Đề tài Nghiên cứu lựa chọn một số nhóm bài tập chuyên môn nhằm nâng cao thành tích chạy 100m của đội tuyển điền kinh nam học sinh phòng giáo dục Thị xã Chí Linh - Hải Dương lứa tuổi 14-15

Ngay từ thời xa xưa, Hy Lạp - Cổ La Mã, thể dục thể thao đã được coi là một bộ phận của nền văn hoá nhằm hoàn thiện con người với quan niệm “Vận động là sức khoẻ, sức khoẻ là sự sống”. Các nhà triết học Cổ đại đã đề cao cái đẹp trong sự phát triển hài hoà “Trong sạch về đạo đức, phong phú về tinh thần, hoàn thiện về thể chất” do đó thể dục thể thao đã đem lại sự sống, đem lại vẻ đẹp của con người.

 Khi mới thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nay là nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong bài “Sức khoẻ và thể dục” (đăng trên báo cứu quốc, số 199, ngày 27/3/1946), Người viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì: Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái, như vậy là sức khoẻ.

 Trong thư Bác Hồ gửi cho thiếu nhi nhân tết trung thu với nền độc lập ngày 17/9/1945, có đoạn viết “ phải siêng tập thể dục thể thao cho mình mẩy được nở nang”. Ngày 24/10/1955, trong thư “Gửi các em học sinh” Bác viết: “ đối với các em, giáo dục không thể thiếu thể dục, bởi thể dục làm cho thân thể khoẻ mạnh, đồng thời cần giữ gìn vệ sinh riêng và vệ sinh chung”.

 

doc27 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu lựa chọn một số nhóm bài tập chuyên môn nhằm nâng cao thành tích chạy 100m của đội tuyển điền kinh nam học sinh phòng giáo dục Thị xã Chí Linh - Hải Dương lứa tuổi 14-15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Nhóm bài tập
Sức bền tốc độ
1
Chạy bước nhỏ 20m
Chạy đạp sau 100m
Chạy biến tốc
2
Nâng cao đùi tại chỗ
Bật liên tục trên hố cát
Xuất phát thấp (cao) chạy 110, 120m
3
Chạy nâng cao đùi 30m
Bật xa tại chỗ
Trò chơi vận động
4
Chạy đạp sau 30m
Gánh tạ bật nhảy
Bước bục
5
Chạy tốc độ cao 30, 40, 60m
Gánh tạ đạp sau
Chạy lên dốc thể lực
6
Xuất phát thấp chạy 30m
Chạy đạp sau lên dốc thể lực
7
Xuất phát thấp chạy 60m
Bật cóc lên dốc thể lực
8
Xuất phát thấp chạy 100m
9
Chạy đuổi
10
Chạy xuống dốc thể lực
Từ 3 nhóm bài tập chuyên môn ở bảng 3 tôi tiến hành xây dựng yêu cầu cụ thể cho từng dạng bài tập.
Bảng 4: Nhóm bài tập sức nhanh tốc độ. (Phát triển tốc độ, tần số bước, độ dài của bước chạy)
STT
Nhóm bài tập
Sức nhanh tốc độ
Số 
lượng
Yêu cầu
1
Chạy bước nhỏ 20m
3Lx20m
Thực hiện tích cực, thả lỏng khớp cổ chân, khớp vai, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 30 giây
2
Nâng cao đùi tại chỗ 15 - 30 giây
3Lx2 tổ
Thực hiện tích cực hết khả năng, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 30 giây đến 1 phút
3
Chạy nâng cao đùi 30m
3Lx20m
Thực hiện tích cực đúng kỹ thuật, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 30 giây đến 1 phút
4
Chạy đạp sau 30m
3Lx20m
Thực hiện tích cực đúng kỹ thuật, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 30 giây đến 1 phút
5
Chạy tốc độ cao 30, 40, 60m
3Lx2 tổ
Thực hiện 90-95% sức, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 1 phút, quãng nghỉ giữa 2 tổ là 3 phút
6
Xuất phát thấp chạy 30m
3Lx2 tổ
Thực hiện 80-85% sức, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 1 phút, quãng nghỉ giữa 2 tổ là 3 phút
7
Xuất phát thấp chạy 60m
3Lx2 tổ
Thực hiện 80-85% sức, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 1-3 phút, quãng nghỉ giữa 2 tổ là 5 phút
8
Xuất phát thấp chạy 100m
3Lx1 tổ
Thực hiện 70-95% sức, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 3 phút, quãng nghỉ giữa 2 tổ là 5-7 phút
9
Chạy đuổi
3Lx60m
Thực hiện hết khả năng, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 1- 3 phút
10
Chạy xuống dốc thể lực
3Lx30m
Thực hiện hết khả năng, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 1-3 phút
Bảng 5: Nhóm bài tập sức mạnh tốc độ. (Phát triển cơ chân, lưng, bụng)
STT
Nhóm bài tập
Sức mạnh tốc độ
Số 
lượng
Yêu cầu
1
Chạy đạp sau 100m
3Lx100m
Thực hiện tích cực, đúng kỹ thuật, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 2 phút
2
Bật liên tục trên hố cát
20Lx3 tổ
Thực hiện tích cực hết khả năng, quãng nghỉ giữa mỗi tổ là 3 phút
3
Bật xa tại chỗ
3Lx3 tổ
Thực hiện tích cực hết khả năng, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 30 giây, giữa mỗi tổ là 1-2 phút
4
Gánh tạ bật nhảy
15Lx3 tổ
Thực hiện tích cực hết khả năng, trọng lượng tạ 15-20kg, quãng nghỉ giữa mỗi tổ là 3-5 phút
5
Gánh tạ đạp sau
30mx3L
Thực hiện đúng kỹ thuật đạp sau, trọng lượng tạ là 15kg, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 3 - 5 phút
6
Chạy đạp sau lên dốc thể lực
20mx3L
Nâng gối trước tích cực, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 1 - 2 phút
7
Bật cóc lên dốc thể lực
20mx3L
Bật liên tục không nghỉ, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 5 phút
Bảng 6: Nhóm bài tập sức bền tốc độ. 
STT
Nhóm bài tập
Sức bền tốc độ
Số 
lượng
Yêu cầu
1
Chạy biến tốc
3Lx200m
Thực hiện 50m nhanh 80-80% sức, 50m chậm, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 5 phút
2
Xuất phát thấp (Xuất phát cao) chạy 110, 120m
3Lx2 tổ
Thực hiện 75-80% sức, quãng nghỉ giữa mỗi tổ là 5 phút
3
Bước bục 30 giây 
3Lx2 tổ
Thực hiện 20 giây đầu chậm, 10 giây sau nhanh, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 1 - 2 phút, giữa mối tổ là 3 phút
4
Trò chơi vận động
10-15 phút
Chơi tích cực
5
Chạy lên dốc thể lực
30mx3L
Thực hiện 60 - 70% sức, quãng nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 3 - 5 phút
Căn cứ vào lượng vận động, yêu cầu của bằng 4, 5, 6 mà huấn luyện viên xây dựng giáo án huấn luyện cho phù hợp. Trong quá trình huấn luyện, huấn luyện viên cần căn cứ vào sức khoẻ của từng em học sinh thông qua quan sát, bắt mạch, hỏi học sinh để điều chỉnh lượng vận động tăng hoặc giảm, quãng nghỉ của mỗi lần thực hiện ít đi hay tăng lên điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích cuối cùng mà học sinh đạt được. Bên cạch các bài tập chuyên môn ở trên thì huấn luyện viên cần trang bị cho các em về kỹ chiến thuật cũng như tâm lý thi đấu những yếu tố này cũng góp một phần quan trọng đến thành công của một chu kỳ huấn luyện.
2.3.2. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm.
Để đánh giá hiệu quả của việc lựa chọn một số nhóm bài tập chuyên môn nhằm nâng cao thành tích chạy cự li 100m học sinh THCS lứa tuổi 14-15 tôi sử dụng các test đánh giá sau:
	Bảng 7: Test tại chỗ bật xa (Đánh giá sức mạnh tốc độ) n=6
STT
Họ tên
Thành tích
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
1
Đào Bá Phu
2m41
2m62
2
Nguyễn Văn Tân
2m47
2m68
3
Nguyễn Quốc Hưng
2m52
2m76
4
Bùi Văn Vinh
2m40
2m65
5
Phạm Văn Công
2m39
2m57
6
Nguyễn Văn Lộc
2m53
2m78
 X = 2m47
 X = 2m68
Bảng 8: Test 30m tốc độ cao (Đánh giá tốc độ tối đa) n=6
STT
Họ tên
Thành tích
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
1
Đào Bá Phu
3’’45
3’’29
2
Nguyễn Văn Tân
3’’51
3’’32
3
Nguyễn Quốc Hưng
3’’62
3’’39
4
Bùi Văn Vinh
3’’71
3’’35
5
Phạm Văn Công
3’’41
3’’28
6
Nguyễn Văn Lộc
3’’39
3’’26
 X = 3’’51
 X = 3’’31
Bảng 9: Test 60m xuất phát thấp (Đánh giá khả năng phản ứng và tăng tốc độ) n=6
STT
Họ tên
Thành tích
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
1
Đào Bá Phu
8’’20
7’’89
2
Nguyễn Văn Tân
8’’25
8’’02
3
Nguyễn Quốc Hưng
8’’12
7’’76
4
Bùi Văn Vinh
8’’34
8’’09
5
Phạm Văn Công
8’’18
7’’71
6
Nguyễn Văn Lộc
8’’09
7’’78
 X = 8’’19
 X = 7’’88
Bảng 10: Test 100m xuất phát thấp (Đánh giá tổng hợp) n=6
STT
Họ tên
Thành tích
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
1
Đào Bá Phu
12’’45
12’’02
2
Nguyễn Văn Tân
12’’28
11’’98
3
Nguyễn Quốc Hưng
12’’37
11’’86
4
Bùi Văn Vinh
12’’63
12’’12
5
Phạm Văn Công
12’’12
11’’88
6
Nguyễn Văn Lộc
12’’58
12’’03
 X = 12’’40
 X = 11’’98
Bảng 11: Test 120m xuất phát thấp (Đánh giá sức bền tốc độ) n=6
STT
Họ tên
Thành tích
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
1
Đào Bá Phu
14’’49
14’’15
2
Nguyễn Văn Tân
14’’54
14’’27
3
Nguyễn Quốc Hưng
14’’38
14’’09
4
Bùi Văn Vinh
14’’89
14’’38
5
Phạm Văn Công
14’’41
14’’11
6
Nguyễn Văn Lộc
14’’62
14’’28
 X = 14’’56
 X = 14’’21
Từ kết quả đạt được sau thực nghiệm ở bảng 7, 8, 9, 10, 11 tôi đi đến kết luận: Một số nhóm bài tập chuyên môn nhằm nâng cao thành tích chạy 100m được lựa chọn và đem vào thực nghiệm đã nâng cao được thành tích chạy 100m của đội tuyển điền kinh nam học sinh phòng giáo dục và đào tạo thị xã Chí Linh - Hải Dương lứa tuổi 14-15”. Chứng tỏ nhóm bài tập chuyên môn được ứng dụng trong giai đoạn thực nghiệm cho đối tượng nghiên cứu là phù hợp và bước đầu đã đạt được kết quả tốt và đã gặt hái được một số thành tích nhất định góp phần vào thành công của đội tuyển xếp thứ 2/12 huyện và thành phố tại hội khoẻ phù cấp THCS năm học 2009 - 2010 của tỉnh Hải Dương.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau thời gian nghiên cứu lựa chọn một số nhóm bài tập chuyên môn nhằm nâng cao thành tích chạy 100m của đội tuyển điền kinh nam học sinh phòng giáo dục và đào tạo thị xã Chí Linh - Hải Dương lứa tuổi 14-15. Tôi đi đến những kết luận sau:
- Sức nhanh tốc độ, sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ là những yếu tố hết sức quan trọng đối việc nâng cao thành tích chạy 100m. Do vậy muốn sức nhanh phát triển tốt thì người huấn luyện viên cần vận dụng các bài tập chuyên môn phù hợp với đặc điểm tâm sinhlý lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện của các em học sinh.
- Thông qua việc nghiên cứu tài liệu chuyên môn, thông qua kết quả phỏng vấn, thông qua thực tế công tác huấn luyện đội tuyển trong nhiều năm qua tôi đã xây dựng 3 nhóm bài tập chuyên môn: Sức nhanh tốc độ, sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ, 3 nhóm bài tập này tôi đã áp dụng vào công tác huấn luyện đội tuyển điền kinh phòng giáo dục và đào tạo thị xã Chí Linh nội dung chạy 100m trong nhiều năm qua đặc biệt là năm học 2009-2010 và 3 nhóm bài tập chuyên môn này đã được đông đảo các thầy cô giáo vận dụng vào công tác huấn luyện sức nhanh cho đội tuyển điền kinh các nhà trường THCS trong toàn thị xã. Với 3 nhóm bài tập chuyên môn:
STT
Nhóm bài tập
Sức nhanh tốc độ
Nhóm bài tập
Sức mạnh tốc độ
Nhóm bài tập
Sức bền tốc độ
1
Chạy bước nhỏ 20m
Chạy đạp sau 100m
Chạy biến tốc
2
Nâng cao đùi tại chỗ
Bật liên tục trên hố cát
Xuất phát thấp (cao) chạy 110, 120m
3
Chạy nâng cao đùi 30m
Bật xa tại chỗ
Trò chơi vận động
4
Chạy đạp sau 30m
Gánh tạ bật nhảy
Bước bục
5
Chạy tốc độ cao 30, 40, 60m
Gánh tạ đạp sau
Chạy lên dốc thể lực
6
Xuất phát thấp chạy 30m
Chạy đạp sau lên dốc thể lực
7
Xuất phat thấp chạy 60m
Bật cóc lên dốc thể lực
8
Xuất phat thấp chạy 100m
9
Chạy đuổi
10
Chạy xuống dốc thể lực
- Những bài tập được vận dụng vào huấn luyện cho đối tượng nghiên cứu của đề tài bước đầu đã đem lại một số kết quả như mong muốn. Thể hiện ở các chỉ số chuyên môn được kiểm tra ở các test cho kết quả sau thực nghiệm tốt hơn trước thực nghiệm. Điều đó chứng tỏ các nhóm bài tập chuyên môn được đưa vào huấn luyện nâng cao thành tích chạy 100m cho nam học sinh THCS lứa tuổi 14-15 là phù hợp đem lại kết quả tốt.
3.2. Kiến nghị.
- Nhóm bài tập chuyên môn mà tôi đã nghiên cứu lựa chọn nhằm nâng cao thành tích chạy 100m của đội tuyển điền kinh nam học sinh phòng giáo dục và đào tạo thị xã Chí Linh - Hải Dương lứa tuổi 14-15. Bước đầu đã khẳng định được hiệu quả của các nhóm bài tập chuyên môn được áp dụng ở đề tài. Vì vậy tôi hy vọng đề tài sẽ được đồng nghiệp vận dụng vào công tác giảng dạy và huấn luyện các đội tuyển điền kinh ở các nhà trường phổ thông trong toàn thị xã.
- Do điều kiện, trình độ nghiên cứu, thời gian thực nghiệm còn nhiều hạn chế, kết quả đạt được của đề tài chỉ là bước đầu, tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp bổ sung từ các đồng nghiệp, các nhà chuyên môn, các thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn từ đó đem lại hiệu quả cao hơn nữa trong công tác huấn luyện đội tuyển của bản thân.
Tôi xin chân trọng cám ơn! 

File đính kèm:

  • docDE TAI NCKH.doc
Bài giảng liên quan