Bài tập Thành ngữ

IV. THÀNH NGỮ

1. TÌM TRONG THÀNH NGỮ

Bài tập 1- Tìm các thành ngữ có từ “ăn” trong văn bản sau :

 ĂN

Ăn bằng nói chắc thật thà

Ăn bờ ở bụi không nhà lang thang

Ăn cả tiêu rộng phí hoang

Ăn cay nuốt đắng nỗi oan sự đời

Ăn tàn phá hoại người cười

Ăn chay niệm Phật một thời thanh tao

Ăn đời ở kiếp bền lâu

Ăn no ngủ kĩ chẳng cầu hơn, thua

Ăn ngược nói ngạo chát chua

Ăn ngay ở thẳng bán mua rạch ròi

Ăn miếng trả miếng hẳn hoi

Ăn lông ở lỗ ai coi ra gì ?

Ăn không nói có chí nguy

Ăn cháo đá bát thôi thì chừa ngay

Ăn thật làm giả xấu thay

Ăn tươi nuốt sống mặc ngày hôm mai

Ăn to nói lớn công khai

Ăn chậm nhai kĩ nhắc ai vội vàng.

 

doc25 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập Thành ngữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 chàm đổ , mặt ngay cán tàn , mặt sứa gan lim , mặt người dạ thú ,mặt búng ra sữa , mặt đỏ như gấc , mặt nặng như chì , mặt chai mày đá.
Bài tập 24 : ,
Ông hoàng bà chúa , ông tây bà đầm , ông chẳng bà chuộc , ông mai bà mối ,ông đồng bà cốt ,bà cô ông mãnh, ông già bà cả ,ông tơ bà nguyệt.
Bài tập 25 :
 Ngu như lợn , đùi gà má lợn , lợn lành chữa thành lợn què , cá cả lợn lớn , béo như lợn quay , mắt như lợn luộc , lợn rọ chó thui.
Bài tập 26:
 Khôn nhà dại chợ , tay trong tay ngoài ,vụng chèo khéo chống ,vào sinh ra tử , ăn không nói có , xấu người đẹp nết , trống đánh xuôi kèn thổi ngược ,có mới nới cũ , lên voi xuống chó.
Bài tập 27 : 
Nước đến chân mới nhảy , nước đổ lá khoai , gạo chợ nước sông , nước lã ra sông , đồng trắng nước trong , nước mặn đồng chua , nước mắt như mưa , nước chảy bèo trôi , nước gạo tắm voi , nước mắt cá sấu , nước sôi lửa bỏng , nước mất nhà tan , nước mắt chạy quanh , rừng thiêng nước độc , nước sâu sào ngắn , nước lã ao bèo , cơm bưng nước rót .
Bài tập 28 :
 Một mất mười ngờ , một công đôi việc , một mất một còn , một cổ hai tròng , một lòng một dạ , một lô một lốc , một nắng hai sương , một vừa hai phải , một chín một mười , một tấc đến giời , một trời một vực , một sớm một chiều .
Bài tập 29 :
 So vai rụt cổ , cổ cày vai bừa , đè đầu cưỡi cổ , cứng đầu cứng cổ , thấp cổ bé họng , một cổ hai tròng , bóp hầu bóp cổ , cắm đầu cắm cổ .
Bài tập 30 : 
áo cộc quần manh , quần chùng áo dài , bóc áo tháo cày , áo gấm đI đêm , giá áo túi cơm , áo gấm về làng , nuôi ong tay áo , cởi áo cho người xem lưng , chó cắn áo rách , bát cơm manh áo , cơm no áo ấm , khố rách áo ôm , mua vải bán áo , nhường cơm sẻ áo .
Bài tập 31: 
Nói toạc móng heo , nói ngon nói ngọt , nói ngọt như đường , nói như , xé vải , nói ra nói vào , nói đơm nói đặt , nói khan nói vã , nói gần nói xa , ăn không nói có , nói băm nói bổ , nói như văn sách .
Bài tập 32:
Mẹ gà con vịt , mẹ tròn con vuông , mẹ nào con nấy , mẹ goá con côi.
Bài tập 33: 
Mèo già hoá cáo 
Chuột sa chĩnh gạo , Chữ như gà bới, Con hư tại mẹ, Tam sao thất bản, 
Thẳng như ruột ngựa, Nói như tép nhảy , Lủi nhanh như cuốc, Học như vẹt, 
Quýt làm cam chịu, Chó đen giữ mực, Như vịt nghe sấm, Ba chìm bảy nổi .
Bài tập 34:
Buổi đực buổi cỏi , nhanh như chảo chớp, đầu bự túc rối, nước đổ đầu vịt , đầu bũ đầu biếu , như vịt nghe sấm, đầu đường xú chợ , lỏ mặt lỏ trỏi, dở ụng dở thằng , lừa già dối trẻ , ba hoa chớch choố, dương dương tự đắc, điều qua tiếng lại, được chăng hay chớ. 
2. Giải nghĩa thành ngữ
2.1. Đầu trăng ăn hoẵng, giữa trăng ăn cheo 
Cuối trăng đi nhiều sẽ gặp nai to lợn cỏ.
	Chúng tôi mỗi đứa một giỏ cua đầy, lại còn “xơi” được cả vốc chạch kim nữa chứ, bắt sướng cả tay! Đứa nào cũng hỉ hả, quên cả cái nắng tháng sáu. Tôi bảo:
	- Hôm nay may thật đấy!
	Thằng Quát thủng thẳng:
	- Chẳng phải may! Tại tớ đã nắm vững quy luật nên mới rủ các cậu đi. Thời tiết này nhất định vớ bẫm. Giống như các cụ nói: “Đầu trăng ăn hoẵng, giữa trăng ăn cheo - Cuối trăng đi nhiều sẽ gặp nai to lợn cỏ”!
	- Cậu nói cái gì mà toàn hoẵng với cheo thế hử? Tuất “bột” hỏi thế làm cho Quát tròn xoe mắt:
	- Các cậu không biết thật à? Đúng là không có cụ cố thì thiệt! Cố tớ vẫn kể, ngày xưa vùng mình còn rậm rạp lắm, làng nào cũng có phường săn nên mới có câu ấy. Đầu trăng là đầu tháng, đi săn thì hay được hoẵng. Hoẵng lông vàng đỏ giống như bò, chạy nhảy rất nhanh nên mới có thành ngữ: “Chạy như hoẵng”. Giữa trăng là giữa tháng thì hay bắt được cheo. Cheo giống như hươu nhưng nhỏ hơn, tính rất nhát, trăng phải sáng mới dám đi ăn. “Nhát như cheo” mà lị! Còn cuối trăng là cuối tháng. Nai thì các cậu biết rồi đấy, giống như hươu nhưng to hơn, sừng chỉ có ba chạc. Lợn cỏ, tức lợn rừng, thịt rất ngon, hầu như không có mỡ. Bì rất dày nhưng lại giòn. Đó là kinh nghiệm đi rừng mới có năng suất
	- ồ! Đúng thế thật! Vậy mà mình quê mình giờ cứ như thành phố, oách thật!
	Tôi lẩm bẩm như vậy thì Tuất bảo:
	- Thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà lị!
	- Nhưng đừng xem thường kinh nghiệm xưa. Quát nói vậy mà chúng tôi hoàn toàn tâm đắc
2.2. Nổi tam bành
Toàn khúc khích kể:
	- Này, hôm qua thằng Lếch trêu bà Tư, khiến bà ta nổi tam bành, quạt cho nó một trận im re!
	- Sướng! Ai bảo nó chọc vào tổ ong! Nhưng mà này, tớ hỏi thật cậu nhé, cậu nói “nổi cơn tam bành”, nhưng cậu có hiểu tam bành là ai không?
	- Cái gì? Tam bành á? Là ai á?...Thú thật tớ không biết.
	- Trời đất! Không biết mà còn hay nói! Vậy thì nghe đây này. Theo truyền thuyết mang màu sắc mê tín thì trong mỗi con người ta, ai cũng có ba vị hung thần mang họ Bành chia nhau trấn yểm, Bành Cự trấn ở đầu, Bành Chất ở trong bụng, còn Bành Kiệm ở tim. Bình thường các vị ấy ngủ yên nhưng hễ ai chạm đến, tức thì các vị ấy nổi xung lên, dữ lắm.
	- Ơ, chuyện ấy hay nhỉ? Nếu vậy Bành là phải viết hoa nhỉ?
	- Không cần! Nó đã bị chung hoá đi rồi. Trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã viết:
“Mụ nghe nàng nói hay tình
Bây giờ mụ nổi tam bành mụ lên”
	Đấy là Tú Bà ấy mà. Cũng như bây giờ ai đó nói: “Thằng đó sở khanh lắm”, thì có phải viết hoa chữ “sở khanh” đâu?
	Nghe Tính phân tích, Toàn gật gù:
	- Đúng, nhưng theo tớ đó là một cách giải thích rất có lý, chẳng mê tín đâu. Xóc óc người ta, chọc bụng, đâm tim người ta, ai chả nổi xung?
	- Chí lý! Thế nên tốt nhất là dân học trò ta bỏ thói hay trêu chọc người khác đi. Trước là khỏi ê mặt, sau là khỏi mang tiếng là đàn em của quỷ, của ma đúng không?
2.3. Ăn vóc học hay
	ý nói: Ăn uống đầy đủ thì người khoẻ mạnh, có sức vóc, chịu khó học hành thì mở mang trí tuệ, ngày càng hiểu biết nhiều. Người đạt cả hai cái đó thì là người toàn diện. (Vóc: sức vóc, thân hình)
	Giai thoại làng nho kể rằng: Xưa, ở vùng quê Nghệ Tĩnh, một gia đình nhà nho có cô gái đến tuổi cập kê.
	Năm ấy, có một chàng trai ở vùng biển tới trọ học. Người con trai dáng vẻ to lớn, nước da ngăm đen. Ngày ngày, sau buổi dùi mài kinh sử, chàng trai còn tranh thủ giúp gia đình thầy dạy gánh nước, bổ củi rồi cả những việc đào đất nền, việc gì cũng đều làm hăng hái. Làm khoẻ, chàng trai ăn rất khoẻ. Đồn rằng, thả sức, chàng trai có thể ăn một bữa hết một nồi cơm to với cả vại cà.
	Thấy chàng trai chịu học, lại được cái lam làm, nên ông bố cô gái mới có ý định nhận làm con rể. Còn người học trò cũng có cảm tình với cô gái. Một hôm, ông bố nói với con gái:
	- Ta xem cậu học trò này có thể kết duyên được với con. Nếu nó ưng ý thì ta đây cũng hài lòng.
	Nàng liền nói với bố:
	- Người như thế thì lấy đâu ra đỗ đạt. Ăn thùng bất chi thình, chỉ được cái làm khoẻ. Hẳn cha không muốn con gái cha làm thiếp cho một người thiếu chữ.
	Nghe con gái nói vậy, người cha mới khuyên rằng:
	- Xưa nay, ở chốn này có ai xem thư sinh chỉ là người mảnh dẻ, vùi đầu vào học vẹt mà không biết làm, biết ăn đâu! Cha thấy người này chịu học, ăn khoẻ. Dân gian chả có câu: “Vóc khoẻ nụ ngọc” là gì?
	Tuy vậy, người con gái vẫn thầm để ý đến chàng học trò, xem anh ta học hành thế nào. Một hôm, cô gái đứng nấp ở cửa sổ thấy chàng giảng Kiều cho một học trò khác, lời lẽ sâu sắc, tinh thông điển tích thì lấy làm khâm phục lắm. Cũng từ buổi đó, mỗi khi người cha gọi ý nói chuỵên về chàng học trò thì cô gái có vẻ như e thẹn.
	Một hôm ông nói với con gái:
	- Con ạ, ăn vóc đi liền với học hay. Ta đồ rằng, người này sau làm nên nghiệp. Con nên ngẫm lại ý cha.
	Quả vậy, sau này học trò vóc dáng lớn, ăn khoẻ ấy học hành đỗ đạt đã được bổ làm quan tri huyện. Chàng cưới cô con gái ấy làm vợ và sống hạnh phúc.
	Sau này vùng Nghệ Tĩnh vẫn truyền câu chuyện của gia đình nhà nho kia và lấy câu: “Ăn vóc học hay” để khuyên răn việc đời.
2.4. Con cà con kê
	Cà: Tiếng Việt cổ là gà	
 Kê: Âm Hán là gà
ý của thành ngữ này là: Nói dài, nói dai, hết chuyện này sang chuyện khác, nói đi nói lại, luẩn quẩn
Chuyện kể rằng: Có một con cà và con kê.
	Một hôm hai con gặp nhau, chúng mới làm quen với nhau. Con cà hỏi con kê:
	- Chị từ đâu sinh ra mà giống tôi đến thế?
	Kê mới trả lời:
	- Tôi từ quả trứng sinh ra. Họ nhà tôi có hai chân, đã chạy được lại còn có cánh bay xa cũng đáo để.
	Kê lại hỏi gà:
	- Thế chị từ đâu sinh ra?
	Cà trả lời rằng:
	- Tôi từ quả trứng sinh ra. Chị xem này tôi cũng có hai chân như chị, cũng có cánh để bay.
	Cà mới hỏi lại:
	- Thế mẹ chị là ai?
	Kê liến thoắng trả lời:
	- Còn ai nữa, mẹ gà đấy thôi!
	Cà nhận ra mình cũng có mẹ gà, mới hỏi:
	- Hoá ra chúng ta cùng một mẹ! Rồi hỏi kê rằng:
	- Chị kê này, hằng ngày chị thường ăn gì để sống?
	Kê mới nói một lèo:
	- Tôi ăn thóc gạo. Giun tôi cũng ăn được. Thế còn chị? Tôi cũng vậy, giun thì ngon rồi, còn thóc gạo thì tôi ăn hàng ngày.
	Chúng cứ chuyện trò dông dài với nhau thế cho đến nhá nhem tối mới chịu chia tay. Hôm sau con cà và con kê lại gặp nhau ở bờ giậu. Lại như hôm qua, chúng chuyện trò với nhau rặt những điều cũ. Lúc ấy, người đi qua mới bảo:
	- Chúng mày là giống gà cả, sao cứ con cà, con kê mãi, nói dai thế mà không biết chán à!
	Nói rồi, người xua hai con chạy túa vào vườn.
2.5. Đồng bấc thì qua - đồng quà thì nhớ
	Mẹ tôi đi chợ về, soạn lại các thứ, bỗng giật mình: “Thôi chết rồi, lại quên không mua gói tăm! Rõ chán! Đồng bấc thì qua, đồng quà thì nhớ! Tệ thật chứ lại!”
	- Ơ? Mẹ quên mua tăm, sao lại gọi là “đồng bấc”
	- Dốt, học lớp 7 rồi mà dốt! “Bấc” ở đây là bấc đèn. Ngày xưa các cụ ta dùng dầu lạc, dầu vừng, dầu thầu dầu để thắp đèn. Dầu được đổ vào cái đĩa, dìm một đoạn bấc, lấy từ ruột một loại cỏ hoặc sợi vải, cho ngấm dầu, đẩy một đầu bấc ngóc lên thành đĩa và châm lửa. Ngọn lửa cháy sáng như ngọn nến bây giờ. Khi bấc ngắn lại lấy cái que đẩy cho cao lên. Vì thế mới có câu đố và đĩa đèn là:
“Sông tròn nước đỏ như vang
Con rắn nằm ngang, lấy sào mà đẩy.”
- Ô, thế thì con hiểu rồi, là các cụ trách: cái cần thiết thì chẳng nhớ, chỉ nhớ đến cái ăn! Quà bánh sao bằng đèn lửa, phải không ạ?
- Còn cái sâu sắc hơn nữa cơ, con gái ạ! Bấc thì rất rẻ. Một xu có mà dùng cả thángVậy màcon thử nghĩ xem
Mẹ tôi đã đi làm cơm. Các bạn thử nghĩ về câu tục ngữ này nhé! Có phải các cụ chê người con gái đoảng không nhỉ?

File đính kèm:

  • docTHÀNH NGỮ.doc
Bài giảng liên quan