệ môi trường.
Giáo viên có thể lấy những hình ảnh thực tế của đia phương về vấn đề ô nhiễm môi trường.
31
Qua đó giáo dục các em phải ý thức bảo vệ môi trường sống của mình, cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm trong sạch môi trường sống ở gia đình, trường học và địa phươngvv
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN
Tuy nhiên theo bản thân, để một tiết học có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Song một trong những yếu tố có tính chất quyết định là kết hợp các phương pháp, cách thức tổ chức tiết dạy hợp lý, nhịp độ của giờ dạy phải nhịp nhàng có sự tương tác hài hoà giữa thầy và trò. Cách hướng dẫn và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên phải phù hợp với từng bài học. 
Không nên lạm dụng quá nhiều tranh ảnh, hình ảnh thiếu tính giáo dục cao. Hay sử dụng quá nhiều các phương pháp thảo luận nhóm hoặc phương pháp sắm vai.vv
Có những giáo viên dạy môn Giáo dục công dân chéo ban có lần tâm sự với Tôi rằng: Dạy môn này nhìn bề ngoại có vẻ rất đơn giản, dễ ăn và rất dễ dạy, song đi sâu vào thực tế lại rất khó và cực.
 	 Quả thật chính trong cái khó và cái cực ấy, người giáo viên chúng ta đã tìm ra ý nghĩa của nghề mình chọn. Thật bất hạnh khi con người không được yêu thương. Song sẽ càng bất hạnh hơn khi lòng yêu thương không có nơi gửi gắm. Đúng như một nhà thơ đã nói:
	Khi người không yêu ta
	Buồn đã thành một nhẽ
	Khi ta không yêu người
	Sao cũng buồn đến thế.
Chính vì vậy đều Tôi muốn nói rằng trong đề tài này là quá trình giảng dạy người giáo viên cần tạo niềm tin cho các em trước, phải sử dụng các phương pháp giảng dạy và kết hợp thông tin công nghệ một cách linh hoạt. Vì theo tôi nghĩ không có một phương pháp nào là vạn năng. Mà muốn có được tiết học thành công, đặc biệt là với môn Giáo dục 
công dân theo Tôi người giáo viên phải tạo được hứng thú, sự chú ý cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài học. Để làm tốt việc này thì yêu cầu người giáo viên phải luôn luôn biết cách sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong giảng dạy, phù hợp với từng nội dụng bài học, đặc biệt đối với môn Giáo dục công dân, phương pháp liên hệ thực tế được xem như một phương pháp đặc thù, nếu không vận dụng kết hợp phương pháp này chắc chắn giờ học sẽ trở nên khô khan, thiếu tính giáo dục. Có như thế giờ dạy môn Giáo dục công dân mới thật sự mang lại hiệu quả cao. Và sẽ xoá tan trong ký ức của học sinh, để các em không xem là môn học phụ. Có thể nói những công dân tương lai của đất nước khi bước sang thế kỷ XXI trong sự hoà đồng sánh vai với các dân tộc khác có còn giữ được bản sắc Việt Nam hay không, có khỏi đánh mất mình hay không, có còn tiếp tục thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trên hành trình xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hay không, phần quan trọng không nhỏ là ở những giờ Giáo dục công dân mà chúng ta vinh dự đang được dạy các em nơi mái trường trung học cơ sở hôm nay. Niềm tự hào của chúng ta thật lớn, trách nhiệm của chúng ta thật lớn, thật nặng. Và bản thân tin rằng nếu trong quá trình giảng dạy mỗi giáo viên luôn dạy bằng chính cái tâm của mình và làm hết khả năng thì chắc chắn tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục những vấn đề tâm huyết của Nguyễn Ngọc Ký– NXB đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh năm 2011
2. Phương pháp giảng dạy và tâm lý giáo dục trong trường học kỹ năng quản lý và giảng dạy đạt hiệu quả cao – NXB Lao động năm 2011
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy Giáo dục công dân năm 2004
4. Tài liệu tập huấn pháp luật dành cho giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân năm 2011.
5. Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân THCS – NXB Giáo dục Việt Nam năm 2009.
6. Sách giáo khoa bộ môn Giáo dục công dân THCS.
7. Tranh ảnh lấy trên mạng.

File đính kèm:

  • docsáng kiến kinh nghiệm dư thi cấp huyện.doc