Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS - Ngữ văn địa phương Thanh Hoá

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo viên các nhà trường trung học ngoài kiến thức phổ thông nói chung,

không thể không hiểu biết về địa phương - Nơi mình sinh ra, lớn lên và trực tiếp

giảng dạy học sinh. Vì vậy, trong chương trình bồi dưỡng giáo viên bậc học Trung

học cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bố trí 30 tiết để dạy - học kiến thức về địa phương.

Nhằm thực hiện mục đích này, đáp ứng yêu cầu của chương trình, Sở Giáo

dục và Đào tạo tổ chức biên soạn tài liệu NGỮ VĂN THCS (Chương trình địa

phương tỉnh Thanh Hoá) theo chương trình của Bộ GD&ĐT.

Tài liệu được sử dụng chính thức trong chương trình bồi dưỡng giáo viên

Trung học cơ sở hè 2013. Tổng có 18 bài học đuợc chỉ định cụ thể như sau :

1. Phần Văn và Tập làm văn : Bài 1,3,5,6,9,10,15,13,11

2. Phần Tiếng Việt : Bài 2, 7,8,12,14,16,17,18

Hiểu biết địa phương là một trong những nền tảng văn hóa, vun đắp tình yêu

quê hương. Tất nhiên tri thức về địa phương không phải chỉ có trong phạm vi 30

tiết giới thiệu. Bởi thế, các nhà trường và giáo viên cần có kế hoạch xây dựng

chương trình học tập Ngữ văn địa phương để tham khảo bổ trợ và tổ chức dạy học

tốt chương trình này.

pdf79 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS - Ngữ văn địa phương Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ất và 
hoa ; Khi tình yêu đến ; Đất lành, Người đôn hậu, Trời dịu ; Một cuộc đời sông, Tôi 
và ai nữa, Lời của gió, Miền riêng tôi ; Hồi ức chuồn chuồn, Cho. 
 72 
+ Trường ca, truyện thơ : Hà Nội - Thăng Long ; ở làng Phước Hậu, Nàng Chim 
Lạc, Lửa Hàm Rồng, Đất nước thuở Hùng Vương, Cơn lốc xanh. 
+ Kí : Phóng sự điều tra-kí sự Xuân Ba ; Vàng dưới biển xanh, Mắt biển xanh. 
+ Tập truyện ngắn : Bông hoa móng rồng, Những quả duối vàng, Bây giờ bạn ở 
đâu ; Bài xường ru từ núi, Nước mắt của đá, Mưa bụi ; Người đàn bà chịu khát, 
Đám mây dĩ vãng ; Đi bầu thành hoàng, Về quê ăn giỗ ; Mối tình chàng Lung mù, 
Gã nhà quê, Chuyện lạ trên núi Mắt Rồng ; Ngày không bình thường, Đùa của tạo 
hoá, Thành hoàng quê ngoại, Truyền thuyết trong mây, Cao điểm mùa hạ, Một 
chiều xa thành phố, Bi kịch nhỏ. 
 + Tiểu thuyết, truyện dài : Hơn cả tình yêu, Mộng đế vương ; Điệp viên 04, Ông 
tướng tình báo và hai bà vợ ; Tình đời, Vũ trụ nghiêng ; Kho báu một dòng họ, 
Chuyện vặt thời hậu chiến ; Người cuối cùng ở lại, Sóng gió, Vùng trời thủng ; Hồ 
sơ chưa kết thúc, Sống đời để yêu ; Người ở thượng nguồn, Khoảng sáng không 
mất. 
 + Nghiên cứu-lí luận : Nhà văn Nguyễn Tuân - Con người và sự nghiệp ; Văn học 
và nhân cách, Văn học tầm nhìn-biến đổi ; Về tính dân tộc trong văn học ; Luận 
chiến văn chương. 
 + Dịch thuật : Truyện ngắn Quách Mạt Nhược, Truyện ngắn Cu Ba 
 Bảng kê tác giả văn học ở Thanh Hoá từ 1975 đến nay (mẫu) 
TT Họ và tên (? - ?) Bút danh Quê quán Tác phẩm chính 
 b) Gạch chân những người hiện đang sống và sáng tác tại Thanh Hoá ? 
 c) Đánh dấu (*) vào hai tác giả người tỉnh ngoài nhưng sống, sáng tác trọn đời ở 
Thanh Hoá. 
 d) So sánh với lực lượng sáng tác, tác phẩm trước năm 1975. 
2. Viết bài giới thiệu ngắn về một tác phẩm tuỳ chọn (thơ, truyện ngắn) của một 
nhà văn hiện đang sống, làm việc tại Thanh Hoá. 
Gợi ý : Giáo viên nên phân công học viên theo nhóm và hoàn thành bài tập này, 
sau đó tổ chức cho học viên trình bày, trao đổi, đánh giá. 
Bài 15 (1 tiết) 
TÌM HIỂU VIỆC DÙNG PHƯƠNG NGỮ THANH HOÁ 
 73 
MỤC TIÊU 
 Giúp học viên: 
- Nắm một cách hệ thống từ ngữ địa phương Thanh Hoá trong sự tương ứng 
với từ ngữ toàn dân và các phương ngữ khác. 
- Tác dụng diễn đạt của từ ngữ địa phương. 
- Có ý thức và cách thức sử dụng từ ngữ địa phương hợp lí, đúng đắn. 
I- TỪ TOÀN DÂN - PHƯƠNG NGỮ VÀ PHƯƠNG NGỮ THANH HOÁ 
1. Tìm từ ngữ toàn dân và từ ngữ các địa phương khác tương ứng với từ ngữ Thanh 
Hoá để điền vào bảng sau : 
Phương ngữ Thanh Hoá Từ ngữ toàn dân Từ ngữ vùng miền khác 
 bố, mẹ, u, thầy 
o 
hĩm 
chậy 
con kha 
con tru 
cá chuối 
củn 
củ lang 
đi đàng 
bù lào 
cây lọ 
choa 
bay (chỉ người) 
gẫy cẳng 
lộn về 
ẵm con 
đi cần, đi cấn 
bâu vào 
viền 
tê tề 
 74 
răng rứa 
đi mô 
làm răng 
rứa đó 
đớ 
2. Căn cứ vào bảng trên, hãy cho biết, phương ngữ thuộc các từ loại nào ? 
3. Kết hợp với các bài học đã học, đồng chí có nhận xét gì về phương ngữ Thanh 
Hoá ? Nên sử dụng “tiếng Thanh Hoá” như thế nào khi nói và viết ? 
II- BÀI TẬP 
1. Giải nghĩa nội dung các câu sau : 
 a) Ông tôi ngồi chấp bằng trên tấm phản gỗ. 
 b) Nó đã sai lè lè mà còn lồng hổng lên mới tức chứ lậy ! 
 c) Cha đi bể đến tún mới viền. 
 d) Thôi liệu mà sở đi. 
2. Sau đây là khổ thơ kể chuyện Tố Hữu đến thăm một gia đình sau mấy mươi năm 
xa cách : 
 Ô kìa, cô bé nói hay sao ! 
Nhà của tôi, ai lại hỏi chào 
Như thể khách đường xa ghé lại 
Bố đi đâu, hĩm, mẹ đâu nào ? 
 Hãy cho biết gia đình này thuộc tỉnh nào ? Vì sao khẳng định như vậy ? Tình 
cảm của tác giả dành cho gia đình này như thế nào ? 
3. Anh Bình đi làm ăn trong Nam 3 năm, nay mới về. Bố mẹ tôi vui lắm. 
 Nhưng khi ngồi nói chuyện, nghe anh hỏi tôi : “Anh đi xa, ở nhà út có nghe lời ba, 
má không đó ?”, bố tôi liền nhăn mặt, khiến tôi chẳng hiểu tại sao. Rồi anh tỏ ra 
băn khoăn về việc bố ốm quá. Tôi càng không hiểu, vì lâu nay bố có ốm đau gì đâu. 
 Đồng chí có thể giải thích hộ thắc mắc của bạn được không ? 
Bài 16 (1 tiết) 
LỰA CHỌN, TÌM HIỂU, VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG Ở ĐỊA PHƯƠNG 
 75 
MỤC TIÊU 
Giúp học viên: 
- Biết cách lựa chọn, tìm hiểu một sự việc, hiện tượng trong ở địa phương 
mình sinh sống. 
- Có kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận từ hiện tượng đã lựa chon, tìm hiểu. 
- Nâng cao ý thức quan tâm đến đời sống xã hội, trước hết là những sự việc, 
hiện tượng có ý nghĩa ở xung quanh. 
I- LỰA CHỌN, TÌM HIỂU SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG Ở ĐỊA PHƯƠNG 
 1. Trong lớp, trong trường đồng chí đang học và làm việc, ở thôn xóm, làng xã 
đang sống, đồng chí thấy có sự việc, hiện tượng hoặc con người nào đáng chú ý, 
khiến nhiều suy nghĩ, rút ra bài học cho bản thân, bạn bè, cộng đồng. Ví dụ : quan 
hệ bạn bè, thầy trò ; áp dụng kiến thức học trong nhà trường vào đời sống, sử dụng 
điện thoại di động, việc thực hiện an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, công tác 
đền ơn đáp nghĩa, công tác từ thiện, bạo hành trẻ em, bạo lực học đường, bạo lực 
gia đình,... 
 2. Em có dẫn chứng gì về hiện tượng đã chọn. Dẫn chứng cần đưa như thế nào, khi 
nào có thể nêu địa chỉ cụ thể, khi nào cần phiếm chỉ (ẩn dấu) để không làm người 
đọc, người nghe thấy “phóng đại, tô màu” hoặc làm tổn thương, tổn hại thậm chí 
gây hiềm khích, oán giận,...cho người, hoặc địa phương nói tới ? 
II- LUYỆN TẬP 
 1. Viết bài về sự việc hoặc hiện tượng đã lựa chọn, tìm hiểu, theo trình tự sau : 
 a) Mở bài 
 - Giới thiệu sự việc hoặc hiện tượng. 
 - Nêu khái quát ý nghĩa. 
 b) Thân bài 
 - Phân tích ý nghĩa (tác dụng hoặc tác hại) của sự việc hoặc hiện tượng. 
 - Đánh giá ý nghĩa. 
 - Đề xuất cách thức, biện pháp phát huy (nếu là sự việc, hiện tượng cần nêu 
gương) hoặc khắc phục (nếu là sự việc, hiện tượng gây tác hại hay có mặt gây tác 
hại). 
 c) Kết bài 
 76 
 - Tóm tắt chung và rút ra bài học. 
 2. Đọc, góp ý bài viết trước lớp. 
 Gợi ý : Học viên (cá nhân hoặc tổ, nhóm) chuẩn bị trước phần I. Trong tiết học 
trao đổi, thảo luận để xác định đề tài và thực hiện phần luyện tập theo đề tài đã xác 
định 
III- BÀI TẬP VỀ NHÀ 
 1. Hoàn chỉnh bài viết trên lớp. 
 2. Lựa chọn, tìm hiểu để viết về một sự việc, hiện tượng khác ở địa phương. 
Bài 17 (1 tiết) 
TÌM HIỂU TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG Ở THANH HOÁ (tiếp theo) 
MỤC TIÊU 
Giúp học viên: 
- Nắm khái quát về phương ngữ Thanh Hoá; 
- Hiểu ý nghĩa và cách sử dụng. 
I- KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG NGỮ THANH HOÁ 
1. Phương ngữ Thanh Hoá cũng như các phương ngữ khác gồm những lớp từ ngữ 
nào ? 
2. Hãy tìm các từ ngữ mà chỉ người Thanh Hoá mới dùng, mới hiểu. Từ kết quả 
này, đồng chí rút ra nhận xét gì ? 
3. Phương ngữ Thanh Hoá gần với phương ngữ miền Bắc, miền Trung hay miền 
Nam ? 
4. Phương ngữ có giá trị biểu đạt gì ? Khi sử dụng cần chú ý điều gì ? 
II- BÀI TẬP 
1. Hồi chống Mĩ, một nhóm học sinh Nghệ An ra Thanh Hoá học đại học. Họ tập 
trung lại để nhận chỗ ở. Một học sinh nam hỏi : 
 - Thưa bố, rứa nhà con ở mô ? 
 - Anh ở nhà tôi, còn chị ấy phải sang nhà khác ! 
Bác cán bộ địa phương đáp, khiến cả nhóm cười ồ làm bác cán bộ khó chịu. Nhưng 
sau khi được giải thích, hiểu ra, bác cũng cười vui vẻ. 
 Theo đồng chí, ở đây có sự hiểu nhầm như thế nào ? 
 77 
2. Cho đoạn trích sau : 
 Chỉ hai năm sau, hĩm Sót trở thành ca sĩ Mộng Loan...Thế mà giờ đây Mộng 
Loan lại nằn nì tôi cho được chuyển sang một cơ quan khác, không phải để phát 
triển tài năng mà dảm bảo đời sống gia đình...Thế rồi cuộc chia tay được tổ chức 
tại nhà Mộng Loan. Nhiều chị em nhìn Mộng Loan bằng con mắt thèm muốn. 
 - Từ nay mi sướng rồi, không còn khổ như choa nữa. 
Có cô thì thầm với Mộng Loan : 
 - Mi sang bên nứ, coi ra răng, nói ví họ cho tau chuyển sang ví... 
Mộng Loan cười nói hớn hở...Nhưng nụ cười dần tắt. Nét mặt cô trở nên bần thần, 
và đột nhiên cô ôm lấy mặt khóc nấc lên... 
 Chị em diễn viên nhao nhác : 
 - Tề, răng mi lại khóc 
 (Biến tấu, Đặng Ái - NXB Lao động, 1996)) 
 a) Tìm từ ngữ ngữ địa phương trong đoạn trích và cho biết đó là của nơi nào ? 
 Qua đây đồng chí có thể rút ra đặc điểm gì của phương ngữ này ? 
 b) “Phiên dịch” các từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân. 
 c) Tác giả dùng nhiều từ ngữ địa phương như vậy nhằm mục đích gì ? 
3. Phân tích để tìm ra cốt cách con người một vùng miền trên đất nước ta trong 
đoạn thơ sau của Nguyễn Duy. 
Qua ngẫm chán, sống nghĩa là xả láng 
ăn hết nhiều chớ ở hết bao nhiêu 
nhà cửa tà tà che lá dừa lá mía 
nón áo khỏi lo nhưng nhậu phải đều đều 
Ai nghèo đói qua nhường cơm xẻ áo 
bụng người sôi cũng sôi giống bụng ta 
ki cóp một thân làm chi cho cực 
giàu ở lòng còn đẹp ở thịt da 
Chủ dục khách nhậu đi đừng hỏi nữa 
việc bán lúa dư đăng báo chi cho phiền 
dư ít nuôi làng, dư nhiều nuôi nước 
thành tích có gì mà phải nêu tên... 
BÀI TẬP VỀ NHÀ 
 78 
 Tìm thêm dẫn chứng về tiếng địa phương các vùng miền trên đất nước ta qua lời 
nói sinh hoạt cũng như trong văn, thơ. 
Bài 18 (1 tiết) 
KHẮC SÂU LÍ THUYẾT, KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG Ở ĐỊA PHƯƠNG 
MỤC TIÊU 
Giúp học viên: 
- Khắc sâu thêm kiến thức, kĩ năng đã học về văn nghị luận và nghị luận về 
một sự việc, hiện tượng ở địa phương. 
- Trên cơ sở nắm vững lý thuyết, thực hành tốt các thao tác tạo lập văn bản. 
LUYỆN TẬP 
1. Đánh giá một số bài viết đã chuẩn bị theo yêu cầu của tiết 101. 
2. Thực hành đề cho sau (lập dàn bài, đánh giá dàn bài, chọn viết một phần trong 
dàn bài). 
TRÊN SÂN TRƯỜNG 
 Đứa chơi đáo đứa nhảy vòng 
 tôi không chơi đáo vì không có tiền 
 Có tiền tôi cũng không chơi 
 vì tôi không muốn bạn tôi mất tiền 
 Tung tăng tôi ngắm tôi nhìn 
 con sông có bóng con thuyền thả câu. 
 Đây là bài thơ làm năm lên 9 tuổi của nhà thơ Nguyễn Duy. Đọc bài thơ đồng chí 
có suy nghĩ gì về trò chơi của học sinh hiện nay. 
3. Góp ý bài thực hành ; khắc sâu lí thuyết, kĩ năng nghị luận về một sự việc, hiện 
tượng ở địa phương. 
BÀI TẬP VỀ NHÀ 
 79 
 Hoàn thành văn bản theo dàn bài đề văn đã được góp ý. 
 ----------------------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfVăn địa phương Thanh Hóa_THCS.pdf
Bài giảng liên quan