Về tài nguyên và xu thế diễn biến khí hậu ở các vùng lãnh thổ Việt Nam

Người ta thường so sánh: nếu biển nói chung luôn được ví như một cỗ máy điều

hoà nhiệt độ khổng lồ, thì Biển Đông cũng góp phần làm cho mùa đông nước ta ấm và

ẩm hơn, mùa hè mát và đỡ oi bức hơn; nếu dãy Hoàng Liên Sơn luôn tạo cho khu vực

phía đông Bắc Bộ thời tiết rét ẩm, mưa phùn và ngược lại tạo cho khu vực Tây Bắc

thời tiết khô hanh vào mùa đông một cách dị thường, thì Trường Sơn lại mang đến cho

dải ven biển Trung Bộ (đặc biệt là Bắc Trung Bộ) thời tiết oi bức nhất trong toàn quốc

bởi gió tây khô nóng vào mùa hè; nếu các vùng Bắc Quang, Trà My được gọi là những

"rốn mưa" với lượng mưa nhiều năm đạt tới 5000-6000mm thì cũng có vùng nhiều

nắng và khô nhất Việt Nam với lượng mưa năm chỉ đạt khoảng 700-800mm

pdf11 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về tài nguyên và xu thế diễn biến khí hậu ở các vùng lãnh thổ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ồng bằng sông Cửu Long bên cạnh những điều 
kiện có lợi, còn có những bất lợi cần quan tâm khắc phục: 
- Trong chế độ mưa - ẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long có sự phân hoá mùa khá 
sâu sắc, gây ra những khó khăn nhất định cho công tác quy hoạch và phát triển sản 
xuất, ví dụ: thời kỳ mùa khô (tháng XII đến tháng IV) gây khó khăn không nhỏ cho 
nghề trồng trọt, nhất là độ chua mặn lấn sâu vào nội địa, hạn chế khả năng trồng cây 
và tăng vụ, ngược lại thời kỳ mùa mưa ở đây thường bị nước ở thượng nguồn sông Mê 
Kông dồn về gây ra nạn ngập úng nghiêm trọng trên phạm vi lớn. Đó là những khó 
khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng này. Một trong các giải pháp 
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 24 
khắc phục khó khăn đó hiện nay là "sống chung với lũ"- là bài toán kinh tế - xã hội 
lớn đang đặt ra cho các ngành, các cấp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long; 
- Bão và ATNĐ ở Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra (thường vào mùa thu) với 
xác suất rất nhỏ, có nghĩa ảnh hưởng của Bão và ATNĐ ở vùng này không nhiều. Tuy 
vậy, ảnh hưởng của Bão đã có xẩy ra và gây thiệt hại không nhỏ đến người và của cải 
vật chất ở đây. Nguyên nhân chính là do điều kiện kinh tế và dân trí của cư dân và do 
công tác phòng chống thiệt hại do bão của các cấp chính quyền chưa được nhận thức 
đúng mức; 
- Các hiện tượng thời tiết bất lợi cho hệ sinh thái nói riêng và cho sự phát triển 
kinh tế - xã hội nói chung ở Đồng bằng sông Cửu Long, như đã đề cập ở trên, thường 
không hoặc ít xuất hiện. Tuy thế, hiện tượng dông sét ở vùng sâu trong đất liền đi đôi 
với tố, lốc,...gây ra gió xoáy, gió giật với sức tàn phá lớn ở vùng này cũng cần có giải 
pháp phòng chống phù hợp để đảm bảo sự sinh sống của nhân dân địa phương. Kiên 
cố hoá nhà cửa, công trình,...đi đôi với giải pháp "sống chung với lũ", theo chúng tôi 
có lẽ là cách làm hợp thực tế nhất hiện nay và có thể còn có ý nghĩa kinh tế - xã hội lâu 
dài ở vùng này. 
3. Nhận xét về xu thế diễn biến nhiệt độ và lượng mưa: 
Nhìn chung trong mùa đông nhiệt độ không khí ở các vùng đều biến động mạnh 
và biến động mạnh hơn trong mùa hè, nhất là ở các vùng Bắc Bộ và Trung Bộ. Điều đó 
thể hiện sự ảnh hưởng của các trung tâm tác động thông qua cơ chế hoàn lưu mùa đông 
là rất đáng kể và phức tạp (sự luân phiên tác động của gió mùa cực đới và tín phong). 
Nhiệt độ trung bình năm ở các vùng được trung hoà bởi nhiệt độ 12 tháng trong năm, do 
vậy sự dao động của chuỗi số liệu này luôn đạt mức thấp và khá ổn định. 
Xu thế diễn biến của nhiệt độ không khí trong mùa đông ở các vùng thể hiện rõ 
nét hơn trong mùa hè, cụ thể: nhiệt độ không khí trong mùa đông tăng mạnh hơn trong 
mùa hè. Mức độ tăng của nhiệt độ trong mùa đông và mùa hè đã được đánh giá cụ thể 
cho từng vùng, trong đó đã được nêu rõ mức độ tăng lên của nhiệt độ không khí mùa 
hè không cao, thậm chí ở nhiều nơi không thể hiện xu thế tăng lên. Sự chênh lệch về 
mức độ tăng lên của nhiệt độ mùa đông và mùa hè dẫn đến xu thế tăng lên ở mức độ 
cao hơn của nhiệt độ trung bình năm so với nhiệt độ mùa hè. Mặc dầu mức độ tăng 
không cao, nhưng nhìn chung nhiệt độ trung bình năm ở nước ta có xu thế tăng lên do 
có sự ấm dần lên đáng kể của nhiệt độ không khí mùa đông. Có thể chốt lại, rằng mùa 
đông ở nước ta đang ấm lên đáng kể, và nhìn chung nhiệt độ không khí ở Việt Nam có 
xu thế tăng lên, phù hợp xu thế chung của toàn cầu và khu vực. 
Mưa luôn là yếu tố khí hậu biến động mạnh, không riêng gì ở vùng nào và ở 
nước nào. Hệ số biến động của lượng mưa các tháng cũng đủ nói lên điều đó, tuy mức 
độ biến động không đồng đều giữa các vùng. Bằng cách biểu diễn đồ thị diễn biến 
lượng mưa các tháng giữa các mùa người đọc có thể nhận thấy dễ dàng sự biến động 
rất mạnh trong các tháng có nhiều ảnh hưởng của nhiễu động nhiệt đới, rõ rệt nhất là ở 
dải ven biển Trung Bộ. Lượng mưa năm ở các vùng Bắc-Trung-Nam đều có biến động 
khá cao. 
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 25
Xu thế diễn biến của lượng mưa năm ở các vùng không có bức tranh chung như 
đối với nhiệt độ, mà có sự khác nhau nhất định liên quan với chế độ hoàn lưu, với ảnh 
hưởng của ENSO và điều kiện địa lý - địa hình của từng vùng,... Tuy vậy, qua phân 
tích xu thế tuyến tính lượng mưa năm của các vùng ở 2 miền khí hậu, đề tài nhận thấy: 
Lượng mưa năm ở miền khí hậu Bắc Việt Nam nhìn chung có khuynh hướng 
giảm xuống, chỉ một vài nơi không có xu thế tăng giảm rõ ràng (Tây Bắc, Bắc Quang, 
Hà Nội). Đồ thị biểu diễn lượng mưa năm cũng cho thấy: từ vùng Đông Bắc, Đồng 
bằng và trung du Bắc Bộ - Thanh Hoá đến phần phía bắc của Bắc Trung Bộ (Nghệ An) 
lượng mưa năm của khoảng 5 năm trở lại đây (trước năm 2000) bị hụt đáng kể so với 
trung bình nhiều năm. Tình hình hụt lượng mưa năm thời đoạn này là nguyên nhân dẫn 
đến khuynh hướng giảm xuống của toàn chuỗi số liệu mưa. 
Ở miền khí hậu Nam Việt Nam lượng mưa năm có xu thế chung tăng lên, nhất là ở 
vùng khí hậu Nam Trung Bộ. Tuy thế, đồ thị biểu diễn số liệu gốc lại cho thấy: lượng mưa 
năm thời kỳ trước năm 1990 ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có xu thế tăng lên, thậm 
chí còn có khuynh hướng giảm xuống. Trong thời kỳ 5 - 10 năm gần đây (trước năm 2000) 
lượng mưa năm ở đây có xu thế tăng lên đáng kể (ngược với khuynh hướng ở các vùng phía 
bắc nêu trên), và do đó "kéo theo" sự tăng lên của lượng mưa cả thời kỳ quan trắc. Điều đó 
cho thấy việc đánh giá xu thế diễn biến lượng mưa nói chung và lượng mưa năm nói riêng 
cho từng thời đoạn nhất định sát hợp hơn là đánh giá chung cho cả thời kỳ dài. 
Kết luận 
Sau đây chúng tôi xin nêu một số kết luận liên quan chủ đề của báo cáo này: 
1- Tài nguyên khí hậu đã được đề tài "Kiểm kê, đánh giá tài nguyên khí hậu 
Việt Nam"đánh giá và trình bày theo từng vùng khí hậu. Điều kiện địa hình luôn chi 
phối trở lại chế độ khí hậu, cho nên vùng khí hậu Đồng bằng và trung du Bắc Bộ - 
Thanh Hoá và vùng khí hậu Đồng bằng Nam Bộ đã được chia thành 2 phần để đánh 
giá sát hợp hơn. Các đặc trưng thống kê của các yếu tố khí hậu giữa 2 vùng lãnh thổ 
trong một vùng khí hậu nêu trên tuy không chênh lệch lớn, nhưng là đáng kể. Việc 
phân chia lãnh thổ theo điều kiện địa hình (trung du và đồng bằng) để đánh giá tài 
nguyên và biến đổi khí hậu như thế là tương đối hợp lý (tránh được những đánh giá sai 
lệch lớn giữa vùng thấp và vùng cao thông qua giá trị trung bình và cực trị của cả 
vùng), và cũng phù hợp với cách đánh giá điều kiện khí hậu theo vành đai độ cao địa 
hình của nhiều tác giả trong và ngoài nước. 
2- Việc khai thác tài nguyên khí hậu theo từng mục tiêu ứng dụng cụ thể (năng 
lượng bức xạ, năng lượng gió, thuỷ năng, sinh thái, du lịch, sức khoẻ cộng đồng,...) 
như thế nào phụ thuộc vào tiềm năng thực tế của từng yếu tố khí hậu, điều kiện tự 
nhiên và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, khu vực; việc phòng 
chống thiên tai, và tiếp tục đầu tư nghiên cứu để nâng cao hiệu quả phòng chống thiên 
tai (bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán và các hiện tượng thời tiết có hại khác) cũng tuỳ 
thuộc điều kiện thực tế ở từng vùng như đã phân tích, đánh giá. 
3- Ngoài diễn biến trong năm được đánh giá bằng biến trình năm (chu kỳ 12 
tháng) và phương trình xu thế đã được trình bày cụ thể ở [3], đề tài chủ ý biểu diễn các 
đường xu thế tuyến tính kết hợp các đường giá trị ban đầu, nhằm trực quan hoá sự biến 
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 26 
động và xu thế tăng - giảm của nhiệt độ và lượng mưa. Bằng cách trình bày đồ thị trực 
quan người đọc có thể nhận xét và so sánh một cách tương đối xu thế biến đổi của 
nhiệt độ và lượng mưa ở các vùng lãnh thổ: 
- Nhìn chung trong mùa đông nhiệt độ không khí ở các vùng đều biến động 
mạnh và biến động mạnh hơn trong mùa hè, nhất là ở các vùng Bắc Bộ và Trung Bộ. 
Điều đó thể hiện sự ảnh hưởng của các trung tâm tác động thông qua sự luân phiên tác 
động của gió mùa cực đới và tín phong; 
- Mặc dầu mức độ tăng không cao, nhưng nhìn chung nhiệt độ trung bình năm ở nước 
ta có xu thế tăng lên do có sự ấm dần lên đáng kể của nhiệt độ không khí mùa đông. Có thể 
nhận định, rằng mùa đông ở nước ta đang ấm lên đáng kể, và nhìn chung nhiệt độ không khí 
ở Việt Nam có xu thế tăng lên, phù hợp xu thế chung của toàn cầu và khu vực; 
- Mưa luôn là yếu tố khí hậu biến động mạnh, nhất là trong các tháng có nhiều ảnh 
hưởng của nhiễu động nhiệt đới (hội tụ nhiệt đới, bão,...) và rõ rệt nhất là ở dải ven biển Trung 
Bộ. Nhìn chung lượng mưa năm ở các vùng Bắc-Trung-Nam đều có sự biến động khá cao; 
- Xu thế diễn biến của lượng mưa năm ở các vùng không có bức tranh chung như đối 
với nhiệt độ, mà có sự khác nhau nhất định liên quan với chế độ hoàn lưu, với ảnh hưởng của 
ENSO và điều kiện địa lý-địa hình của từng vùng,...Nhìn chung lượng mưa năm ở miền khí hậu 
Bắc Việt Nam có khuynh hướng giảm xuống, chỉ một vài nơi không có xu thế tăng giảm rõ 
ràng (Tây Bắc, Bắc Quang, Hà Nội); ở miền khí hậu Nam Việt Nam lượng mưa năm có xu thế 
chung tăng lên, nhất là ở vùng khí hậu Nam Trung Bộ trong thời kỳ 5 - 10 năm gần đây (trước 
năm 2000). Có thể thấy: việc đánh giá xu thế diễn biến lượng mưa nói chung và lượng mưa 
năm nói riêng cho từng thời đoạn nhất định sát hợp hơn là đánh giá chung cho cả thời kỳ dài. 
Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn Duy Chinh: Dao động và biến đổi khí hậu ở Việt Nam 
 - Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục - Hà Nội 1995 
2. Nguyễn Duy Chinh và nnk: " Kiểm kê, đánh giá tài nguyên khí hậu Việt Nam" 
 - Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Hà Nội 2006 
3. Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu: "Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt 
 Nam" - Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2004 
4. Nguyễn Hữu Tài: "Phân vùng khí hậu lãnh thổ Việt Nam" 
 - Tài liệu đánh máy chuẩn bị xuất bản (1991) 
5. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc: "Khí hậu Việt Nam" - Hà Nội 1993. 
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 27

File đính kèm:

  • pdfTainguyen_xuthe_khihau_VN.pdf
Bài giảng liên quan