Vui học văn (bài 3): Đi tìm chân dung tác giả qua tác phẩm tiêu biểu

Nhà văn nào ?

 Tác phẩm gì

•Nổi lên một thời Giông tố

•Trúng độc đắc vẫn Cơm thầy cơm cô

•Ông vẫn khổ hơn Xuân tóc đỏ

•Cạm bẫy người nào có đâu ngờ!

•Ông để lại ngàn trang sách vở

 Mà cái tên vẫn khi tỏ khi mờ !?.

 

ppt32 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vui học văn (bài 3): Đi tìm chân dung tác giả qua tác phẩm tiêu biểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ời có quyền (1937) Máu mê (1937)Tự do (1937) Nhà văn nào?  Tác phẩm nào? Hồng nhan đã tắt lửa lòng;Tư Bền đời kép đường cùng thế thôi !Đống rác cũ bốc mùi hôiĐể cho thiên hạ biết thời gầnxa Nhà văn Ai biết nói ra ?...Nhà văn Nguyễn Công HoanNhà vănNguyễn Công HoanÔng sinh 6/3/1903 tại Hưng Yên mất 6/6 /1977 tại Hà Nội, là 1 trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết:Kiếp hồng nhan (truyện ngắn, 1923)Tắt lửa lòng (truyện dài, 1933)Kép Tư Bền (tập truyện ngắn, 1935)Bước đường cùng (tiểu thuyết, 1938)Đống rác cũ (tiểu thuyết, 1963)Ông từng là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam (khóa đầu tiên 1957-1958), ủy viên Thường vụ trong BCH Hội nhà văn Việt Nam các khóa sau đó. Ông cũng là ủy viên BCH Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ nhiệm tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ). được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996. Nhà văn nào?  Tác phẩm nào? Vang bóng một thời để rồi quênSông Đà, thuyền đấtcảnh thiên nhiên.Gọt chữ làm văn đâu có dễSao bảo là tùy - bút viết lên ?!...Nhà văn này , ai biết kể tên !Nguyễn TuânNguyễn Tuân1 số Tác phẩm tiêu biểu:Ngọn đèn dầu lạc (1939)Vang bóng một thời (1940)Tùy bút (1941), Tùy bút II (1943)Truyện một cái thuyền đất (1958)Tùy bút Sông Đà (1960)Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988)Ông quê ở Nhân Mục (làng Mọc) Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Sinh10/7/1910 mất 28/7/1987), Ông là một trong số nhà văn nổi tiếng về sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh sinh động trong văn học Việt Nam hiện đại. Nhà thơ nào?  Tác phẩm gì ?Các vị La hán chùa Tây phươngVị thừa dinh dưỡng, vị giơ xươngNăm xưa hát khúc ca vũ trụĐể nay hát đất nở hoa thơmQua thời chiến tranh như trẩy hộiĐoàn thuyền đánh cá đã sang chươngAi nhớ tận tường-kể tên hộ với !Huy CậnNhà thơ Huy CậnTác phẩn tiêu biểu:Lửa thiêng năm 1940Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942)Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Bài “Các vị La hán chùa Tây Phương”, “Đoàn thuyền đánh cá” trích trong tập “Đất nở hoa” (1960)Huy Cận (1919 – 2005), tên là Cù Huy Cận; là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông sinh tại xã Ân Phú, Vũ Quang, Hà Tĩnh. Ông từng là thứ trưởng bộ Văn hóaVị nghệ thuật – vì con ngườiĐức được như Bác cả đời vẫn NguyênThi nhân đất Việt ai quênVăn chương lão luyện, lời khuyên chân tìnhTên ông mãi mãi còn xanh!Hoài Thanh Nhà văn này?  Tác phẩm nào? Hoài Thanh (1909 - 1982) Ông là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.Hoài Thnh có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), Nhà thơ nào?  Tác phẩm gìHai đợt sóng dâng một khối hồngGửi hương cho gió, chút phấn thôngNgọn Quốc kì trên nhà ngói mới;Trường ca đâu kể chuyện Riêng chung.Có ai còn nhớ tên Ông ?Xuân DiệuNhà thơ Xuân DiệuXuân Diệu (2/2/1916 – 18/12/1985), một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.Các tác phẩm khác: truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945) Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Riêng chung (1960).Nhà thơ Xuân Diệu cùng vợ chồng nhà thơ Huy Cận, Xuân Như tại Chiến khu Việt BắcQuá tuổi hoa niên đã bạc đầuTình còn dang dở tận Hàng ChâuKhúc ca mới hát như muốn kểHai nửa yêu thương một nửa sầu.Quê hương trong ông sao yêu thếBão gió miền Trung cứ nghẹn nàoAi nhớ tên ông nói đi nào !Tế Hanh Nhà văn nào?  Tác phẩm nào? Nhà thơ Tế HanhÔng sinh ngày 20/6/1921 tại xã Bình Dương, Bình Sơn, Quảng Ngãi; mất 16/7/2009, là 1 trong những nhà thơ tình nổi tiếng, đặc biệt là tình yêu quê hương đất nướcNhững bài thơ còn đọng mãi với thời gian cũng là các bài về quê hương:Quê hương (trong “Nghẹn ngào”-1939); Tên quê hương, Nhớ con sông quê hương, trong tập “Tiếng sóng” (1960)* Các Tác phẩm khácNghẹn ngào (1939)Hoa niên (1945)Hai nửa yêu thương (1967)Khúc ca mới (1967)Con đường và dòng sông (1980)2 bài thơ tình tiêu biểuBài thơ ở Hàng Châu (1956Bão (1957) Nhà thơ nào?  Tác phẩm gì ?Ăn có bao nhiêu mà béo đượcQuanh năm múa bút chỉ mua vuiKhi khỏe đã bơi dòng nước ngượcVề già dỗ trẻ, viết chèo xuôi.Cứ nghe tên ông đa buồn cười!Tú MỡTú Mỡ (1900-1976), Tên thật của ông là Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), một nhà thơ trào phúng nổi tiếng của Việt Nam.Tác phẩn trào phúng: Dòng nước ngược, Nụ cười kháng chiến, Nụ cười chính nghĩaTác phẩm khác:Ông và cháu (tập thơ thiếu nhi, 1970); Bước đầu viết chèo (1952); Tấm Cám (chèo, 1955) Qua Điêu tàn, đá bỗng nở hoaÔng nghĩ tới vàng son từ thuở ấyChim báo bão, lựa chiều cơn gió dậyCây cỏ khoe màu ánh sang, phù sa..Ai nhớ tên ông hãy nói ra !Chế Lan Viên Nhà văn nào?  Tác phẩm nào? Nhà thơ Chế Lan Viên Tên thật của nhà thơ là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20/10/1920 tại Cam Lộ- Quảng Trị ; mất 19/6/1989 . Bút danh Chế Lan Viên được hiểu là hoa lan trong vườn nhà họ Chế- dòng họ vua chúa của dân tộc Chàm ở nước Chiêm Thành xưa.Trong thời gian phụ trách chuyên mục Nói chuyện văn thơ, trả lời bạn đọc (báo Văn học), ông ký bút danh Chàng Văn. Tác phẩm tiêu biểu:Điêu tàn (1937)Ánh sáng và phù sa (1960)Hoa ngày thường (1967)Chim báo bão (1967)Hoa trên đá (1984)Nói chuyện thơ văn (1960) Nhà văn nào?  Tác phẩm gì ?Chưa Phất ông đã ăn KhaoTrái cam trái vụ bán rao khác đờiMua vui chỉ Một chuỗi cười.Đời ông: Ngọt, đắng, cay, bùi đủ chưa !?..Ai biết tên ông hãy thưa !Bùi Huy Phồn (Đồ Phồn)Bùi Huy Phồn (Đồ Phồn)Bùi Huy Phồn (16/12/1911 – 31/10/1990) sinh tại Phượng Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang. Quê gốc ở Mai Đình, Ứng Hòa, Hà Nội. là nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông có các bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý BaTác phẩm của ông có nhiều thể loại đều chứa đậm chất hài, tiêu biểu: Một chuỗi cười (tiểu thuyết trào phúng, 1941)Khao (tiểu thuyết trào phúng, 1946) Phất (tiểu thuyết, 1961) Vô lý không có lẽ (kịch ngắn, 1960)Trái cam (truyện ngắn và ký, 1972)Bình minh hôm nay (tiểu thuyết, 1990) Nhà văn nào?  Tác phẩm gì ?Nên danh nên giá chuyện LàngÔng lão cả Ngũ cũng hàng xóm thôiCon chó xấu xí đâu rồi.Ông về Vũ Đại để đòi đóng phimThời ông chưa có bút kim, để ông viết truyện: Thả chim, Chọi gàAi biết tên ông nói ra !Kim LânNhà văn Kim LânTên là Nguyễn Văn Tài, Sinh1/8/1920 - mất 20/7/2007 ở Tiên Sơn - Bắc Ninh. Nhà văn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắcMột số truyện (Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa,...) mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam thời ấyTác phẩm nổi bật nhất là các truyện ngắn: - Nên vợ nên chồng (vợ nhặt), - Làng, - Ông cả Ngũ, Con chó xấu xí Ngoài sáng tác văn học, Kim Lân còn tham gia đóng phim và kịch:- Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy- Lý Cựu trong phim Chị Dậu Nhà văn nào?  Tác phẩm nào? Lều chõng xưa kia lắm chuyện phiềnViệc làng xôi thịt chuyện chia quyền.Bút nho nhọ nhẹm đen như mựcÔng vội ra đi chửa Tắt đèn.Truyện Ông đọc lại vẫn khó quên, ông là ai ?Ngô Tất TốNgô Tất TốNgô Tất Tố (1894 – 20/4/1954) nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954; quê ở Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội.Ông là đại diện tiêu biểu cho lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, có sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ. Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1).Là ủy viên BCH Hội văn nghệ Việt Nam khóa đầu tiên (1948).Tác phẩm tiêu biểu:Tắt đèn (tiểu thuyết, báo Việt nữ, 1937), (Mai Lĩnh xuất bản, 1939)Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, báo Thời vụ, 1939-1944),Việc làng (phóng sự, báo Hà Nội tân văn, 1940-1941) Nhà văn nào?  Tác phẩm nào? Bao năm Ngậm ngải tìm trầmGiã từ Quê mẹ xa dòng Hương giang.Tấu hài những khúc dân gianNhững giọt nước biển mênh mang tình người.Ông như giọt nước mưa trời Tên ông giản dị như đời sạch trongÔng là ai? Thanh TịnhThanh TịnhThanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh, một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).Ông được coi là người sáng tạo nên hình thức biểu diễn tấu nói, tấu hài trong các tiết mục văn nghệ thời chiến tranh.Tác phẩm tiêu biểu:Quê mẹ (truyện ngắn, 1941)Chị và em (truyện ngắn, 1942)Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956)Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ, 1973)Nhà thơ nào?  Tác phẩm nào? Ông ca bài Tiếng ThuMùa Thu cây thay láỐng còn nghe rừng thuMùa Thu lớn gió cảRừng thu nay xơ xácCon nai vờ ngơ ngácÔng làm kich, cải lương.Ai biết Ông tận tường ?Lưu Trọng LưLưu Trọng LưLưu Trọng Lư (19/6/1911 – 10/8/1991), quê ở Hạ Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng. ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho Phong trào Thơ mới. Sau chuyên làm kịch; từng là Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.Tác phẩm tiêu biểu: (rất nhiều bài về mua Thu)Tiếng thu (1939)Tỏa sáng đôi bờ (1959)Người con gái sông Gianh (1966)Đây mùa thu tới (1987)Bâng khuâng (1988)Khói lam chiều (truyện, 194l)Mùa thu lớn (tuỳ bút, hồi ký, 1978)Nửa đêm sực tỉnh (hồi ký, 1989) Nhà văn nào ? Tác phẩm gìVới tiếng sáo thiên thai dìu dặtCùng mở dòng Thơ mới cho đờiBỏ rừng già về vườn bách thúCon hổ buồn lặng lẽ trút tàn hơi.Sống cho sân khấu cuối đờiÔng là Lễ Thứ cho Người trần gian Ông là ai ?Thế LữThế Lữ (6/10/1907 – 3/6/1989), sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội; là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu.Những tác phẩm của ông, đặc biệt là bài “Nhớ rừng”, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934) góp phần tích cực cho dòng Thơ mới. Tác phẩm tiêu biểu :1/ Kịch:Người mù (1946)Cụ đạo sư ông (1946)Đoàn biệt động (1947)Đề Thám (1948)Đợi chờ (1949)2/Thơ:Mấy vần thơ (1935)Mấy vần thơ, tập mới (1941)3/TruyệnVàng và máu (1934)Bên đường thiên lôi (1936)

File đính kèm:

  • pptVUI HỌC VĂN sô3.ppt
Bài giảng liên quan