25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp

I- SỐT: Được gọi là sốt khi nhiệt độ cơ thể cặp ở nách từ 37,5 trở lên. Khi sốt cần xem có các triệu chứng khác kèm theo để xác định được bệnh điều trị kịp thời và cho đúng hướng. Nếu trường hợp cho phép điều trị tại nhà, sau điều trị trên 2 ngày không đỡ cần được khám ở cơ sở y tế.

Để giúp cho có hướng chẩn đoán bệnh và điều trị, khi sốt cần chú ý các dấu hiệu kèm theo:

 

doc62 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
4mg - PAP (phot phatse acid prostatic): Bình thường.
Triệu chứng của u phì đại lành tính tiền liệt tuyến qua 3 thời kỳ:
+ Thời kỳ 1 (Thời kỳ còn bé): Mót đái nhiều về đêm tăng, đái khó, đái lâu, tia đái không to và yếu, không cong cầu vồng mà chảy thẳng xuống chân, mót đái nhưng phải đứng một lúc và phải rặn mới đái được.
+ Thời kỳ 2: - Sau đi tiểu, nước tiểu còn trong bàng quang gọi là nước tiểu dư: đái rắt, phải rặn, mỗi lần đi được ít nước tiểu, cảm giác đái không hết bãi, không thoải mái sau đi đái.
- Thận bắt đầu có triệu chứng suy thận, khát nước, khô miệng, nước tiểu luôn ứ trong bàng quang, sốt do viêm nhiễm.
+ Thời kỳ 3: Là thời kỳ chức năng bàng quang mất bù: trương lực bàng quang yếu, bàng quang dãn ra, không chủ động giữ được nước tiểu, són từng giọt nước tiểu xuống niệu đạo, bàng quang luôn ứ đầy nước tiểu.
23.2. Biến chứng của u phì đại tiền liệt tuyến: 
+ Bí đái cấp thường xẩy ra sau uống rượu, lạnh, táo bón: có nước tiểu trong bàng quang nhưng không đái được, khi đó phải chườm ấm ở vùng bàng quang để kích thích đái, nhiều khi phải thông đái bằng sonde vô trùng (sonde nelaton vô trùng).
+ Đái ra máu do tĩnh mạch cổ bàng quang tràn và vỡ có thể phải mổ cấp cứu.
+ Sỏi bàng quang: Do sỏi từ thận xuống hoặc do ứ nước tiểu lâu ngày.
+ Viêm thận, bể thận, suy thận do ứ động nước tiểu, nhiễm trùng bội nhiễm.
23.3. Về điều trị: Trước tiên cần được khám bác sĩ để loại trừ ung thư tiền liệt tuyến mới điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều trị bảo tồn khi tiền liệt tuyến to dưới 20-30g và không có rối loạn chức năng tiền liệt.
- Vệ sinh, ăn uống, chống sung huyết vùng đái chậu. Không uống rượu, ăn ít gia vị. Tránh đi đường dài bằng ô tô đường xóc. Uống nước, vận động đi lại, ngâm nước ấm buổi tối.
- Thuốc:
+ Thuốc ức chế cảm thụ Alpha 1: Hytrin 2mg ngày 1 viên (trước ngủ).
+ Thuốc lấy từ lá, vỏ, rễ, trái cây: Tadenan 50mg x 2 viên một ngày trong 6-8 tuần, Blastolysin (của Bệnh viện Bạch Mai), Permixon, lá cây trinh nữ hoàng cung.
- Điều trị vật lý trị liệu.
- Điều trị ngoại khoa:
+ Mổ bóc u bằng nội soi qua niệu đạo.
+ Mổ soi u theo các phương pháp: mổ sau xương mu (phương pháp Millin), mổ qua bàng quang (phương pháp Freycr), qua đài thận (Phương pháp Young).
XXIV. TỰ NHIÊN THẤY NGƯỜI MỆT MỎI, CHÁN ĂN, SỢ THỊT SỢ MỠ, TIỂU TIỆN NƯỚC TIỂU VÀNG, CÓ THỂ GAI GAI SỐT NGHĨ ĐẾN BỊ BỆNH VIÊM GAN DO VIRUT. 
Viêm gan do virut hiện nay trên thế giới đã tìm ra các loại sau: A, B, C, D, E, F, G, TT. Viêm gan virut A và E lây qua đường tiêu hoá (nguồn lây chủ yếu là phân, nước tiểu, nước bọt, dịch tá tràng, dụng cụ cá nhân của người bệnh, nước thực phẩm bị ô nhiễm), thường không để lại hậu quả. Viêm gan virut B, C, D lây theo đường máu hoặc các sản phẩm từ máu, hay để lại hậu quả viêm gan mãn, xơ gan và ung thư gan nguyên phát.
24.1. Triệu chứng lâm sàng của viêm gan virrut thông thường:
- Thời kỳ ủ bệnh: 
+ Viêm gan virut A, E: Thời kỳ ủ bệnh từ 15-42 ngày.
+ Viêm gan virut B, C: Thời kỳ ủ bệnh từ 60-180 ngày, trung bình 90 ngày.
- Thời kỳ tiền hoàng đản: thường kéo dài 4-8 ngày, sốt nhẹ, đau cơ khớp, chán ăn, buồn nôn, táo bón hay ỉa chẩy, mệt mỏi.
- Thời kỳ hoàng đản (vàng da): nước tiểu vàng, phân bạc mầu, chán ăn, da vàng, tức vùng hạ sườn phải, gan to, có thể lách to. Nếu có điều kiện kiểm tra máu thấy tăng men SGOTvà SGPT(bình thường < 40 ul) và Bilirubine (bình thường < 17mg).
- Thời kỳ hồi phục: Nếu tiến triển bình thường vàng da sẽ hết trong 2-3 tuần nhưng cũng có thể ngắn hơn hoặc có thể kéo dài tới trên 6 tuần. Toàn thân đỡ mệt, ăn ngon miệng, đái nhiều, gan trở về kích thước bình thường. Các xét nghiệm dần dần trở về bình thường.
24.2. Điều trị viêm gan cấp thể thông thường:
- Nghỉ ngơi tại giường trong 2 tuần đầu kể từ khi vàng da, miễn lao động nặng, thể thao trong 3 tháng kể từ ngày ra viện.
- Chế độ ăn uống: ăn ít mỡ, ăn tăng thịt cá, uống nước râu ngô, actiso, nhân trần, đường glucose ngày 50g.
- Thuốc điều trị: các thuốc tăng miễn dịch và bảo vệ tế bào gan như: fortex, RB 25, omitan, grosel, eganin, methionin, hepa-merz, sylgan-s, hepalkey... Thuốc nhuận mật như arginine, chophytol, cholestan... Trong quá trình điều trị nếu bệnh không giảm cần đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị.
Một vài hiểu biết về các dấu ấn của virut viêm gan B: Cho đến nay do các tiến bộ của y học trong chẩn đoán viêm gan B bằng các kỹ thuật miễn dịch để phát hiện các dấu ấn (Marker) huyết thanh nhiễm HBV, qua đó có thể đánh giá những biến động của các dấu ấn và tiên lượng khi bị viêm gan B. Các dấu ấn viêm gan B gồm: HBsAg, HbeAg, HbcAg, Anti HBc, Anti Hbe.
- Kháng nguyên bề mặt HbsAg: Là kháng nguyên bao ngoài của HBV, kháng nguyên này thấy trong huyết thanh giai đoạn cuối của thơì kỳ ủ bệnh, đạt tới đỉnh cao khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng rồi giảm dần và biến mất thường sau 4-8 tuần tiếp theo hoặc có thể tồn tại tới 6 tháng. Nếu HbsAg tồn tại sau 6 tháng sau khi khỏi bệnh, nhiễm trùng được coi là viêm gan mãn tính.
- Kháng nguyên e (HbeAg): là một kháng nguyên hoà tan, thường xuất hiện ngay sau HbsAg, tồn tại vài ngày đến vài tuần rồi được thay thế bằng kháng thể Anti Hbe. HbeAg có thể tồn tại lâu trong các thể mãn tính, đặc biệt trong viêm gan mãn hoạt động. HbeAg liên quan đến sự có mặt của virut HBV gây nhiễm. Do đó đây là Marker (dấu ấn) quan trọng nhất để đánh giá mức độ lây nhiễm của người bệnh, đặc biệt đối với người mang HbsAg mãn tính và phụ nữ mang thai có HbsAg dương tính. Sự có mặt của dấu ấn HbeAg chứng tỏ vẫn còn sự nhân lên của virut và khả năng lây nhiễm cao.
- Kháng thể mang kháng nguyên lõi, Anti HBc: Là dấu ấn xuất hiện sớm khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu lâm sàng, khi HbsAg đạt đỉnh cao trong máu. Kháng thể Anti HBc ở hai lớp IgG và IgM tạo thành. Hiệu giá Anti HBc lớp IgM cao chứng tỏ bị viêm gan cấp, có liên quan với hoạt tính của quá trình tại gan, chỉ ra sự có mặt của các hạt virut toàn vẹn có khả năng gây nhiễm ở trong máu, dấu ấn này giảm nhanh trong thời kỳ hồi phục và tiếp đó mất đi hoàn toàn. Ngược lại, kháng thể Anti HBc lớp IgG tồn tại lâu dài, có thể suốt đời, là một trong những thành phần quan trọng nhất của miễn dịch thu được. Do tồn tại lâu dài nên là dấu ấn tốt nhất chỉ ra là đã bị nhiễm virut HBV ở các giai đoạn khác nhau(cấp, mãn, đã hồi phục và khỏi hoàn toàn, người mang virut mãn). Vì vậy là một dấu ấn đặc biệt quan trọng đối với các nghiên cứu điều tra dịch tễ xác định tỷ lệ nhiễm trùng để chuẩn bị kế hoạch tiêm chủng vacxin viêm gan B.
- Kháng thể kháng kháng nguyên e(Anti HBe): Là kháng thể xuất hiện vào cuối giai đoạn cấp tính của bệnh và tồn tại nhiều tháng đến nhiều năm sau khi bị nhiễm. Với viêm gan B cấp, sự xuất hiện của Anti HBe chứng tỏ nhiễm trùng bắt đầu thoái lui, bệnh nhân đang hình thành một đáp ứng miễn dịch phát triển đầy đủ và sẽ không trở thành người mang HbsAg mãn tính.
- Kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt Anti HBs: Là kháng thể xuất hiện trong máu vào khoảng từ 2-16 tuần sau khi HbsAg mất. Sự xuất hiện của Anti HBs chỉ ra rằng cơ thể đã loại trừ được virut HBV, quá trình nhiễm trùng đã kết thúc và người bệnh đã có miễn dịch đối với bệnh viêm gan virut B.
Trong viêm gan mãn tính, người lành mang HbsAg thường không thấy Anti HBs. Sau tiêm vac xin chống viêm gan B, Anti HBs là kháng thể duy nhất được tạo thành và có thể phát hiện được trong máu bằng kỹ thuật miễn dịch thông thường.
- Kháng nguyên lõi HbcAg: Là phần bên trong của lõi virut, vì vậy nó không có trong máu dưới dạng tự do và các kỹ thuật huyết thanh miễn dịch thông thường không phát hiện được.
XXV. ĐAU BỤNG VÙNG DƯỚI BỜ SƯỜN PHẢI, ĐAU THÀNH CƠN DỮ DỘI, KHÔNG CÓ TƯ THẾ NÀO LÀM GIẢM ĐAU, SỐT, VÀNG DA VÀNG MẮT NGHĨ ĐẾN SỎI ĐƯỜNG MẬT. 
Đường mật là các ống dẫn mật từ các tiểu phân thuỳ gan hợp với nhau để tạo thành các ống gan, rồi tập hợp thành ống gan chung và thành ống mật chủ. ống mật chủ dẫn mật đổ vào tá tràng.
- Nguyên nhân sỏi mật: Sỏi mật thường là hậu quả của các rối loạn chuyển hoá mỡ, nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng ngược dòng nhất là giun đũa đóng vai trò quan trọng. Đường mật bị viêm nhiễm, xác các tế bào viêm bong ra cộng với xác vi khuẩn nhất là giun đũa, trứng giun đũa làm nhân của viên sỏi. Các viên sỏi lớn dần lên do sự lắng đọng các sắc tố mật, muối mật.
- Triệu chứng lâm sàng của bệnh:
+ Đau bụng: Đau bụng vùng dưới bờ sườn phải, đau thành cơn giữ dội, không có tư thế nào làm giảm đau, đau lan lên vai phải. Cơn đau chỉ giảm khi dùng thuốc giảm đau loại giãn cơ. Sự di chuyển của viên sỏi thường gây những cơn đau. 
+ Sốt là dấu hiệu viêm nhiễm đường mật trong bệnh sỏi mật. Thường viêm nhiễm toàn bộ hệ thống đường mật, có khi các ổ viêm khu trú lại tạo nên các ổ áp xe đường mật. Sốt trong viêm nhiễm đường mật thường sốt rất cao và có những cơn rét run.
+ Vàng da, vàng mắt: Hậu quả của quá trình nghẽn tắc đường mật do sỏi là mật không xuống ruột được mà ngấm ngược trở lại máu. Bilirubin tăng rất cao trong máu, thấm ra các tổ chức của cơ thể nên làm cho da vàng da, vàng mắt. Các chất này được đào thải qua thận và gây nên nước tiểu vàng nhiều khi như nước vối. Bệnh thường có thể tái lại nhiều lần, lần tái phát sau thường nặng hơn. Cấc tế bào gan bị nhiễm mật và khi đó sẽ có những biến chứng nặng nề như sốc mật, xơ gan mật, suy gan suy thận...
Vì vậy khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau vùng dưới bờ sườn phải - sốt - vàng da ngay từ lần đầu tiên cần đến bệnh viện khám để được khám và làm các xét nghiệm đặc hiệu để phân biệt với bệnh viêm gan, u tuỵ...
+ Xét nghiệm: siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu về gan, mật, tuỵ.
- Điều trị: Đến ngay bệnh viện để được điều trị coi như là một bệnh cấp cứu. Bệnh nhân thường được điều trị bằng nội khoa, nếu cần có thể lấy sỏi qua dường mổ nội soi tá tràng – ống mật chủ, tán sỏi ngoài cơ thể, mổ lấy sỏi mật.
Để đề phòng tái phát còn là vấn đề khó khăn. Giữ gìn vệ sinh ăn uống chống nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng. Định kỳ tẩy giun 6 tháng một lần, uống thuốc lợi mật như nhân trần, sorbitol..., không ăn mỡ động vật thay bằng dầu thực vật.
Nguồn: Đồng nghiệp. Sưu tầm, biên tập: Trần Quốc Thành . 

File đính kèm:

  • doc25 benh trieu chung benh moi thuong gap.doc
Bài giảng liên quan