Lập Đề Cương Bài Giảng - Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học

I. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG TRI THỨC CẦN TRUYỀN THỤ – LĨNH HỘI

• Mục đích yêu cầu

Giúp học sinh hiểu và nắm vững

- Về kiến thức:

 Hiểu được khái niệm, nội dung cơ bản của các phạm trù đạo đức: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc

- Về thái độ

 Có thái độ đúng đắn, suy nghĩ và hành động theo chuẩn mực đạo đức chung của xã hội; sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội; Biết bảo vệ, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình, phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và xã hội

- Về kỹ năng

 Biết làm chủ bản thân, phân tích đánh giá các hành vi đạo đức để từ đó suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức, tránh được những việc làm sai lầm, vi phạm đạo đức

 

ppt14 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lập Đề Cương Bài Giảng - Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong suy nghĩ, hành động và trong mối quan hệ đối với người khác, với xã hội. Hai trạng thái của lương tâm: (1) Thanh thản, trong sáng, yên ổn; (2) Cắn rứt, day dứt lương tâm – hối hận và xấu hổ. Để giữ gì lương tâm được trong sáng, thanh thản mỗi chúng ta cần phải rèn luyện phẩm chất đạo đức, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đạo đức, suy nghĩ, hành động theo lẽ phải, làm việc thiện và biết ăn năn, hối lỗi, sửa chữa khuyết điểm sai lầm.- Nhân phẩm và danh dự: Thế nào là nhân phẩm? Danh dự? Để giữ gìn, bảo vệ nhân phẩm, danh dự chúng ta phải làm gì?+ Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất, là giá trị đạo đạo đức tốt đẹp – phẩm chất làm người của mỗi con người trong xã hội. Người có nhân phẩm được xã hội tôn trọng và đánh giá cao. + Danh dự là nhân phẩm của cá nhân con người được người khác, được xã hội đánh giá cao và công nhận. Vì vậy mỗi cá nhân cần phải có lòng tự trọng, biết bảo vệ, giữ vững nhân phẩm, danh dự của mình. Hạnh phúc: Thế nào là hạnh phúc? Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội? Để có được hạnh phúc mỗi chúng ta cần phải làm gì?Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất tinh thần. Hạnh phúc có hạnh phúc của cá nhân và hạnh phúc chung của xã hội, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là tiền đề của nhau. Vì vậy, chăm lo cho hạnh phúc của mình góp phần xây dựng hạnh phúc xã hội và phải có trách nhiệm với hạnh phúc chung của cộng đồng, xã hội.Tiết 1. Nghĩa vụ và lương tâmII. Phương pháp giảng dạy Đặt vấn đề (dẫn nhập) 	Bài này gồm 2 tiết, với nội dung được kết cấu là những phạm trù cơ bản của đạo đức, Vì vậy phần mở đầu (dẫn nhập) chúng ta có thể đặt vấn đề chung cho cả bài.Nội dung dẫn nhập có thể như sau:	Mỗi cá nhân con người sống trong môi trường xã hội sẽ có tác động qua lại và chịu sự chi phối, quy định của môi trường xã hội. Trong những mối quan hệ, quy định ấy có các chuẩn mực đạo đức xã hội. Bài học này sẽ đề cập đến một số phạm trù cơ bản của đạo đức học. Đó là: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc. Nghĩa vụĐơn vị kiến thức thứ nhất:Nghĩa vụ là gì?Thuyết trình nêu vấn đề:	Chúng ta đã từng biết, từng nghe về hai từ “nghĩa vụ” như “Bầu cử Quốc hội là nghĩa vụ và quyền lợi của công dân”, “Thanh niên lên đường nhập ngũ làm nghĩa vụ quân sự”, “Chăm sóc, nuôi dạy con cái là trách nhiệm, nghĩa vụ của cha mẹ”... Nghĩa vụ phản ánh những mối quan hệ đạo đức của con người và chỉ có trong đời sống của con người. 	Loài vật nuôi con hay “dạy” cho con của nó cách săn mồi có phải là nghĩa vụ của không? Tại sao?Giáo viên nhận phần trả lời của học sinh, kết luận: Mỗi con người sống trong gia đình, cộng đồng và xã hội một mặt được cộng đồng, xã hội quan tâm, chăm lo đến đời sống bản thân, mặt khác phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với gia đình, cộng đồng, xã hội. Chỉ con người mới thực hiện nghĩa vụ với nhau và với xã hội, do đó nghĩa vụ là phạm trù đạo đức của xã hội loài người, loài vật chỉ là những hành động bản năng. Học sinh ghi: Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, thể hiện trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của của cộng đồng xã hội.Câu hỏi: Nêu một số ví dụ về nghĩa vụ và lý giải tại sao lại phải thực hiện nghĩa vụ ấy? Một số ví dụ về nghĩa vụ: + Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia. Vì vậy, nộp thuế là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi doanh nghiệp+ Luật Hôn nhân và gia đình có điều khoản quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái và của con cái đối với cha mẹ+ Công dân có nghĩa vụ tố giác tội phạm+ Nghĩa vụ học tập, rèn luyện của học sinh...Câu hỏi đàm thoại: Việc thực hiện nghĩa vụ là yêu cầu bắt buộc hay tự nguyện? Đưa ra dãn chứng lý giải cho câu trả lời của bản thân?Giáo viên nhận xét, phân tích (thuyết trình nêu vấn đề) : Việc thực hiện nghĩa vụ là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi cá nhân. Tuy nhiên, nếu nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của cộng đồng, xã hội cá nhân sẽ có ý thức tự nguyện, tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu nhận thức chưa đầy đủ, cá nhân sẽ thực hiện nghĩa vụ một cách miễn cưỡng, không tự giác.Tình huống: Có hai thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Một thanh niên hăng hái nhập ngũ và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Còn người thanh niên kia thì miễn cưỡng thực hiện vì anh ta xác định rằng đàng nào cũng phải hoàn thành cho xong nghĩa vụ quân sự, không thể trốn tránh được.	Nhận xét như thế nào về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của hai anh trên?Hs ghi: Nghĩa vụ vừa là yêu cầu bắt buộc vừa là ý thức tự nguyện, tự giác của mỗi cá nhân. Khi cần thiết, cá nhân cần phải biết đặt lợi ích của xã hội lên trên lợi ích cá nhân, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung, đúng đắn của cộng đồng, xã hội Đơn vị kiến thức thứ hai:b) Nghĩa vụ của người thanh niên hiện nayGiáo viên kể một câu chuyện về việc hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của xã hội (giải phóng mặt bằng làm đường, di dời đến nơi ở mới đề xây dựng thủy điện...)Giáo viên có thể yêu cầu học sinh về nhà tự tìm hiểu hoặc sử dụng phương pháp thuyết trình và cho học sinh ghi khái quát các nghĩa vụ: Chăm lo rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất chính trị tư tưởng và đạo đức bản thân Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật thực sự thể hiện vai trò chủ nhân đất nước Tích cực lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất, của cải tinh thần góp phần xây dựng đất nước Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bải vệ Tổ quốc Việt Nam XHCNĐặt câu hỏi liên hệ: Đang là học sinh, các em thấy mình có những nghĩa vụ nào?2. Lương tâmĐơn vị kiến thức thứ nhất: Lương tâm là gì?- Khái niệm lương tâm.	Giáo viên thuyết trình: Trong các mối quan hệ xã hội, trước và sau mỗi lời nói, cử chỉ, việc làm, hành động nào đó người ta thường xem xét, suy nghĩ, kiểm nghiệm lại xem đúng hay sai; Liệu rằng việc làm đó của mình có gây cho bản thân, gia đình, bạn bè, những người xung, hay cộng đồng, xã hội tổn bại gì không? Trên cơ sở đó cá nhân điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho đúng đắn. Đó chính là lương tâm và người nào biết nhận thức, điều chỉnh hành vi của mình cho đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực đạo chung của xã hội thì đó là người có lương tâm.	Trong dân gian ta, từ ngàn xưa đã rất đề cao lương tâm, lên án những kẻ độc ác, vô lương tâm như câu chuyện Tấm Cám là một điển hình.	Có những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về lương tâm con người như:	Giấy rách phải giữ lấy lề	Lương y như từ mẫu ...	Vậy lương tâm là gì?Học sinh ghi: Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội Nêu tình huống có vấn đề:Thanh và Tùng là đôi bạn thân từ nhỏ. Trong lớp, Thanh và Tùng cùng ngồi một bàn. Giờ kiểm tra 1 tiết môn Toán giữa học kỳ, Tùng không làm được bài, Tùng cầu cứu Thanh nhưng Thanh đã không cho Tùng xem bài. Hết giớ, Tùng giận và trách Thanh là người bạn không tốt và tuyên bố từ nay không là bạn thân của nhau nữa. Thanh rất buồn và trách mình là đã không cho Tùng chép bài.	Hãy nêu ý kiến bình luận về suy nghĩ và hành động của Thanh.(2) Đầu xóm có bà cụ ở một mình, bán hàng xén. Lan đến mua 2 quả trứng, do mắt đã bị lòa nên bà đã trả tiền thừa cho Lan. Nếu trong tình huống của Lan em sẽ làm gì? a) Cầm lấy và lẳng lặng bỏ đi coi đó là sự may mắn của mình. b) Trả lại chồ tiền thừa cho bà cụ. Hãy giải thích tại sao em lại làm như vậy?Đặt câu hỏi: Người có lương tâm, khi gây ra một lỗi lầm nào đó họ sẽ có tâm trạng, cảm giác như thế nào?- Hai trạng thái biểu hiện của lương tâm: Thanh thản và cắn rứt+ Trạng thái thanh thản của lương tâmĐặt câu hỏi: Khi nào thì chúng ta có trạng thái thanh thản lương tâm? Nêu ví dụ trải nghiệm của bản thân hoặc được biết?Câu hỏi: Người có lương tâm là người biết ân hận, xấu hổ, cắn rứt lương tâm. Tại sao con người lại cảm thấy lương tâm cắn rứt?Ghi: Con người có lương tâm khi gây ra những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội hoặc những hành động sai lầm thì cảm thấy lương tâm bị cắn rứt và không yên ổn. Ghi: Khi con người thực hiện những hành vi đạo đức tốt đẹp phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, biết sửa chữa, khắc phục những lối lầm gây ra thì con người có trạng thái lương tâm thanh thản, yên ổnThực hiện phiếu học tập:Họ và tên  Lớp Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau:Câu 1. Hiểu một cách khái quát thì lương tâm con người chính làa) tình cảm bên trong của mỗi con ngườib) tâm hồn của con ngườic) năng lực hành vi và tình cảm đạo đức của con ngườid) năng lực tự đánh giá hành vi đạo đức của tình cảm đạo đứce) nhân tố thúc đẩy con người thực hiện hành vi đạo đức đúng đắnCâu 2. Một con người có lương tâm trong sáng và yên ổn làa) con người có tình cảm đạo đức và luôn thực hiện những hành vi đạo đức tốt đẹpb) con người có đạo đứcc) con người không bao giờ gây ra lỗi lầmd) con người có ích cho xã hội e) con người hoàn thiệnCâu 3. Một con người có lương tâm khi gây ra những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội, những hành động sai lầm, thì a) họ muốn chuộc lại lỗi lầmb) lương tâm bị cắn rứt và không được yên ổnc) họ cảm thấy bi quand) họ thấy rất thất vọnge) họ rất lo sợ Câu 4. Biểu hiện rõ nét nhất, tập trung nhất của việc cắn rứt lương tâm làa) cảm giác lo sợb) sự đau khổ, dằn vặtc) sự trừng phạtd) sự nhục nhãe) hối hận và xấu hổCâu 5. Khi con người thường xuyên mắc sai lầm, khuyết điểm mà không ăn năn, hối lỗi, không tìm cách sửa chữa thì con người đóa) là người không biết suy nghĩb) là người không có văn hóac) là người thiếu ý thứcd) là người vô liêm sỉe) là người bảo thủĐơn vị kiến thức thứ hai:b) Làm thế nào để giữ gìn lương tâm trong sáng, yên ổnGiáo viên yêu cầu học sinh về nhà đọc sách giáo khoa.Câu hỏi nhận thức: Có ý kiến cho rằng, để giữ được lương tâm trong sáng, yên ổn thì con người cần phải không bao giờ gây ra lỗi lầm. Em nhận xét như thế nào về ý kiến đó?III. Củng cố bài: Tiết một chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm nghĩa vụ, lương tâm. Qua tiết học này mỗi chúng ta cần biết rút ra những bài học bổ ích cho bản thân mình. 

File đính kèm:

  • pptMot so pham tru co ban cua dao duc hoc(1).ppt
Bài giảng liên quan