Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Tiểu sử

- Thạch Lam ( 1910 - 1942 ) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.

Là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo, cả ba đều là thành viên nhóm Tự lực văn đoàn.

Thưở nhỏ sống ở quê ngoại: phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Tác phẩm chính

 Truyện ngắn:

+ Gió đầu mùa( 1937)

+ Nắng trong vườn( 1938)

+ Sợi tóc( 1942)

 Tiểu thuyết:

 +Ngày mới(1939)

 Tùy bút:

+ Hà Nội băm sáu phố phường(1943)

 Tiểu luận:

+ Theo dòng (1941)

 

ppt56 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nước của chị Tý Aùnh sáng đoàn tàu26 Nhận xét gì về tương quan giữa bóng tối và ánh sáng? Tương quan ấy gợi lên điều gì?Bóng tối bao trùm cảnh vật.Aùnh sáng nhỏ nhoi, yếu ớt.Aùnh sáng xuất hiện chỉ nhằm tô đậm thêm cho bóng tối. Biểu tượng cho những con người bé nhỏ, vô danh đang sống âm thầm, lặng lẽ trong đêm tối mênh mông của xã hội.27	Trong truyện có một hình ảnh được trở đi trở lại nhiều lần, đó là hình ảnh nào? Ý nghĩa của hình ảnh này là gì?Hình ảnh ngọn đèn nơi hàng nước của chị Tý.Ý nghĩa ánh sáng nơi hàng nước chị Tý:	Aùnh sáng thân mật nhưng cũng là ánh sáng tượng trưng cho cuộc sống tăm tối, quẩn quanh của Liên và An cũng như những con người lầm lũi, nghèo khổ nơi phố huyện.28	Trong bức tranh phố huyện, có những âm thanh nào được miêu tả? Tiếng trống thu khôngTiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái văng vẳngTiếng cót két của cái võng nan sắp gẫyTiếng nói của các nhân vật Tiếng cười của cụ Thi điênTiếng trống cầm canh đếm giờ khắc vào đêmÂm thanh chuyến tàu đêmÝ nghĩa mà những âm thanh này mang đến?29	Cuộc sống của những người dân nơi phố huyện trong đêm khuya hiện lên như thế nào?30 Hình ảnh mẹ con chị Tý- 	Là nhân vật điển hình nhất cho cuộc sống lay lắt, ngoi ngóp, quẩn quanh của phố huyện này. Ngày thì mò cua, bắt tép, tối đến lại đội cái chõng tre tàn ra sân ga bày hàng nước bán. Dẫu biết rằng cũng chẳng ăn thua gì những vẫn phải đi.Đó không phải là sống mà chỉ như một sự cầm chừng, cầm cự, một việc làm theo thói quen.31 Bác phở Siêu, vợ chồng bác Sẩm	- Bác phở Siêu, lưng vốn có vẻ khá hơn, nhưng lại là mối hàng nhiều nguy cơ nhất, vì ở nơi phố huyện này món hàng của bác được coi như một món hàng xa xỉ mà chị em Liên cũng chỉ dám mơ tới.	- Vợ chồng bác Sẩm rách rưới, tiếng đàn run lên bần bật.32 	 Cụ như là kết quả của cái hoàn cảnh sống tù đọng, quẩn quanh ở đây. Cụ là hiện thân của một kiếp người đã tàn lụi quá nhiều.Con người ấy là người duy nhất có tiếng cười to trong phố huyện này. Những tưởng tiếng cười ấy sẽ đem lại hơi ấm và sinh khí cho phố huyện, nhưng đáng buồn thay đó chỉ là tiếng cười của một người hơi điên và hơi say. Do đó câu truyện chỉ càng thêm giá lạnh. Cụ Thi điên33	Trong truyện mặc dù có rất ít hành động nhưng vẫn có những mẩu đối thoại giữa các nhân vật. Tìm những câu hỏi đối thoại đó?Những câu đối thoại trong truyện- Em thắp đèn lên chị Liên nhé?- Cái chõng này sắp gẫy rồi chị nhỉ?- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?- Còn cô chưa dọn hàng à?- Có phải buổi trưa em bán cho bà Lực hai bánh xà phòng không?- A, cô bé làm gì thế?- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?- Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ?34Mục đích của người hỏi là gì?	Hỏi chỉ để hỏi, chứ không nhất thiết cần có câu trả lời, bởi lẽ ngay cả người hỏi và người được hỏi đều biết câu trả lời là gì. Hỏi chỉ nhằm phụ họa, thậm chí là chứng tỏ cho sự tồn tại của mình.35 Trong những câu đối thoại ấy, người được hỏi trả lời với thái độ như thế nào? Em có nhận xét gì về những mẩu đối thoại trên?	Người được hỏi thường là mãi rồi mới chép miệng trả lời, ngẫm nghĩ rồi đáp, mà có đáp cũng chỉ đáp vẩn vơ.Nhận xét về những mẩu đối thoại trên:	Những mẩu đối thoại vừa cực kỳ thưa thớt, vừa gián đoạn, ngắt quãng.36	Ấn tượng của em khi nghe những mẩu đối thoại như vậy?	Ấn tượng buồn nản, xót thương thậm chí bực bội trước những câu hỏi tủn mủn, bâng quơ không cần thiết phải trả lời và những câu trả lời nhát gừng, nhạt nhẽo.37	Trong truyện cũng có vài lần xuất hiện tiếng reo chứa đựng niềm hân hoan, mong đợi. Em hãy tìm những câu biểu thị tiếng reo ấy?- Kìa hàng phở của Bác Siêu đã đến kia rồi.- Đèn ghi đã ra kia rồi.	38	Tiếng reo lên ấy có làm cho khung cảnh phố huyện vui vẻ, đầm ấm hơn không?	- Không những không vui, mà ngược lại nó càng hiu hắt và buồn hơn. Niềm vui vừa mới được nhen nhóm lên đã vội vàng bị dập tắt. Món phở đối với chị em Liên là một món hàng xa xỉ mà “hai chị em không bao giờ mua được” , còn đoàn tàu hôm nay thì kém sáng và ít người hơn mọi hôm.	Mong đợi vẫn chỉ là mong đợi, reo lên để rồi chỉ thêm buồn và thất vọng.39	Tại sao tác giả không để cho những cư dân nơi phố huyện này xuất hiện đồng thời trong đêm tối mà lại để họ xuất hiện lẻ tẻ. Sự xuất hiện này có dụng ý gì không?	Quan sát ta có thể thấy rằng cái chợ về đêm này hầu như chỉ có người bán chứ không hề có người mua. Sự xuất hiện lẻ tẻ này dường như càng tô đậm thêm sự tịch mịch của phố huyện.40	Em có nhận xét gì về nhịp sống của những người dân nơi phố huyện?	Nhịp sống quẩn quanh, tù đọng, lặp đi lặp lại một cách nhàm chán.41c. Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng Liên lúc đoàn tàu đến và đi quaHình ảnh đoàn tàu:- Là hoạt động sống cuối cùng của phố huyện.Đoàn tàu là hình ảnh của một thế giới khác, hoàn toàn tương phản với phố huyện.Hình ảnh đoàn tàu được miêu tả như thế nào?42Từ xa:tiếng dồn dập, tiếng rít mạnh vào ghi, một làn khói bừng sáng lên đằng xa, tiếng hành khách ồn ào, khe khẽ.Đến gần: các toa đèn sáng trưng, chiếu cả xuống đường, các toa hạng sang đồng và kền lấp lánh, cửa kính sáng.Lúc đoàn tàu đi qua: để lại những đốm than nhỏ bay tung trên đường sắt, chấm nhỏ của cái đèn xanh treo trên toa sau cùng.43	Sự khác nhau giữa ánh sáng, âm thanh của đoàn tàu và ánh sáng, âm thanh nơi phố huyện?4445Nghệ thuật được sử dụng ở đây?	Nghệ thuật tương phản, tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, giữa tĩnh và động.46Khi đoàn tàu đi qua:	Đoàn tàu đi qua để lại điều gì nơi phố huyện? Tìm những chi tiết nói về điều này?Dư ảnh: còn cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.Dư âm: tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ rồi, và mất dần trong bóng tối, lắng tai cũng không nghe thấy nữa.47	Cuộc sống của phố huyện sau khi đoàn tàu đi qua hiện lên như thế nào?Phố huyện: cả phố huyện giờ chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn.Con người: chị Tý sửa soạn đồ đạc, bác Siêu đã gánh hàng đi vào trong làng, vợ chồng bác Sẩm ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ, An ngủ say, Liên cũng dần ngập vào giấc ngủ.	Phố huyện yên tĩnh, tịch mịch đầy bóng tối khi đoàn tàu đã đi qua.48	Chuyến tàu đêm đã mang tới điều gì cho phố huyện nghèo nàn, tối tăm này?	Chuyến tàu mang về một chút ánh sáng của một thế giới khác, ánh sáng của hoài niệm quá khứ và cũng là ánh sáng của niềm mong ước tương lai. Dù chỉ là trong ít phút ngắn ngủi nhưng phố huyện cũng đã có những giây phút tươi vui hơn.	Đặc biệt với Liên, ánh sáng của đoàn tàu đã đem tới cho cô những khát vọng, mơ ước về sự thay đổi.49Vì sao chị em Liên cố đợi đoàn tàu đến? Đợi tàu như một nhu cầu bức thiết để hai chị em có thể tạm thoát ra khỏi cái không khí tịch mịch, u tối của phố huyện. Đợi tàu còn có ý nghĩa như một thú vui, một trò chơi tuổi nhỏ.- Đợi tàu để được nhìn, được mơ tưởng, được nuôi dưỡng kỷ niệm đẹp và mơ một một thế giới khác, nhiều ánh sáng và niềm vui. Tâm trạng của Liên khi đoàn tàu đến và đi qua50Diễn biến tâm trạng Liên: Tâm trạng của Liên khi đoàn tàu tới:- Hồi tưởng lại Hà Nội: một Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo.- Mơ ước về một thế giới khác: một thế giới tươi sáng hơn, hạnh phúc hơn, sôi động hơn cuộc sống bình lặng, ngày ngày lặp đi lặp lại nơi phố huyện này.51 Tâm trạng Liên khi đoàn tàu đi qua:	Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng Liên khi đoàn tàu đi qua?- Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên.- Hình ảnh thế giới quanh mình mờ đi trong mắt chị.- Liên thấy mình sống giữa bao sự xa xôi không biết.Đó là nỗi buồn thấm thía, sâu sắc.52	Hình ảnh Liên và An đứng nhìn theo đoàn tàu cho đến khi nó khuất hẳn gợi lên trong em cảm xúc gì?	53	Với những cảm nhận của riêng mình thì theo em ai là người khổ nhất trong những con người nơi phố huyện này? Vì sao em nghĩ là họ khổ nhất?Liên là người khổ nhất. Vì:+ Liên xót xa cho những đứa trẻ nhà nghèo, xót xa cho số phận của những người khác nhưng cuộc sống của cô cũng cầm chừng không kém.+ Nỗi khổ của cô còn cao hơn nỗi khổ vật chất thông thường. Bởi những con người này họ khổ nhưng họ đâu có biết khổ, còn Liên với tâm hồn nhạy cảm cô đã thấm thía cảnh sống tù đọng, lặp lại hết ngày này qua tháng khác ở đây.54	Qua tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, tác giả muốn gửi gắm điều gì?	Tác giả muốn thức tỉnh những tâm hồn đang uể oải, đang lụi tàn dần đi trong một cuộc sống cũng đang cùn đi, đang gỉ ra, nhà văn mong họ hãy sống có hi vọng và ước mơ vì một khi còn những thứ đó thì còn sự sống.	Tác giả cũng đã thể hiện niềm xót xa, thương cảm đối với những người dân nơi đây.553. Tổng kết	Chất hiện thực và trữ tình trong tác phẩm?	Nghệ thuật tương phản được sử dụng như thế nào trong tác phẩm? 56Luyện tậpSức hấp dẫn của tác phẩm là gì?Sau khi gập lại trang truyện, điều gì đọng lại trong em?

File đính kèm:

  • pptHai_dua_tre.ppt