Đề tài Một số biện pháp quản lí thư viện của Hiệu trưởng trường Tiểu học EaSúp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

PHẦN MỞ ĐẦU

 I . Lý do chọn đề tài

 Cơ sở vật chất là thành phần không thể thiếu được trong việc đào tạo con người trong nhà trường, là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục và góp phần quyết định vào chất lượng giáo dục của nhà trường, là phương tiện để tác động đến thế giới tâm hồn của học sinh và cũng là phương tiện để truyền thụ, lĩnh hội trí thức . Trong đó, thư viện không những là một bộ phận cơ sở vật chất chủ yếu của nhà trường mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá cho cac thành viên của nhà trường. Vì vậy sách giáo khoa, sách tham khảo đầy đủ là cơ sở rất cơ bản để học sinh , giáo viên khai thác trí thức, tự nghiên cứu, xây dưng phương pháp tự học tập ,hỗ trợ đắc lực cho bài giảng của thầy.

 

doc22 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp quản lí thư viện của Hiệu trưởng trường Tiểu học EaSúp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
à chú ý cần ưu tiên cho đủ số số sách giáo khoa và sách nghiệp vụ lớp, Sau khi mua đủ sách giáo khoa và nghiệp vụ ở các rồi mới mua đến sách còn thiếu.
 - Còn đối với hoạt động của tổ thư viện, khi Hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ thư viện và chỉ đạo cho tổ thư viện đi vào hoạt động, nhưng một tuần sau chưa đi vào hoạt động thì Hiệu trưởng mới tổ chức cuộc họp tìm ra nguyên nhân chậm trể để đi vào hoạt động ( Gặp trực tiếp đồng chí phó Hiệu trưởng để trao đổi, tìm ra lý do chậm trể, sau đó Hiệu trưởng tiếp tục chỉ đạo cho đồng chí phó Hiệu trưởng phải lên lập kế hoạch hoạt động của tổ thư để Hiệu trưởng duyệt, rồi chỉ đạo cho đồng chí phó Hiệu trưởng triển khai, tổ chức cho tổ thư viện thực hiện theo kế hoạch. Có như vậy thì hoạt động của tổ thư viêïn mới có hiệu qua. Đặc biệt là Hiệu trưởng cần chỉ đạo cho tổ thư viện tổ chức giới thiệu sách kết hợp với nhiều hình thức như: vừa để học sinh ( là thành viên thư viện ) tự giới thiệu với các bạn, vừa là giáo viên chủ nhiệm giới thiệu trong giờ sinh hoạt lớp, vừa có tổng phụ trách giới thiệu trong giờ sinh hoạt đội để kết hợp với cả chi đoàn để giới thiệu đến với giáo viên rồi giáo viên giới thiệu đến học sinhVới cách giới thiệu sơ lược ( một vài câu ) về cuốn sách đó và kết hợp nhiều hình thức như vậy chắc chắn sẽ thu hút hấp dẫn nhiều bạn đọc đến đến thư viện và chất lượng hoạt động tổ chức thư viện sẽ tốt hơn. 
 -Hiệu trưởng nên chỉ đạo cho phó Hiệu trưởng chuyên môn ( tổ trưởng tổ thư viện ) thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn trường hoặc ban chuyên môn ( gồm các tổ trưởng ) để thảo luận về các chuyên đề, chủ đề về sách báo, tạp chí có liên quan để cải tiến phương pháp dạy và học, từ đó hệ thống lại những tư liệu có thể vận dụng phù hợp với các điều kiện đơn vị mình. Nếu tổ chức họp tổ chuyên môn thì sau đó các tổ trưởng lại tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn và triển khai nội dung trên để có thể giúp giaó viên có thể dễ dàng sử dụng trong quá trình nghiên cứu các tài liệu sách báo tạp chí đó.
 -Một biện pháp quan trọng thìø sau nữa tháng, hay giữa học kỳ, hay cuối mỗi học kỳ, Hiệu trưởng cần phải tổ chức đánh giá, động viên khen thưởng đối với tổ công tác thư viện. 
Cụ thể là :
 + Đối với người phụ trách công tác thư viện, Hiệu trưởng cần đánh giá việc sử dụng 2-3 % kinh phí dành cho thư viện, cách tổ chức các hoạt động thư viện ( công việc nghiệp vụ, công tác bạn đọc ) công tác bảo quản tài sản và các trang thiết bị của thư viện.
 + Đối với giáo viên chủ nhiệm: Hoạt động đánh giá vviệc phụ trách các khâu : phân phối , thu hồi. , bảo quản, sử dụng sách, tài liệu ở lớp chủ nhiệm.
 + Đới với tổ trưởng chuyên môn : Hiệu trưởng đánh giá việc chỉ đạo tổ tham gia công tác thư viện, kế hoạch sử dụng, giới thiệu về sách, sưu tầm tài liệu để xây dựng kho tư liệu.
 + Đối với phó hiệu trưởng : Hiệu trưởng đánh giá lên kế hoạch, phân công và tổ chức cho tổ thư viện hoạt động theo kế hoạch.
 Tất cả những đánh giá trên, nếu chưa tốt hiệu trưởng phải động viên khích lệ và điều chỉnh kịp thời để tổ thư viện rút kinh nghiệm hoạt động tốt hơn. Còn nếu đánh giá tốt thì hiệu trưởng cần tổ chức khen thưởng kịp thời để kích lệ tổ thư viện hoạt động tốt, có hiệu quả hơn .
 2.2.3. Kiểm tra, kiểm kê và bảo quản thư viện
 Về kiểm tra 
 - Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra kế hoạch phục vụ bạn đọc, thường xuyên kiểm tra và góp ý cụ thể với nhân viên thư viện theo từng tuần, từng tháng và học kì . Có như vậy thì nhân viên thư viện lập kế hoạch phục vụ bạn đọc tốt hơn.
 Về kiểm kê
 Hiệu trưởng chỉ đạo cho phó hiệu trưởng tổ chức cho tổ thư viện kiểm kê lại toàn bộ số bản sách trong thư viện vào cuối học kỳ I ( sau khi giáo viên trả sách học ky øI và trước khi giáo viên mượn sách học kỳ II) kiểm kê sự tăng giảm số bản sách ( tăng bao nhiêu, giảm bao nhiêu với nguyên nhân gì ),sau đó lập báo cáo thống kê báo lên Hiệu trưởng. Trong công tác này, Hiệu trưởng đã chỉ đạo cụ thể nên tổ thư viện làm tốt. Tuy nhiên không có sự mất mát mà chỉ có sự giảm số lượng bản sách ở lớp 2,3 là do số sách cũ không phù hợp nữa nên tổ thư viện đã lập biên bản thanh lý và Hiệu trưởng đã duyệt. Còn tăng là do mua bổ sung sách chủ yếu là sách giáo khoa và sách tham khảo .
 Về bảo quản 
Hiệu trưởng đã nghiên cứu sắp xếp phòng học làm thư viện rất đảm bảo về mọi mặt: Mái che tốt, đảm bảo tốt khi trời mưa, phòng có nhiều cửa sổ rất thoáng mát, khô ráo, không ẩm mốc, nền nhà không có mối mọt, các kệ ( tủ ) cửa kính rất đảm bảo. Hơn nữa Hiệu trưởng còn chỉ đạo cho nhân viên thư viện sắp xếp rất gọn gàng, ngăn nắp nên không gây hư hỏng , mất mát. Nói chung việc bảo quản thư viện được thực hiện tốt. 
Đề xuất biện pháp 
Qua thực trạng quản lý thư viện của Hiệu trưởng trường Tiểu học EaSúp về việc “ kiểm tra, kiểm kê và bảo quản thư viện”, tôi thấy Hiệu trưởng đã làm rất tốt, chỉ có một số điểm tồn tại nhỏ nhưng cũng ảnh hưởng không ít đến công tác quản lý thư viện, tôi đề xuất biện pháp khắc phục tồn tại như sau :
Với nhân viên thư viện Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra nghiệp vụ của nhân viên đó ( sau khi đã góp ý, tạo điều kiện cho nhân viên học, bồi dưỡng nghiệp vụ với hình thức khác nhau), nếu thấy chỗ nào chưa được, cần góp ý ngay để nhân viên thư viện điều chỉnh kịp thời, có thể kiểm tra qua cách lập hồ sơ thư viện: Sổ đăng ký cá nhân, sổ tổng quát, sổ cho mượn,..rồi kiểm tra cách ghi ký hiệu, mã số, số cá biệt trên từng bản sách, rồi sắp xếp sách trên kệ , sự phân bố từng loại sách trên kệ,..Qua những làm việc đó có thể đánh giá ngay chuyên môn nghiệp vụï của nhân viên thư viện đã ở mức nào. Sau khi kiểm tra hiệu quả cần động viên và khuyến khích để nhân viên thư viện ngày càng nâng cao nghiệp vụ của mình bằng cách tự học hỏi, tự bồi dưỡng, qua học hỏi nhân viên chuyên trách ở trường bạn , rồi nghiên cứu tài liệu hướng dẫn,..
PHẦN KẾT LUẬN
 I/ Nhận định chung
Qua cơ sở lý luận về quản lý thư viện và thực tế công tác quản lý thư viện của trường Tiểu học EaSúp còn khá nhiều tồn tại cần khắc phục. Đặc biệt là nhận thức tầm quan trọng của thư viện và ý nghĩa của sách đối với công tác Giáo Dục- Đào Tạo Hiệu trưởng trường tiểu học cần tìm hiểu sâu sắc, nắm vững và sau đó quán triệt đến tất cả cán bộ công chức cùng nắm rõ, có như thế Hiệu trưởng mới có thể làm tốt công tác quản lý thư viện.
Qua quá trình học tập ở lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học tại trường CBQLGD và ĐT II, tôi nhận thấy trong công tác quản lý nhà trường nói chung và công tác quản lý thư viện nói riêng, để quản lý tốt trình tự công tác quản lý thư viện để đưa cong tác thư viện đạt chuẩn nhằm phục vụ nhà trường tốt, chúng ta cần làm những việc sau:
1/ Phân tích được thực trạng ở đơn vị mình: có ưu điểm nào, khuyết điểm nào, có thời cơ, thách thức gì, phân tích rõ ràng sát thực.
 2/ Lập kế hoạch hành động (kế hoạch ngắn hạn )một cách rõ ràng, khả thi. Bên cạnh đó, xây dựng được kế hoạch chiến lược ( kế hoạch dài hạn ) phù hợp với điều kiện đơn vị mình cũng như phù hợp với điều kiện của địa phương ( có khả thi ).
 3/ Tổ chức thực hiện kế hoạch đã xây dựng: phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong trường một cách hợp lý, khả năng thuyết phục được mọi người .( đúng chỗ, đúng người, đúng việc )
 4/ Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc, chính xác phù hợp. Sau đó, tổ chức rút kinh nghiệm và có hướng điều chỉnh cho phù hợp những thiếu sót và tồn tại.
Ngoài ra, người Hiệu trưởng còn phải luôn học hỏi kinh nghiệm quản lý của những người đi trước và những trường bạn, đồng thời phải luôn tư học, tự bồi dưỡng để nâng cao mghiệp vụ quản lý, có như vậy mới có thể thực hiện tốt chức năng của người quản lý nói chung và công tác quản lý thư viện nói riêng . 
 II/ Kiến nghị 
 * Kiến nghị đối với cấp trên: Đề nghị phòng giáo dục Huyện EaSúp, Uỷ ban nhân dân Huyện EaSúp, Uỷ ban nhân dân Thị trấn EaSúp tạo điều kiện giúp đỡ xây dựng cho trường Tiểu học EaSúp, văn phòng và các phòng chức năng trong đó phòng thư viện là rất cần thiết, để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học.
 * Kiến nghị đối với nhà trường: 
	Lập kế hoạch lâu dài về cơ sở vật chất trong nhà trường, bố trí hợp lý các phòng chức năng trong đó có phòng thư viện, phòng đọc để tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh nắm bắt kịp thời những thông tin cần thiết nhằm theo kịp sự phát triển của xã hội nói chung, sự phát triển của ngành giáo dục nói riêng.
Tôi đã đọc và có chỉnh sửa ghi trong TTH , cô đọc lại để cập nhật !
Bổ sung thêm phần mục lục và tài liệu tham khảo trong TTH!!
Chúc cô và gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc.

File đính kèm:

  • doctong thu hoach.doc
Bài giảng liên quan