245 Câu hỏi và bài tập chọn lọc Hoá học trung học cơ sở Phần I

1.1. Điều chế kim loại

a. Dùng các chất CO, H2 , Al, C tác dụng với oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

Ví dụ: CO + CuO Cu + CO2

b. Dùng kim loại đứng trước (trừ K, Na, Ca) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Ví dụ: Zn + CuCl2 ZnCl2 + Cu

c. Điện phân muối nóng chảy (của kim loại mạnh)

Ví dụ: 2NaCl(nóng chảy) 2Na(cực âm) + Cl2(cực dương)

 

doc51 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 245 Câu hỏi và bài tập chọn lọc Hoá học trung học cơ sở Phần I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
g tan, lọc để tách cát không tan và cuối cùng đem cô cạn để đường kết tinh
74. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH:
CH3COOH + NaOH đ CH3COONa + H2O
Chưng cất dung dịch sau phản ứng để thu lấy C2H5OH
75. Chất đúng là Al (D)
Dùng kim loại Al dư cho vào dung dịch ta thu được 1 dung dịch mới là AlCl3 và hỗn hợp rắn là Al và Cu tách ra khỏi dung dịch.
Phương trình phản ứng:
2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu (ở trạng thái rắn bám vào miếng nhôm)
Dạng 4: Giải thích hiện tượng
Câu hỏi tự luận
76. Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3 .Hãy chọn một trong những hoá chất đã cho tác dụng với dd HCl sinh ra:
a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí
b) Dung dịch có màu xanh lam
c) Dung dịch có màu vàng nâu
d) Dung dịch không có màu
Viết các phương trình phản ứng
77. Có những chất sau: CuO, BaCl2, Zn, ZnO. Hãy chọn một trong những hoá chất đã cho tác dụng với dd HCl và dd H2SO4 loãng sinh ra:
a) Chất khí cháy được trong không khí
b) Dung dịch có màu xanh lam
c) Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit
d) Dung dịch không màu
Viết các phương trình phản ứng
78. Ngâm một miếng kẽm sạch trong dd CuSO4. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được ?
a) Không có hiện tượng nào xảy ra.
b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài miếng kẽm, miếng kẽm không có sự thay đổi.
c) Một phần miếng kẽm bị hoà tan, kim loại đồng bám ngoài miếng kẽm và màu xanh ban đầu của dd nhạt dần.
d) Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần miếng kẽm bị hoà tan.
79. Để một mẩu NaOH trên tấm kính trong không khí, sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài. Nếu nhỏ vài giọt dd HCl vào chất rắn trắng thấy có khí thoát ra, khí này làm đục nước vôi trong. Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng của NaOH với:
a) Ôxy trong không khí
b) Hơi nước trong không khí
c) Các bon đioxit và oxy trong không khí
d) Các bon đioxit và hơi nước trong không khí
e) Các bon đioxit trong không khí.
Hãy chọn câu đúng. Giải thích và viết phương trình hoá học minh hoạ.
80. Dự đoán hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng hoá học khi:
a) Đốt dây sắt trong khí clo
b) Cho một đinh sắt vào dd CuCl2 
c) Cho một viên kẽm vào dd CuSO4 
81. Cho biết hiện tượng xảy ra khi cho:
a) Zn + dd CuCl2 
b) Cu + dd AgNO3 
c) Zn + dd MgCl2 
d) Al + dd CuCl2 
Viết các phương trình hoá học (nếu có).
82. a) Cho một mẩu natri kim loại vào dung dịch CuCl2 , nêu hiện tượng và viết các phương trình hoá học.
b) A, B, C là các hợp chất vô cơ của một kim loại. Khi đốt nóng ở t0 cao cho ngọn lửa màu vàng. Biết
A + B C
B C + H2O + D (D là hợp chất của cacbon)
D + A B hoặc C
- Hỏi A, B, C là các chất gì? Viết phương trình hoá học giải thích quá trình trên ?
- Cho A, B, C tác dụng với CaCl2 viết các phương trình hoá học.
83. Nêu hiện tượng và giải thích bằng phản ứng hoá học khi cho:
Dung dịch Na2S vào mỗi dung dịch sau: NaCl, KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4.
Khí H2S đi vào mỗi dung dịch trên.
84. a) Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm, hãy lấy một thí dụ. Có một số khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy lấy một thí dụ. Vì sao?
b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than, được gọi là sự hoá than. Lấy thí dụ về sự hoá than của glucozơ, saccarozơ. Viết sơ đồ phản ứng. 
c) Sự làm khô và sự hoá than nói trên khác nhau như thế nào? 
85. Có một ống nghiệm chứa dung dịch xút. Cho mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch. Sau đó cho từ từ từng giọt dung dịch HCl vào dung dịch nói trên. Mầu của giấy quỳ sẽ biến đổi như thế nào. Giải thích thí nghiệm trên.
86. Cho 100ml nước vào cốc thuỷ tinh. Sau đó cho thêm 40g muối ăn vào khuấy đều cho đến khi còn một ít muối không tan, lắng xuống đáy. Sau đó đun nhẹ, thấy toàn bộ muối trong cốc đều tan. Để nguội dung dịch đến nhiệt độ phòng, thì thấy muối kết tinh trở lại. Giải thích hiện tượng nêu trên.
87. Khí H2 thu được bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl, đôi khi bị lẫn tạp chất là khí Cl2. Để kiểm tra xem khí H2 có lẫn Cl2 hay không, người ta thổi khí đó qua một dung dịch có chứa kali iotua và tinh bột. Hãy giải thích vì sao phải làm như vậy? 
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
88. Có những từ, cụm từ sau: hạt nhân, nơtron, hạt vô cùng nhỏ bé, proton, số proton bằng nơtron, trung hoà về điện, những electron. 
Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
“Nguyên tử là............................. và ................................... Từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm.................. mang điện tích dương và vỏ tạo bởi ................. mang điện tích âm". Hạt nhân dược tạo bởi ................. và...............
89. Hãy ghép mỗi chữ cái (chỉ chất hoá học) với mỗi chữ số (chỉ hiện tượng xảy ra) sao cho hợp lý:
làm quỳ tím hoá
Td với dd BaCl2
A
Dung dịch NaOH 
1
đỏ
tạo kết tủa trắng
B
Dung dịch HCl
2
xanh
không kết tủa
C
Dung dịch H2SO4
3
tím
tạo kết tủa trắng
D
H2O
4
đỏ
không kết tủa
E
Dung dịch Na2SO4
90. Đánh dấu ´ vào ô trống để xác định câu đúng hoặc sai:
Đ
S
1
Chất vô cơ gồm đơn chất còn chất hữu cơ chỉ có hợp chất
2
Chất hữu cơ thường ít tan trong nước
3
Trong phân tử chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị IV 
4
Hidrocacbon gồm các nguyên tố cacbon, oxi và hidro
5
Công thức cấu tạo cho biết thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D... chỉ đáp án đúng ở các câu từ 91 – 95:
91. Khí oxi có lẫn hơi nước. Chất tốt nhất để làm khô oxi là:
 A. nhôm oxit B. đồng (II) sunfat khan 
 C. nước vôi trong D. axit sunfuric đặc
 E. dung dịch natri hidroxit
92. Cho công thức hoá học của các chất sau: NaCl, KOH, HCl, MgO, CaCO3, Ca(OH)2, Cu(OH)2. Những chất đều làm đổi màu quỳ tím là:
 A. KOH, Cu(OH)2, HCl B. KOH, NaCl, CaCO3
 C. MgO, KOH, Cu(OH)2 D. KOH, Ca(OH)2, HCl
93. Chất X có công thức phân tử C3H6O2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành chất Y có công thức C3H5O2Na. Chất X thuộc loại:
 A. rượu B. hidrocacbon C. axit D. polime
94. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất không tác dụng được với nhau là:
 A. H2SO4 và KHCO3 B. K2CO3 và NaCl
 C. CaCl2 và Na2CO3 D. Ba(OH)2 và K2CO3
 E. MgCO3 và HCl
95. Trong các chất sau đây, chất không tác dụng được với nước brom là: 
A. CH2=CH2 B. CHºCH 
C. CH3 – CH3 D. CH2=CH – CH=CH2 
hướng dẫn giải
Câu hỏi tự luận
76. a) Mg + 2HCl MgCl2 + H2
(H2 là chất khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí)
b) CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
(dd CuCl2 có màu xanh lam)
c) Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
 Fe(OH)3 + 3HCl FeCl3 + 3H2O 
(dd FeCl3 có màu vàng nâu)
d) Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
(dd AlCl3 không màu)
77. a) Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
 Zn + H2SO4 (loãng) ZnSO4 + H2
(H2 là chất khí cháy được trong không khí)
b) CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
(dd CuCl2 có màu xanh lam)
 CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
(dd CuSO4 có màu xanh lam)
c) BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl (BaSO4 là chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit)
d) ZnO + 2HCl ZnCl2 + H2O (dd ZnCl2 không màu)
78. Câu trả lời đúng nhất là câu c)
Phương trình hoá học:
Zn + CuSO4 Cu + ZnSO4 
79. Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng của NaOH với cacbon đioxit trong không khí.
Vì: 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O
chất rắn màu trắng phủ ngoài là Na2CO3 
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2
Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O
80. a) Dây sắt cháy sáng 
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
b) Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh ban đầu của dd nhạt dần.
Fe + CuCl2 Cu + FeCl2 
c) Một phần miếng kẽm bị hoà tan, kim loại đồng bám ngoài miếng kẽm và màu xanh ban đầu của dd nhạt dần.
Zn + CuSO4 Cu + ZnSO4 
81. a) Một phần miếng kẽm bị hoà tan, kim loại đồng bám ngoài miếng kẽm và màu xanh ban đầu của dd nhạt dần.
Zn + CuCl2 Cu + ZnCl2 
b) Một phần miếng đồng bị hoà tan, kim loại bạc bám ngoài miếng đồng và dd có màu xanh.
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
c) không phản ứng
d) Một phần miếng nhôm bị hoà tan, kim loại đồng bám ngoài miếng nhôm và màu xanh ban đầu của dd nhạt dần.
2Al + 3CuCl2 3Cu + 2AlCl3 
82. a) Hiện tượng: miếng natri tan dần, có khí màu trắng bay lên, màu xanh của dd nhạt dần, có kết tủa màu xanh xuất hiện.
Phương trình hoá học:
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
2NaOH + CuCl2 Cu(OH)2 (xanh)¯ + 2NaCl
b) A, B, C là các hợp chất của Na vì khi đốt nóng cho ngọn lửa màu vàng. Để thoả mãn điều kiện của đầu bài: A là NaOH; B là NaHCO3 và C là Na2CO3
Phương trình hoá học: NaOH + NaHCO3 Na2CO3 
 NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2 
 CO2 + NaOH NaHCO3 
Hoặc: CO2 + NaOH Na2CO3 
- Cho A, B, C tác dụng với CaCl2 
Na2CO3 + CaCl2 đ CaCO3 ¯ + 2NaCl
83. a) Na2S không phản ứng với NaCl và KNO3
Na2S phản ứng với Pb(NO3)2 và CuSO4 đều cho kết tủa đen
 Pb(NO3)2 + Na2S đ PbS ¯ + 2NaNO3
 CuSO4 + Na2S đ CuS ¯ + Na2SO4
b) Phản ứng của H2S: CuSO4 + H2S đ CuS ¯ + H2SO4
H2S phản ứng với Pb(NO3)2 tạo ra HNO3 có tính oxihoá nên có phản ứng tiếp với PbS đ khí NO ư
 Pb(NO3)2 + H2S đ PbS ¯ + 2HNO3
 3PbS + 8HNO3 đ 3PbSO4 + 8NO ư + 4H2O
84. a) Ví dụ: CO2, SO2, H2, N2 ...
Những khí không được làm khô bằng H2SO4 đặc do có thể tác dụng với H2SO4 đ. Ví dụ: 2NH3 + H2SO4 đ (NH4)2SO4
 H2S + 3H2SO4 đ 4SO2 + 4H2O
b) C6H12O6 6C + 6H2O
 C12H22O11 12C + 11H2O
c) Sự làm khô phần lớn là phản ứng hoá hợp
Sự hoá than là phản ứng phân huỷ
85. Màu quỳ tím hoá xanh, sau đó lại trở về tím và cuối cùng chuyển sang đỏ. Do kiềm làm xanh quỳ tím, khi axit trung hoà hết kiềm thì màu quỳ trở về tím và axit dư làm quỳ tím hoá đỏ.
86. Hoà tan dư NaCl tạo ra dung dịch bão hoà, phần không tan được sẽ lắng xuống. Khi tăng nhiệt độ đ độ tan của muối tăng nên NaCl tan thêm. Khi giảm nhiệt độ đ độ tan của muối giảm nên phần không tan được kết tinh trở lại.
87. Cl2 + 2KI đ 2KCl + I2 (làm xanh tinh bột)
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
88. “Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hoà về điện. Từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi những electron mang điện tích âm". Hạt nhân dược tạo bởi proton và nơtron.
89. C ; 90. A-2 , B-4 , C-1, E-3
91. 1-S, 2-Đ, 3-Đ, 4-S, 5-Đ
92. D ; 93. C ; 94. B ; 95. C

File đính kèm:

  • docBT_Hoa_hoc_THCS_1.doc
Bài giảng liên quan