“văn hóa du lịch”: Sản phẩm của văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay

Trong tiến trình phát triển, các dân tộc đều hướng tới việc sáng tạo ra những sản

phẩm văn hóa phục vụ cuộc sống của mình. Sản phẩm văn hóa là sản phẩm của lịch sử

và luôn mang dấu ấn của thời đại. Hiện nay, nhiều sản phẩm văn hóa mới ra đời phục

vụ cuộc sống và sự phát triển của con người. Một trong những hoạt động trong tiến

trình hội nhập, toàn cầu hóa là hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch sẽ tạo nên các sản

phẩm du lịch. Việc tạo nên các sản phẩm du lịch từ văn hóa chính là thành quả của

“Văn hóa Du lịch”. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung này.

pdf9 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu “văn hóa du lịch”: Sản phẩm của văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 độ nào giữa
du khách đối với các đối tượng tham quan đều là mối quan hệ cơ hữu, mối quan hệ đa
chiều, trực tuyến được thiết lập tức thời, tại chỗ, không thông qua bất cứ một kênh
thông tin gián tiếp nào.
Sản phẩm du lịch còn là sự đa dạng hóa những dịch vụ và nâng cao không ngừng
chất lượng các dịch vụ phục vụ và chăm sóc khách hàng, làm thỏa mãn những nhu cầu
khác nhau của khách du lịch như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, các
dịch vụ thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng tiện lợi,
dịch vụ ghi dấu và lưu giữ hình ảnh, âm thanh của du khách.v.v Tất cả những dịch
vụ đó sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho du khách và cũng là yếu tố quyết định doanh
thu của các điểm du lịch.
Sản phẩm du lịch thường được cụ thể hóa bằng các sản phẩm vật chất cung cấp
cho du khách ở những nơi du khách dừng chân, nghỉ ngơi hay tham quan du lịch. Đó
có thể là các vật phẩm, đồ lưu niệm; các chủng loại hàng hóa với mẫu mã, chất liệu,
phương pháp chế tác đem đến nhiều công năng tiện ích khác nhau cho người sử dụng.
Những sản phẩm này với những giá cả khác nhau được cung cấp đến tay người tiêu
dùng là các du khách bằng những phương cách khác nhau. Chính phương cách đưa các
sản phẩm mang nặng giá trị văn hóa đến với du khách là một biểu hiện cụ thể của Văn
hóa Du lịch!
6Sản phẩm du lịch còn là phong cách của người làm du lịch ở các vị trí và cương
vị khác nhau tạo ra những hình ảnh mới ấn tượng đem lại sự hài lòng cho du khách.
Sản phẩm du lịch không phải là những gì cao xa, đôi khi chỉ là một nụ cười thân thiện
hay một câu xin lỗi, một lời cám ơn của người làm du lịch hướng về du khách. Dưới
góc độ này, sản phẩm du lịch là một khía cạnh của văn hóa du lịch.
Tổng hợp lại, giá trị của tất cả các sản phẩm du lịch khác nhau được đánh giá
bằng số lượng khách đến và đi du lịch, phụ thuộc vào mức chi tiêu của du khách trong
một chuyến du lịch và ảnh hưởng, tác động của hệ thống sản phẩm đó đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của một địa phương, đất nước. Giá trị của sản phẩm du lịch được
đánh giá bằng hai hình thức: đo đếm được và không đo đếm được. Đo đếm được là
doanh thu từ hoạt động du lịch còn không đo đếm được là ấn tượng của du khách sau
khi sử dụng các sản phẩm du lịch.
• Đối sánh sản phẩm văn hóa và sản phẩm du lịch
Sản phẩm văn hóa Sản phẩm du lịch
Bền vững, tính bất biến cao. Thích ứng, tính khả biến cao.
Bên cạnh dấu ấn cá nhân còn mang
nặng dấu ấn của cộng đồng cư dân bản
địa.
Mang nặng dấu ấn của các cá nhân, các nhà
tổ chức, khai thác.
Dùng cho tất cả các đối tượng khác
nhau khi có nhu cầu, phục vụ mọi
người.
Chỉ dùng cho khách du lịch, phục vụ những
đối tượng sử dụng dịch vụ du lịch.
Sản xuất ra không nhất thiết để bán, chủ
yếu phục vụ đời sống sinh hoạt văn hóa
- tinh thần của cư dân bản địa.
Hàng hóa sản xuất phải được bán ra thị
trường, bán cho du khách, phục vụ nhu cầu
của các đối tượng khách du lịch là cư dân
của các vùng miền khác nhau.
Chú trọng giá trị tinh thần, giá trị không
đo được hết bằng giá cả.
Giá trị văn hóa đi kèm giá trị kinh tế - xã
hội. Giá trị được đo bằng giá cả.
Qui mô hạn chế, thời gian và không
gian xác định.
Qui mô không hạn chế, thời gian và không
gian không xác định.
7Sản phẩm mang nặng định tính, khó xác
định định lượng. Giá trị của sản phẩm
mang tính vô hình thể hiện qua ấn
tượng, cảm nhận...
Định tính, định lượng được thể hiện qua
thời gian hoạt động. Giá trị của sản phẩm là
hữu hình, biểu hiện thông qua những chỉ số
kinh tế thu được.
3. Văn hóa Du lịch - sản phẩm của văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội
nhập, toàn cầu hóa hiện nay
Văn hóa có ý nghĩa quyết định trong các mối quan hệ giữa các cá nhân và cộng
đồng, giữa các quốc gia trên thế giới trong tiến trình toàn cầu hóa bởi vì bản chất của
toàn cầu hóa chính là sự giao thoa mọi mặt của đời sống xã hội. Trong nền kinh tế tri
thức, mọi sản phẩm đều chứa đựng hàm lượng trí tuệ và hàm lượng văn hóa cao. Do
vậy có thể nói mỗi sản phẩm do con người tạo ra trong giai đoạn hiện nay đều là một
sản phẩm văn hóa. Từ đó cho thấy, các sản phẩm du lịch đều phải là những sản phẩm
văn hóa. Bản chất của Du lịch là văn hóa; ngay trong Logo của ngành Du lịch Việt
Nam “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn” đã nói lên điều này. Mỗi một sản phẩm du lịch đều
hàm chứa những giá trị văn hóa sâu sắc. Do vậy, trong du lịch, việc truyền bá các giá
trị của văn hóa Việt Nam tới các đối tượng du khách khác nhau là công việc đặc biệt
quan trọng. Muốn vậy, phải nghiên cứu, tìm hiểu về Việt Nam, về Văn hóa Việt Nam.
Và từ đó Văn hóa Du lịch ra đời. Văn hóa Du lịch chính là quá trình thẩm nhận những
giá trị văn hóa Việt Nam đối với mọi đối tượng du khách khác nhau. Văn hóa Du lịch
giúp người kinh doanh du lịch khai thác những giá trị văn hóa trong kinh doanh. Đây
chính là ngành khoa học nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai để khai thác các
giá trị của văn hóa Việt Nam trong hoạt động kinh doanh du lịch. Xuất phát từ những
phân tích ở trên cho thấy, cần phải khai thác có hiệu quả các sản phẩm văn hóa biến
chúng thành các sản phẩm du lịch. Bằng những động thái tích cực và khoa học để đưa
ra nhiều sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa cao. Sản phẩm văn hóa chỉ biến
thành sản phẩm du lịch khi nó tham gia vào các quá trình hoạt động kinh doanh du
lịch, phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Không tham gia vào quá trình
hoạt động du lịch, không phục vụ các nhu cầu của khách du lịch, không thể coi là sản
phẩm du lịch. Tùy thuộc vào chất lượng, giá trị của sản phẩm du lịch và cách thức và
biện pháp kinh doanh mà sản phẩm du lịch có giá cả khác nhau. Không phải bao giờ
giá cả và giá trị của một sản phẩm du lịch cũng tương đồng. Vấn đề quan trọng nhất
của Văn hóa Du lịch chính là nắm bắt những giá trị vốn có của văn hóa, xếp đặt
và tạo dựng những giá trị mới chuyển tải tới các đối tượng du khách bằng những
phương cách khác nhau rồi từ đó tạo ra sự cân bằng giữa giá cả và giá trị mới
8được thiết lập. Tất cả các sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa nhưng không
phải sản phẩm văn hóa nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Người tổ chức, quản lý,
điều hành du lịch đứng vai trò trung gian định hướng, tổ chức cho du khách tiếp cận
với các sản phẩm văn hóa; kết nối du khách với các sản phẩm văn hóa, biến các sản
phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch. Ví dụ: Một lễ hội truyền thống hay một phong
tục tập quán của một địa phương nào đó dù đặc sắc và phong phú đến đâu nhưng khi
tổ chức ra chỉ để phục vụ các nghi lễ tôn giáo - tín ngưỡng truyền thống hay các nhu
cầu văn hóa của cư dân bản địa thì đó chỉ là một sản phẩm văn hóa. Nhưng khi đưa
khách du lịch tới tiếp cận, tham gia (trực tiếp hay gián tiếp) các hoạt động của nó thì
khi đó lễ hội, tập tục đó lập tức trở thành sản phẩm du lịch hay sản phẩm văn hóa du
lịch. Mỗi sản phẩm du lịch đều phải chứa đựng hàm lượng văn hóa cao và khi có hàm
lượng văn hóa cao, các sản phẩm du lịch sẽ được du khách tiêu dùng nhanh chóng. Đó
chính là tác động tương hỗ của sản phẩm văn hóa – sản phẩm du lịch. Thuật ngữ Văn
hóa Du lịch đã và đang được sử dụng khá phổ biến trong đời sống xã hội và trở thành
ngành khoa học được ứng dụng rộng rãi trong xã hội. Văn hóa Du lịch còn được hiểu
một cách cụ thể là “văn hóa của người làm du lịch” hay “văn hóa kinh doanh trong
hoạt động du lịch” hoặc là “kinh doanh du lịch có văn hóa”.v.v
* Vấn đề được đặt ra là:
- Khi nào một sản phẩm văn hóa được coi là một sản phẩm du lịch?
- Những sản phẩm văn hóa nào ở địa phương bạn có thể trở thành sản phẩm du
lịch?
- Muốn biến một sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch thì phải có bước đi và
biện pháp như thế nào cho phù hợp với tình hình chung và điều kiện của địa phương
bạn?
Để trả lời các câu hỏi đó, chúng ta phải bắt đầu đi từ sự tìm hiểu các yếu tố nội tại
của sản phẩm vật chất với tư cách làm một sản phẩm văn hóa. Với bất kỳ một sản
phẩm vật chất nào cũng chứa đựng hàm lượng văn hóa. Hàm lượng văn hóa kết tinh
trong mỗi sản phẩm thể hiện ở các mặt sau đây:
- Công năng và tên gọi sản phẩm.
- Hình dáng (hình khối), kích thước, sắc màu, chất liệu chế tác ra sản phẩm.
- Những dấu ấn văn hóa đặc trưng mà sản phẩm hàm chứa.
- Cách thức sử dụng, khai thác giá trị của sản phẩm đó phục vụ cuộc sống.
- Giá trị và giá cả của sản phẩm trong đời sống xã hội ở một địa bàn nào đó.
9Mỗi một sản phẩm văn hóa, một sản phẩm du lịch khi tham gia vào tiến trình hội
nhập, toàn cầu hóa đều phải thỏa mãn hai yêu cầu sau: kế thừa và phát triển, mang
những đặc trưng văn hóa bản địa đặc sắc; đồng thời đáp ứng và làm và thỏa mãn
những yêu cầu của đối tượng sử dụng. Đối tượng sử dụng của Văn hóa Du lịch chính
là các du khách. Trong nền kinh tế thị trường, đối với du lịch vấn đề cốt lõi là làm sao
tạo ra được nhiều những sản phẩm chứa đựng hàm lượng văn hóa và trí tuệ cao đáp
ứng các nhu cầu du khách. Việc tạo ra các sản phẩm du lịch chính là nội dung cốt lõi
của Văn hóa Du lịch. Văn hóa Du lịch chính là sự phát triển của Văn hóa. Phát triển
Văn hóa Du lịch chính là giải quyết nội hàm của Văn hóa và phát triển. Từ những phân
tích và nhận định ở trên có thể đưa ra kết luận: “Văn hóa Du lịch là sản phẩm của
văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Du lịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, 80 trang.
2. Luật Di sản văn hóa và Nghị định hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội 2002, 98 trang.
3. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Giáo trình
dùng cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng ngành Du lịch, H. Đại học Văn
hóa, 314 tr.
4. Dương Văn Sáu [2008], Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam,
Giáo trình dành cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng ngành Du lịch, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 416 tr.
5. Dương Văn Sáu [2010], (viết chung) Quản lý di sản với phát triển Du lịch,
Giáo trình dành cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng ngành Du lịch, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfvan-hoa-du-lich.pdf
Bài giảng liên quan