Lý Luận văn học ôn thi Cao học

CHƯƠNG I:

NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA VĂN NGHỆ

I. NGUỒN GỐC CỦA VĂN NGHỆ

1. Những quan niệm duy tâm, sai lầm về nguồn gốc văn nghệ

2. Lao động là nguồn gốc của văn nghệ

II. VĂN CHƯƠNG LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI THUỘC THƯỢNG TẦNG KIẾN TRÚC

1. Văn nghệ là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng

2. Tương quan giữa cơ sở hạ tầng với văn nghệ

III. VĂN NGHỆ VỚI CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI

1. Văn nghệ với chính trị

2. Văn nghệ với triết học

3. Văn nghệ với khoa học

4. Văn nghệ với đạo đức

 Văn chương, cũng như các loại hình nghệ thuật khác, không phải là của cải vật chất của xã hội, cũng không phải là một lực lượng trực tiếp trực tiếp sản sinh ra một giá trị vật chất nào cho đời sống xã hội. Nhưng chúng ta sẽ không hình dung nổi một xã hội mà ở đó không có sự tồn tại của văn chương nghệ thuật. Chỉ bởi, văn chương nghệ thuật chiếm giữ một vai trò cực kỳ to lớn trong đời sống tinh thần của con người. Ðể tồn tại và phát triển, con người không chỉ cần "ăn ở" mà còn cần cả "múa hát". Ý thức được vai trò, giá trị của văn nghệ trong đời sống của mình, con người từ xa xưa đã muốn tìm hiểu để nắm được bản chất, quy luật, đặc trưng đặc điểm của văn nghệ hầu làm chủ nó, thúc đẩy nó phát triển.

 Mối quan tâm trước nhất của con người đối với văn nghệ là nguồn gốc, bản chất của nó.

 

doc397 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý Luận văn học ôn thi Cao học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i ba mươi huyện mười tám nhà lao, Bác đã quắc mắt hỏi tội bọn chúng: 
"Phạm tội cái gì ? ta thử hỏi 
Tội trung với nước, với dân à ?" 
Giọng thơ trào phúng không đơn điệu vì nó theo sát tính phong phú của ý thơ. Mỗi bài thơ mỗi vẻ. Có bài đanh thép như một cái tát vào mặt quân thù như bài kể chuyện "Nộp tiền đèn" có bài lời thơ tựa hồ dửng dưng mà thực ra thì tràn đầy căn giận như bài "Ở Lai Tân". Có bài xót xa chua chát: 
"Biền biệt anh đi không trở lại 
Buồng the, trơ trọi, thiếp ôm sầu 
Quan trên sót nỗi em cô quạnh 
Nên lại mời em tạm ở tù" 
(Gia quyến người bị bắt lính) 
Có bài thơ như một bài nói đùa về ghẻ lở "Ði Nam Ninh ", "Dây trói", mỗi bài là một tiếng cười như để lấy thêm sức mạnh. 
Tóm lại, bằng bút pháp vừa tả thực vừa trào phúng, những bài thơ trong Nhật ký trong tù đã nêu lên được nỗi cơ cực của người tù nhân và tập thơ lên án chế độ nhà tù phi nhân loại của Tưởng Giới Thạch. 
c. Nghệ thuật triết lý 
Nghệ thuật thơ Bác là nghệ thuật những bài thơ triết lý sâu sắc như bài "Nửa đêm" 
"Ngủ thì ai cũng như lương thiện 
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền 
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn 
Phần nhiều do giáo dục mà nên" 
Hay bài "Nghe tiếng giã gạo", bài "Học đánh cờ". Mỗi bài thơ nêu lên một thái độ sống, hay sự nhìn nhận đúng, hoặc đề ra một cách giải quyết về những định đề đã nêu ra. 
Chúng ta quán triệt toàn bộ thơ Bác là tư tưởng của một nhà yêu nước vĩ đại, một nhà Cách mạng vĩ đại. Thơ Bác không phải biểu hiện cuộc sống mà còn cải tạo cuộc sống, chỉ đạo cuộc sống. Ðó là tính Ðảng cộng sản lớn lao, đó chính là chất thép của thời đại. 
Nói đến thơ Bác không thể không nói đến nghệ thuật. Vì thơ Bác là thơ của tâm hồn, thơ của tình cảm, thơ của tư tưởng, thơ của hành động, Bác đã sử dụng không biết bao nhiêu phương tiện biểu hiện thật hết sức phong phú đa dạng, nhiều lúc tưởng như trái ngược nhau mà lại có một sự nhất quán lạ lùng đó là sự bình dị tuyệt vời không có ai có thể bắt chước được. 
Trong những bài thơ của Bác bên cạnh những vấn đề rất lớn lao cao cả, Bác có thể nói đến những vấn đề nhỏ nhặt hàng ngày mà ít ai có thể nói đến trong thơ: ai có thể ngờ được bên cạnh câu thơ mang ý nghĩa lớn: 
"Ðau khổ chi bằng mất tự do" 
Lại một câu khác : 
"Ðến buồn đi ỉa cũng không cho " 
Thế mà câu thơ đọc lên không chổi, trái lại làm tăng thêm sức tàn ác, làm cho việc mất tự do, cái tự do tối thiểu của con người cũng không có, càng được nhấn mạnh. 
Bác không từ chối một đề tài nào. Bác không từ chối một từ nào không dùng miễn là từ ấy dùng đúng chỗ, dùng đắt. Bác đem rất nhiều những từ dùng hàng ngày vào trong thơ mà những từ ấy không làm cho thơ Bác tầm thường đi. Trái lại câu thơ của Bác càng sinh động, càng thực, càng xúc động lòng người. 
Bác không từ chối cách nói từ ẩn dụ. tùì cứng" Ngày ngày no rượu thịt" 
Tù mềm "Nước mắt bọt mồm tuôn" 
Lối chơi chữ của Bác trong bài "Ðêm ngủ ở Long tuyền" 
"Ðôi ngựa" ngày đi chẳng nghỉ chân 
Ðêm "gà năm vị lại thường ăn" 
"Ðôi ngựa" hai chân đi; "Gà năm vị" khi ngủ hai chân phải bắt chéo lại như chéo chân gà trong mâm cỗ tiệc. 
Hay là cách nói tượng trưng ước lệ, chiết tự, nói nhại đến cách nói trực tiếp, cách nói hiện thực: rất thực, rất thẳng, rất sâu 
Trong thơ Bác các yếu tố quan hệ rất hài hòa với nhau: tự sự và trữ tình, lãng mạng và hiện thực, cổ động và giáo dục, phản ánh và triết lý... đã kết hợp với nhau một cách chặt chẽ một cách nghệ thuật. 
Trong Nhật ký trong tù, Bác thích dùng lối đối chọi giữa các mặt đối lập, tạo nên một sự châm biếm có khi nhẹ nhàng, có khi gay gắt nhưng cuối cùng gây một nụ cười sâu sắc. 
"Ta thì người dắt, lợn người khiên" 
"Uốn để pha trà đừng rửa mặt" 
"Ðánh bạc ở ngoài quan bắt tội" 
"Trong tù đánh bạc được công khai" 
Sự đối lập ấy tạo nên một sự buồn cười. Bài thơ nói đến đau khổ mà vẫn trào lộng. Ðọc thơ Bác chúng ta luôn luôn gặp một nụ cười độ lượng và tế nhị gay gắt mà thấm thía, một nụ cười riêng của Bác. 
Chúng ta đã nói sự bình dị tuyệt diệu trong thơ Bác. Sự bình dị tuyệt diệu đó bắt nguồn từ con người của Bác, từ cuộc sống hàng ngày của Bác. Bình dị mà không tầm thường, giản dị mà không đơn giản. Bác nhìn cuộc sống từ nhiều mặt đối lập của nó, nhìn hiện tại mà hướng về tương lai, coi trọng tư tưởng mà rất chú trọng đến nghệ thuật. 
V. KẾT LUẬN: 
Tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy viết bằng chữ Hán nhưng về mặt nội dung và cả về mặt phong cách nghệ thuật rõ ràng là một tác phẩm văn học Việt nam đậm đà tính dân tộc. "một tác phẩm văn học lớn có tác dụng giáo dục sâu sắc phầm chất đạo đức Cách mạng cho tất cả chúng ta ngày nay".(Lời nói đầu khi xuất bản cuốn Nhật ký trong tù của Viện văn học ). Tập thơ đưa ta đi sâu vào những cảm xúc, những suy nghĩ , những băn khoăn của một con người cộng sản vĩ đại trong một hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có cái may mắn được nghe những lời tâm sự của một vị lãnh tụ kính yêu vì thế tấm gương đạo đức cao cả của Người đối với ta vô cùng gần gũi. Tôi muốn nhắc lại ý thơ của Hoàng Trung Thông trong bài "đọc thơ Bác" 
"Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp 
Anh đèn tỏa rạng mái đầu xanh 
Vần thơ của Bác vần thơ thép 
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình " 
4- Phong cách chính luận :
TOP
a- Khái niệm: 
PC chính luận là PC được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội. Ðây là khái niệm ít nhiều mang tính truyền thống và việc phân giới giữa PC này với PC khoa học, PC thông tấn vẫn còn một số quan niệm chưa thống nhất. [4], [8],[14],[15].  
b- Chức năng và đặc trưng : 
	 1- Chức năng : PC chính luận có ba chức năng: thông báo, tác động và chứng minh. Chính vì thực hiện các chức năng này mà ta thấy PC chính luận có sự thể hiện đặc trưng và đặc điểm ngôn ngữ có nét giống với PC thông tấn, PC khoa học và cả PC văn chương. 
 	2- Ðặc trưng: PC chính luận có ba đặc trưng: 
2.1- Tính bình giá công khai: Người nói, người viết bao giờ cũng bộc lộ công khai một cách rõ ràng trực tiếp quan điểm, thái độ của mình đối với sự kiện. Ðây là đặc trưng khu biệt PC chính luận với PC khoa học và PC văn chương. Nếu văn chương là bình giá gián tiếp, khoa học là tránh sự thể hiện những yếu tố cảm tính chủ quan thì ngôn ngữ của PC chính luận bao giờ cũng bộc lộ trực tiếp quan điểm, thái độ của mình về một vấn đề thời sự của xã hội. Sự bình giá này có thể là của cá nhân hoặc nhân danh một tổ chức, đoàn thể chính trị nào đó. 
  2.2- Tính lập luận chặt chẽ: Ðể bày tỏ chính kiến, giải thích, thuyết phục và động viên mọi người tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thời sự nóng hổi của đất nước, sự diễn đạt ở PC này đòi hỏi có tính chất lập thuyết. Nghĩa là phải bằng những lí lẽ đúng đắn, có căn cứ vững chắc, dựa trên cơ sở những luận điểm, luận cứ khoa học mà đấu tranh, thuyết phục, động viên. Tính lập luận chặt chẽ thể hiện ở việc khai thác những quan hệ chiều sâu giữa hình thức ngôn ngữ và mục đích biểu đạt. Một văn bản chính luận hay thường là những văn bản chưá đựng nhiều hàm ý sâu sắc, có sức chinh phục lòng người, có sức cuốn hút mãnh liệt.  
2.3- Tính truyền cảm: PC chính luận cóï tính truyền cảm mạnh mẽ , tức sự diễn đạt hùng hồn, sinh động có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết phục cả bằng lí trí, cả bằng tình cảm, đạo đức. Ðặc trưng này tạo nên sự khu biệt giữa PC chính luận với PC khoa học, thông tấn và khiến PC này gần với PC văn chương. Trong văn bản chính luận, chúng ta thường bắt gặp các biện pháp tu từ, những từ ngữ có đặc điểm tu từ cao nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ về mặt âm thanh và ý nghĩa.  
c- Ðặc điểm : 
1- Ngữ âm: Có ý thức hướng tới chuẩn mực ngữ âm. Khi phát biểu trong hội nghị hoặc diễn thuyết trong mit tinh, ngữ điệu được xem là phương tiện bổ sung để tăng thêm sức hấp dẫn, lôi cuốn người nghe.  
2- Từ ngữ:- Ðặc điểm nổi bật nhất là sự có mặt của lớp từ chính trị, công cụ riêng của PC chính luận. PC chính luận đòi hỏi khi dùng từ chính trị phải luôn luôn tỏ rõ lập trường, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình. Ví dụ:	
Ai dám bảo cuộc Cách mạng tháng Tám của ta là cuộc đảo chính? Ðảo chính là hai bọn thống trị trong nước hất cẳng nhau. Bọn này quật đổ bọn kia để lập chính phủ mới, nhưng căn bản chế độ cũ vẫn để nguyên. Ðằng này nhân dân bị áp bức nổi dậy tự giải phóng giành chính quyền, sao gọi là đảo chính? (TC)  
- Từ ngữ đòi hỏi sự minh xác cao. Ðề tài được đưa ra bàn luận ở PC chính luận là những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội cho nên khi cần thiết người ta phải dùng tất cả các lớp từ ngữ có quan hệ đến đề tài này. 
- Khi cần bày tỏ sự đánh giá tình cảm của mình một cách mạnh mẽ đối với các vấn đề nêu ra, người ta coön chọn lọc và sử dụng các đơn vị từ khẩu ngữ, bởi vì đây là lớp từ giàu sắc thái ý nghĩa và sắc thái biểu cảm. Ví dụ:	
Ai nói mà không làm, ai chỉ nghị quyết suông, ai theo đuôi quần chúng, ai ỳ ra như xe bò lên dốc, ai nhút nhát như bị quân thù bắt mất hồn, ai không dám hi sinh việc nhà cho việc Ðảng, phải kíp sửa đổi mà tiến lên (T.Tr) [15,157]  
3- Cú pháp: 
-Do phải thực hiện chức năng thông báo, chứng minh và tác động nên phong cách chính luận dùng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán. 
- Câu văn chính luận thường dài, có kết cấu tầng bậc làm cho tư tưởng nêu ra được xác định chặt chẽ. 
	- Ðể nhấn mạnh ý tưởng, gây sự chú ý ở người đọc, PC chính luận sử dụng nhiều lối nói trùng điệp, phép điệp từ, điệp ngữ, các cách so sánh giàu tính liên tưởng và tương phản để tăng cường độ tập trung thông tin và hiệu quả bình giá, phán xét. Ví dụ:	
	- Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. (Hồ Chí Minh)	
	- Ðổi mới là con đường duy nhất đúng đắn của Ðảng ta, của nhân dân ta, để vượt qua mọi khó khăn to lớn, đi đến ổn định và phát triển. Ðổi mới tạo nên thế mới và sức lực mới, như muà xuân làm bật dậy sức sinh sôi huyền diệu của thiên nhiên, đúng theo quy luật của sự phát triển. (Báo Nhân dân)  

File đính kèm:

  • docLi luan van hoc on thi cao hoc.doc