Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Mẫu 0: Những tiết học chuẩn bị

Làm quen

Đồ dùng học tập

Xác định vị trí trên / dưới

Xác định vị trí trái / phải

Xác định vị trí trước / sau

Xác định vị trí trong / ngoài

Làm quen với kí hiệu

Trò chơi củng cố kỹ năng

 

ppt15 trang | Chia sẻ: ledaTS7oQ | Lượt xem: 4658 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Mẫu 0: Những tiết học chuẩn bị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Mẫu 0: NHỮNG TIẾT HỌC CHUẨN BỊ 	Đây là những tiết học đầu tiên dành cho tất cả các môn học và các hoạt động, để cho học sinh làm quen với lối sống mới ở trường. 	Các tiết học, gọi ước lệ cho các hoạt động ở trường đều diễn ra tự nhiên, có mở đầu, có triển khai và kết thúc. Điều quan trọng là học sinh biết nhận nhiệm vụ (nhận việc) rồi tự mình làm, làm đúng quy trình và báo cáo kết quả (sản phẩm). 	Hai tuần đầu tiên không học một chữ nào, nhưng lại có giá trị định hướng cho mọi việc về sau. Làm thật tốt Tuần số 0 thì sẽ làm tốt các tiết học về sau. 	I. Nội dung Vị trí tiết học Tuần 0 Sách Thiết kế Tiếng Việt 1 - tập 1; từ trang 18 đến trang 67. 	 2. Nội dung Làm quen Đồ dùng học tập Xác định vị trí trên / dưới Xác định vị trí trái / phải Xác định vị trí trước / sau Xác định vị trí trong / ngoài Làm quen với kí hiệu Trò chơi củng cố kỹ năng 3. Mục đích của tiết học Giúp học sinh làm quen với môi trường học tập: thầy cô, bạn bè, trường lớp H biết cách sử dụng đồ dùng học tập, xác định được các vị trí trên bảng cũng như trong không gian, làm quen với các ký hiệu. Biết nhận nhiệm vụ, hiểu rõ nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ và tự kiểm soát được quá trình mình làm đúng hay sai. Tập cho H tác phong nhanh nhẹn, quen với nếp sống tập thể, có tính kỷ luật. 3. Chuẩn bị 	Tuỳ theo nội dung mỗi tiết học H chuẩn bị đồ dùng học tập. Ví dụ: Tiết 2: Đồ dùng học tập 	T yêu cầu học sinh chuẩn bị những đồ dùng học tập sau: sách tiếng Việt, bảng con, phấn, khăn lau, bút chì, vở em tập viết. Tiết 9: Làm quen với ký hiệu 	T phát cho mỗi H một vòng tròn, một que ngắn bằng đường kính vòng tròn, một que dài gấp 2 lần đường kính vòng tròn. 4. Quy trình tiết học - Giao nhiệm vụ - T làm mẫu - T hướng dẫn H - Vận dụng 5. Lưu ý T giao việc rõ ràng. T khuyến khích H nhiệt tình tham gia, rèn luyện tinh thần tập thể tuân thủ quy trình làm việc, làm việc nào chắc việc ấy. Khen em làm tốt, không chê em làm kém trước lớp. Ngay từ đầu đưa học sinh vào nền nếp, làm nghiêm túc, kỉ luật nghiêm. T cố gắng để tiết học kết thúc một cách vui vẻ, tạo ấn tượng với các em trong những buổi đầu tiên. II. Đọc tài liệu và dạy mẫu 1. Đọc tài liệu (5 – 10 phút): Tiết học Xác định vị trí trên / dưới(trang 26 đến trang 30) 2.Dạy mẫu bài: Xác định vị trí trên/dưới Quy trình của tiết học: Xác định vị trí trên / dưới Mở đầu: Giao nhiệm vụ Việc 1: Xác định vị trí trên / dưới với vật thật. Việc 2: Xác định vị trí trên / dưới ở bảng 2.1.T làm mẫu vị trí trên / dưới ở bảng lớn 2.2.H xác định vị trí trên / dưới ở bảng con vị trí thẳng đứng. 2.3.H xác định vị trí trên / dưới ở bảng con vị trí nằm Việc 3: Vận dụng Trò chơi củng cố kỹ năng - Đặt người đúng chỗ (ôn Trên - dưới; trái - phải) 	- Đặt đồ vật đúng chỗ (ôn Trên - dưới; trái - phải) 	- Bịt mắt vẽ mặt (ôn Trên - dưới; trái - phải) 	- Vẽ lá cờ (ôn Trên - dưới; trái - phải) 	- Vẽ cái cây (ôn Trên - dưới; trái - phải) 	- Vẽ cái ô tô (ôn Trên - dưới; trái - phải) 	- Đi săn (ôn Trên - dưới; trái - phải) 	- Đi tìm kho báu (ôn Trên - dưới; trái - phải) 	- Ô tô vào nhà kho (ôn Trên - dưới; trái - phải) 	- Hai ô tô nối nhau vào nhà kho (ôn Trên - dưới; trái - phải) Ai nhanh hơn (ôn vị trí trong – ngoài) Bắt hổ (ôn vị trí trước – sau) Đi tìm kho báu (ôn về các ký hiệu) Tập làm cô giáo (Luyện cách giao việc và nhận nhiệm vụ) Ai là người giỏi nhất (Trò chơi này rèn cho H thao tác với những đồ dùng của công nghệ) Đoàn tầu vào nhà ga Đoàn tàu đi leo dốc núi Ai là người chỉ huy giỏi (Luyện xếp hàng theo hiệu lệnh) Khéo léo (tay trái – tay phải) Đi săn (phải – trái - trước – sau) Tập thể dục (cao - thấp - ngắn – dài – thò -thụt) Phản xạ nhanh (đứng lên ngồi xuống) Thoát hiểm (trên - dưới) - Đặt câu hỏi đoán người ( nhận biết đặc điểm của bạn) - Gọi tên bạn trong lớp (nhớ tên) Hỏi về đồ dùng học tập (kể tên đồ dùng học tập) Ai tinh mắt (hình dáng – màu sắc) Hát đúng nhạc (làm quen kỹ năng: to - nhỏ - nhẩm - thầm) Phản ứng linh hoạt (phản xạ nhanh) III.Câu hỏi thảo luận 1. Theo thầy / cô trước khi dạy âm, vần có nên dạy những tiết học chuẩn bị không? Vì sao? 2. Nội dung của những tiết học chuẩn bị đã đầy đủ chưa? Theo thầy / cô có cần bổ sung thêm nội dung gì không? 3. Khi dạy những tiết học chuẩn bị thầy / cô lưu ý điều gì? 

File đính kèm:

  • ppt2 Mẫu 0 Những tiết học chuẩn bị 2.ppt
Bài giảng liên quan