Gíao án Ngữ Văn 9 - Học kì I - Trường THCS Thạnh Trị

TUẦN 1:

TIẾT 1: §1 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp Hs:

  Thấy được vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

  Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, Hs có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B. Chuẩn bị:

  Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan.

  Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa,.

C. Các bước lên lớp:

I. Ổn định: (1 phút)

Kiểm diện sỉ số.

II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.

 

doc167 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Gíao án Ngữ Văn 9 - Học kì I - Trường THCS Thạnh Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan...
Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan...
Đề - Đáp án:
============================================================================================
TIẾT 84, 85: 	 NHỮNG ĐỨA TRẺ
 (Trích thời thơ ấu) 
Mục tiêu cần đạt: 
Giúp Hs: 
	Rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong tiểu thuyết đoạn trích tự thuật này.
Chuẩn bị: 
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan...
Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan...
Các bước lên lớp:
Ổn định: (1 phút)
Kiểm diện sỉ số.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Tóm tắc truyện ngắn Cố Hương của Lỗ Tấn.
Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Phương Pháp
Nội Dung 
Ghi chú 
Hs đọc chú thích *, SGK.
Gv nhấn mạnh thêm: Đây là tiểu thuyết tự thuật,người kể là Go-rơ-ki Xưng “tôi” kể chuyện đời mình ở ngôi thứ nhất.
Tiếp theo, Hs đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
Tác giả, tác phẩm
(Xem chú thích *, SGK)
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.
 Gv nêu câu hỏi: Thử chia bài văn thành 3 phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần. Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ.
Hs trình bày cá nhân.
Gv nhận xét: Cách triển khai có nghệ thuật của người kể chuyện ở chỗ các yếu tố chủ chốt những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu xuất hiện ở phần đầu sẽ lại xuất hiện ở phần thứ 3 tạo nên sự kết nồi chặt chẽ và gây ấn tượng lắng đọng ở bạn đọc.
 Tìm hiểu văn bản.
Bố cục và các mối liên kết:
Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
Tình bạn bị cấm đoán.
Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn.
Củng cố: (5 phút)
Hs nhắc lại, tóm tắc lại truyện ngắn (đoạn trích)
Dặn dò: (2 phút)
Chuẩn bị phần tiếp theo.
============================================================================================
T2.	
Ổn định: (1 phút)
Kiểm diện sỉ số.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Hs tóm tắc lại đoạn trích.
Bài mới: 
Phương Pháp
Nội Dung 
Ghi chú 
 Gv nêu tiếp câu hỏi 2,SGK: Xem xét hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa, ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp và quan hệ giữa 2 gia đình để lí giải vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn,...
Hs trình bày.
Gv nhận xét:
 Ông bà ngoại của A-li-ô-sa là hàng xóm với đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp, nhưng hai gia đình thuộc 2 thành phần XH khác nhau, 1 bên là dân thường, 1 bên là quan chức giàu sang, nên Ốp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa con của mình chơi với A-li-ô-sa (“Đứa nào gọi nó sang?”, “Cấm không được đến nhà tao !”).
 Do sự tình cờ, A-li-ô-sa góp sức cứu đứa nhỏ bị rơi xuống giếng, nên ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp biết được tấm lòng của A-li-ô-sa và rũ A-li-ô-sa sang chơi.
 A-li-ô-sa mất bố, mẹ lại đi lấy chồng khác, có mẹ mà như không, lại thường bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà ngoại là người hiền hậu. Qua trò truyện, A-li-ô-sa biết mấy đứa bạn mới quen kia tuy sống trong cảnh giàu sang, nhưng cũng chẳng sung sướng gì, mẹ chết, sống với dì ghẻ, lại cũng bị bố cấm đoán, đánh đòn...
 Gv nêu tiếp câu hỏi 3,SGK: Tìm trong bài văn rồi phân tích, bình luận 1 số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa.
Hs phân tích.
Gv nhận xét:
® Trước khi quen thân, nhìn sang hàng xóm, A-li-ô-sa chỉ biết: “Ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nổi tôi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc”.
® Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, chỉ còn dì ghẻ mà chúng gọi là “mẹ khác” rồi lặng đi, Go-rơ-ki kể: “Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con”. So sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu, đồng thời thoát lên sự thông cảm của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
® Khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp bất chợt xuất hiện, mắng: “Đứa nào gọi nó sang?”, Go-rơ-ki viết: “Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”. Đây là lần thứ 2 nhà văn dùng hình tượng so sánh này.
 Gv nêu câu hỏi 4,SGK: Chuyện đời thường và chuyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong bài văn này?
Hs trình bày.
Gv nhận xét: + chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau qua các chi tiết dì ghẻ. ® dì ghẻ độc ác trong các truyện cổ tích.
Chi tiết người “mẹ thật”.
... hình ảnh người bà nhân hậu. ® Liên tưởng...
Những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
 Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go-rơ-ki. Khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.
Những quan sát và nhận xét tinh tế:
So sánh chính xác... sự thông cảm của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
So sánh chính xác vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài của 3 đứa trẻ, vừa thể hiện thế giới nội tâm của chúng.
Chuyện đời thường và chuyện cổ tích:
... chi tiết dì ghẻ...
... chi tiết người “mẹ thật”...
... Hình ảnh người bà nhân hậu.
Hoạt động 3: Tổng kết.
 Từ phân tích trên Hs rút ra tổng kết từ ghi nhớ SGK.
Tổng kết:
(Ghi nhớ SGK)
Củng cố: (5 phút)
Hs đọc lại truyện.
Dặn dò: (2 phút)
Đọc lại văn bản.
Tóm tắc lại văn bản.
TUẦN 18:
TIẾT 86: 	 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
Mục tiêu cần đạt: 
Giúp Hs: 
Ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong bài kiểm tra; thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình; tìm phương hướng khắc phục và sửa chữa.
Chuẩn bị: 
Bài chấm – ưu- khuyết điểm.
Các bước lên lớp:
Ổn định: (1 phút)
Kiểm diện sỉ số.
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs phân tích đề cách thức làm bài và đáp án cụ thể của đề
* Hoạt động 2: Hs đối chiếu, so sánh giữa yêu cầu với bài làm cụ thể của mình để thấy được những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục:
Cách nhận diện, suy luận, kĩ năng.
Vấn đề trọng tâm, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
Những lỗi cơ bản về kĩ năng viết còn mắc phải (về hệ thống ý, diễn đạt, bố cục, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp,...). Trao đổi và tìm ra phương hướng khắc phục các nhược điểm.
* Hoạt động 3: Nhận xét và đánh giá tổng hợp ưu, nhược điểm của Hs, nhắc nhở Hs những lưu ý cần thiết.
Củng cố: (5 phút)
Chọn bài làm hay biểu dương.
Dặn dò: (1 phút)
Khắc phục lỗi mắc phải trong bài KT. 
============================================================================================
TIẾT 87: 	 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT, KIỂM TRA VĂN
Mục tiêu cần đạt: 
Giúp Hs: 
Thấy được ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình. Tìm hướng khắc phục và sửa chữa.
Chuẩn bị: 
Bài chấm.
Các bước lên lớp:
Ổn định: (1 phút)
Kiểm diện sỉ số.
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs phân tích đề cách thức làm bài KT và đáp án cụ thể của đề.
* Hoạt động 2: Hs đối chiếu, so sánh giữa yêu cầu với bài làm cụ thể của mình để thấy được những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục (Về ý, diễn đạt, chữ viết, chính tả, ngữ pháp, bố cục,...).
* Hoạt động 3: Nhận xét và đánh giá tổng hợp ưu, khuyết điểm của Hs:
Ưu:
Khuyết:
Củng cố: (5 phút)
Chọn bài làm hay, tốt biểu dương trước lớp.
Dặn dò: (1 phút)
Sửa chữa những lỗi đã mắc trong bài làm.
Chuẩn bị: Tập làm thơ 8 chữ.
============================================================================================
TIẾT 88, 89: 	 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
Mục tiêu cần đạt: 
Giúp Hs: 
Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
Qua hoạt động học tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
Chuẩn bị: 
Giáo viên: Giáo án.
Học sinh: Vở soạn.
Các bước lên lớp:
Ổn định: (1 phút)
Kiểm diện sỉ số.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
KT phần chuẩn bị của Hs.
Bài mới: (Chia lớp làm 4 nhóm)
* Hoạt động 1: Hs trao đổi theo nhóm về các bài thơ theo thể tám chữ đã làm ở nhà để chọn bài của nhóm mình sẽ trình bày trước lớp.
* Hoạt động 2: Mỗi nhóm cử đại diện đọc và bình bài thơ của nhóm mình trước tập thể. Các nhóm tham gia nhận xét, đánh giá các bài thơ đã được đọc, bình theo, các yêu cầu sau:
Bài thơ có đúng 8 chữ không?
Bài thơ đã có vần chưa? Cách gieo vần, ngắt nhịp đúng, sai, đặc sắc như thế nào?
Kết cấu bài thơ có hợp lí không? Nội dung cảm xúc có chân thành, sâu sắc không?
Chủ đề bài thơ có ý nghĩa gì?
 Củng cố: (5 phút)
Gv chọn nhóm các bài làm hay biểu dương.
Dặn dò: (1 phút)
Về tập làm thêm ở nhà.
============================================================================================
TIẾT 90: 	 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HKI
Mục tiêu cần đạt: 
Giúp Hs: 
Ôn lại các kiến thức và kĩ năng thể hiện trong bài kiểm tra; thấy được ưu điểm và hạn chế trong bài làm; tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.
Chuẩn bị: 
Giáo viên: bài chấm – đáp án
Học sinh: Xem lại yêu cầu tiết trả bài KTTH trong SGK.
Các bước lên lớp:
I. Ổn định: (1 phút)
Kiểm diện sỉ số.
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
III. Bài mới: Giới thiệu tiết trả bài KTTHHKI
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs phân tích đề, lập dàn ý, cách thức làm bài và đáp án cụ thể của các đề văn tự luận và câu hỏi trắc nghiệm.
* Hoạt động 2: Hs đối chiếu, so sánh giữa yêu cầu với bài làm cụ thể để thấy được những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục:
Cách nhận diện, suy luận và kĩ năng làm các câu hỏi trắc nghiệm.
Về đề tự luận: đã hiểu đúng vấn đề trọng tâm, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt cần vận dụng trong bài như thế nào? Đã huy động được kiến thức tác phẩm và tri thức, kinh nghiệm đời sống cấn thiết phục vụ cho bài viết chưa.
Những lỗi cơ bản về kĩ năng viết còn mắc phải là những lỗi nào (về hệ thống ý, diễn đạt, bố cục, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp...). Tìm ra phương hướng khắc phục.
* Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá tổng hợp.
 Ưu điểm:
Khuyết điểm:
Củng cố: (5 phút)
Nhắc lại những lưu ý khi làm bài kiểm tra tổng hợp.
 Dặn dò: (1 phút)
Rút kinh nghiệm cho những bài KT sau này.

File đính kèm:

  • docVan 9(HKI).doc