Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học - Chương 2: Sự tuyệt chủng

 Khái niệm về tuyệt chủng

Một loài bị coi là tuyệt chủng (extinct) khi không còn một cá thể nào của loài đó còn sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Nếu như một số cá thể của loài còn sót lại chỉ nhờ vào sự kiểm soát, chăm sóc, nuôi dưỡng của con người, thì loài này được coi là đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã (extinct in the wild).

Trong hai trường hợp trên, các loài có thể coi như bị tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu (globally extinct).

 

ppt33 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học - Chương 2: Sự tuyệt chủng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n đến, 74% đến 86% các loài thú lớn, có trọng lượng hơn 40 kg, ở Australia và Nam, Bắc Mỹ bị tuyệt chủng. Tỷ lệ tuyệt chủng được biết rõ nhất là về chim và thú do chúng là những loài tương đối lớn, được nghiên cứu kỹ và dễ làm cho người ta chú ý. Khoảng 85 loài thú và 113 loài chim đã bị tuyệt chủng từ năm 1600, tương ứng với 2,0% các loài thú và 1,3% các loài chim. Tỷ lệ tuyệt chủng của chim và thú vào khoảng 1 loài trong 10 năm trong thời gian từ 1600 -1700, nhưng tỷ lệ này tăng lên 1 loài/năm trong thời gian từ 1850 -1950. Các loài bị đe dọa24% các loài thú trên thế giới ngày nay đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng (IUCN, 2000).Khoảng 12% trong số 9.500 loài chim trên thế giới đang bị đe doạ tuyệt chủng trong 100 năm tới. Khoảng từ 300 đến 900 loài khác có khả năng đưa vào danh sách bị đe doạ Khoảng ¼ của tất cả các loài bò sát và 1/3 của tất cả các loài lưỡng thê trên trái đất đang bị đe doạ tuyệt chủng. 50% các loài cá (chủ yếu là cá nước ngọt) được đánh giá được đưa vào danh sách bị đe doạ. Nhiều loài côn trùng đang bị đe doạ: khoảng 100.000 loài đến 500.000 loài côn trùng được dự báo là sẽ tuyệt chủng trong vòng 300 năm tới, tương đương với tỷ lệ khoảng 7 đến 30 loài bị mất đi trong vòng một tuần (Mawdsley and Stork , 1995).Khoảng 10% các loài cây trên thế giới đang bị đe doạ tuyệt chủng. Khoảng 1.000 loài đang bị nguy cấp trầm trọng. Có ít hơn ¼ các loài cây đang bị đe doạ được bảo tồn ở các mức độ khác nhau (Oldfield, et al., 1998) Các hệ sinh thái và các nơi ở cũng đang bị đe doạ Khoảng 2/3 diện tích của 2 trong số 14 khu sinh học trên cạn của thế giới và hơn một nửa diện tích của 4 khu sinh học khác đã bị chuyển đổi (chủ yếu cho nông nghiệp) vào những năm 1990 (Millennium Ecosystem Assessment, 2005).Theo Viện Tài nguyên rừng Thế giới (WRI), 1/5 độ che phủ của tất cả rừng mưa nhiệt đới đã bị mất giữa những năm 1960 và 1990. 50% nơi ở của các vùng đất ngập nước đã bị huỷ hoại trong vòng 100 năm qua (WRI, 2003).Rừng ngập mặn ven biển trên thế giới thế giới là môi trường nuôi dưỡng quan trọng cho vô số loài cũng đang bị đe doạ, khoảng 50% rừng ngập mặn đã bị chặt trụi (WRI, 2000-2001).Khoảng 20% các rạn san hô trên thế giới đã bị mất và 20% khác đang bị suy thoái trong mấy thập kỷ cuối của thế kỷ XX (Millennium Ecosystem Assessment, 2005).Do sự mất mát của các loài và hệ sinh thái đã dẫn đến sự mất mát của các dịch vụ sinh thái Khoảng 60% các dịch vụ sinh thái đang bị suy thoái hay sử dụng không bền vững bao gồm: làm sạch không khí, điều hoà khí hậu, cung cấp nước sạch, điều chỉnh mầm bệnh và sâu hại và thụ phấn.Có sự thay đổi lớn về chu trình dinh dưỡng trong các thập kỷ qua, chủ yếu do gia tăng lượng phân bón, chất thải của gia súc, chất thải của con người và đốt cháy sinh khối (Millennium Ecosystem Assessment, 2005).Nguyễn MộngKhoa Môi trường, ĐHKH HuếNguyên nhân tuyệt chủngKhai thác quá mứcMất nơi ởSuy thoái nơi ởDu nhập loài ngoại laiSăn bắn trái phépBuôn bán vật nuôi, cây cảnhVật dữ và kiểm soát sâu hại Ô nhiễmThay đổi khí hậuNguyên nhân sâu xaTăng dân sốGia tăng tiêu thụ tài nguyênKhông quan tâm đến MTNghèo đóiNguyễn MộngKhoa Môi trường, ĐHKH HuếSự phá hủy những nơi cư trú (habitats)Mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học là nơi cư trú bị phá hủy và mất mát. Mất nơi cư trú là nguy cơ đầu tiên làm cho các loài động vật có xương sống bị tuyệt chủng và rõ ràng đó là nguy cơ đối với cả động vật không xương sống, thực vật, các loài nấm và các loài khác Hơn 50% những nơi cư trú là các rừng nguyên sinh bị phá hủy tại 47 nước trong tổng số 57 nước nhiệt đới. Tại Châu Á nhiệt đới, 65% các nơi cư trú là các cánh rừng tự nhiên đã bị mất. Tốc độ phá hủy đặc biệt lớn tại các nước Philippines, Bangladesh, Sri Lanka, Việt Nam, Ấn Độ, các nước Châu Phi,... Tốc độ phá rừng hiện nay khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới, tốc độ khá nhanh ở mức 1,5 đến 2% là các nước như Việt Nam, Paraguay, Mehico và Costa Rica. Tại vùng Địa Trung Hải, diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn lại 10%.Nguyên nhân của tuyệt chủngCác rừng mưa bị đe dọaRừng nhiệt đới ẩm chiếm 7% diện tích bề mặt trái đất, nhưng ước tính chúng chứa hơn 50% tổng số loài trên trái đất. Diện tích ban đầu của rừng mưa nhiệt đới ước tính khoảng 16 triệu km2, đến năm năm 1982 chỉ còn lại 9,5 triệu km2. Hằng năm có khoảng 170.000 km2 rừng mưa bị mất. Những nơi cư trú khác bị đe dọaNgoài rừng mưa nhiệt đới, các nơi cư trú khác cũng đang bị đe dọa:Rừng khô nhiệt đớiĐất ngập nước và những nơi cư trú của hệ sinh thái thủy vựcRừng ngập mặnThảo nguyênCác dải san hôSự phân chia thế giới Bắc/Nam BắcNamRosendal, 1995Mâu thuẩn Bắc NamViệc bảo tồn tài nguyên trong tự nhiên luôn là gây tranh luận giữa quốc tế và quốc gia. Cuộc tranh luận này manh tính chủ yếu: • 	Những lợi ích quốc tế (những nước phát triển ở Phương Bắc) đối nghịch với lợi ích quốc gia hay lợi ích địa phương (những nước kém phát triển hơn ở phía Nam).Những nước giàu về rừng đối lập với những nước nghèo vè rừngRosendal, 1995Mâu thuẩn Bắc - Nam• 	Những nước phía Bắc tin rằng một bức tranh như hiện nay về nạn mất rừng nhiệt đới và suy thoái rừng là cực đoan và có tầm quan trọng quốc tế cho tương lai nhân loại.• 	Những nước đang phát triển cho rằng các nước phương tây trở nên giàu có bằng cách khai thác rừng và hiện nay, họ muốn ngăn cản chúng ta làm một việc tương tự, một lợi ích chung.Nguyễn MộngKhoa Môi trường, ĐHKH HuếSự chia cắt manh mún nơi cư trú của các loài là quá trình mà một khu vực rộng lớn bị thu nhỏ lại hoặc bị chia cắt thành hai hay nhiều mảnh nhỏ. Nơi cư trú mới khác với nơi cư trú nguyên thủy ở hai điểm: đó là mảnh của nơi cư trú mới có tỷ lệ giữa phần biên và diện tích lớn hơn, và tâm điểm của mỗi mảnh của nơi cư trú mới rất gần với phần biên của mảnh hơn. Việc phá hủy các nơi cư trú có thể hạn chế khả năng phát tán và định cư của loài. Làm giảm khả năng kiếm mồi của các loài thú. Một số tác động khác quan trọng hơn của đường biên là sự dao động nhiều hơn về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và gió. Làm tăng khả năng xâm nhập của các loài ngoại lai và bùng nổ số lượng các loài côn trùng địch hại và bản địa. Làm tăng khả năng tiếp xúc của các loài động, thực vật thuần dưỡng với các quần thể hoang dã, có thể lây lan bệnh dịch rất dễ dàng sang các loài hoang dã 1. Các nơi cư trú bị chia cắt manh mún và cách lyNguyễn MộngKhoa Môi trường, ĐHKH HuếPhá hủy nơi ởPhá rừng AmazoneNguyễn MộngKhoa Môi trường, ĐHKH HuếCánh đồng lúa mì ở Nam PhiĐốn gỗNguyễn MộngKhoa Môi trường, ĐHKH HuếXây dựng đập nước ở Châu PhiNguyễn MộngKhoa Môi trường, ĐHKH Huế	Dạng nguy hiểm nhất của phá hủy môi trường là sự ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do thuốc trừ sâu, hóa chất và các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt của con người và các ô nhiễm gây ra bởi các nhà máy ô tô, cũng như các trầm tích lắng đọng do sự xói mòn đất từ các vùng cao, sườn núi.	Ô nhiễm do thuốc trừ sâu: sự nguy hại của thuốc trừ sâu được khuyến cáo từ những năm 1962. Nồng độ của DDT và các loại thuốc trừ sâu khác tích luỹ trong cơ thể sinh vật, tăng lên theo bậc cao dần của chuổi thức ăn thông qua quá trình tích tụ sinh học (bioaccumulation) và khuếch đại sinh học (biomagnification) 2. Nơi cư trú bị ô nhiễm Nguyễn MộngKhoa Môi trường, ĐHKH HuếHàm lượng tích lũy DDT ở các bậc dinh dưỡng ở nước và trên cạnSố lần khuếch đạiSinh vậtHàm lượng DDT (ppm)80.000Chim nước 1600,005.000Cá100,00250Tôm5,001Các loài tảo0,0275Chim cổ đỏ750,009Giun đất90,01Đất10,0Nguyễn MộngKhoa Môi trường, ĐHKH HuếÔ nhiễm nước: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, dầu thải, dầu bị rò rỉ, kim loại nặng, các chất tẩy rửa có thể làm tổn thương hay giết chết các sinh vật thủy sinh. Các khoáng chất vi lượng tuy rất cần cho cuộc sống của động vật và thực vật nhưng chúng cũng có thể trở nên gây hại khi xuất hiện ở nồng độ cao. Các chất thải sinh hoạt, các loại phân bón hóa học, các chất thải công nghiệp thường xuyên thải ra một lượng lớn nitrat, photphat, dẫn đến hiện tượng phú dưỡng nước.Trầm tích có lẫn mùn lá cây, bùn, các chất rắn lơ lững,... làm tăng độ đục của nước, làm giảm độ chiếu sáng trong nước, cản trở quá trình quang hợp; làm giảm khả năng nhìn, khả năng săn mồi, làm giảm sức sống của một số loài động vật thủy sinh. Sự gia tăng lớp trầm tích đã gây hại cho nhiều loài san hô. Nguyễn MộngKhoa Môi trường, ĐHKH HuếÔ nhiễm không khí Mưa axit: các khí NOx, SOx thải vào không khí gặp hơi nước trong không khí sẽ tạo ra axit nitric và axit sulfuric. Các axit này liên kết với những đám mây và khi tạo thành mưa đã làm giảm độ pH của nước mưa. Mưa axit đã tiêu diệt nhiều loài động và thực vật.Sương mù quang hoá: Xe ô tô, các nhà máy điện và các hoạt động công nghiệp thải ra các khí hydrocacbon, khí NO. Dưới ánh sáng mặt trời, các chất này tác dụng với khí quyển và tạo ra khí ozon và các chất phụ phẩm khác, tất cả khí này được gọi chung là sương mù quang hóa (photo-chemical smog). Các kim loại độc hại: xăng có chứa chì, các hoạt động khai mỏ, luyện kim và các hoạt động công nghiệp khác thải ra một lượng lớn chì, thiếc và nhiều loại kim loại độc hại khác. Các hợp chất này trực tiếp gây độc cho cuộc sống của động và thực vật. Ô nhiễm không khíNguyễn MộngKhoa Môi trường, ĐHKH HuếSƯƠNG MÙ QUANG HÓAKhí hậu trái đất sẽ còn nóng lên khoảng 1,4-5,80C nữa vì sự gia tăng của khí nhà kính. Các loài phía Bắc sẽ phải di cư từ 55 -1000 km về phía Bắc để thích ứng với điều kiện khí hậu thay đổi. Nhiều loài có vùng phân bố hẹp hoặc do khả năng phát tán kém nên việc tuyệt chủng là khó tránh khỏi.Nhiệt độ tăng dần lên còn làm các khối băng ở vùng cực tan ra, trong vòng 50 -100 năm tới mức nước biển có thể tăng từ 0,2 -1,5 m. Mực nước tăng gây hại đến nhiều loài san hô, tồn tại trong một độ sâu nhất định, nơi có ánh sáng và dòng chảy phù hợp. Sự thay đổi khí hậu và nồng độ khí CO2 gia tăng có thể làm thay đổi triệt để cấu trúc của các quần xã sinh học và sẽ chỉ còn một số loài có khả năng phát triển thích ứng với điều kiện sống mới. Sự thay đổi khí hậu toàn cầu200020502100IPCC SRES 01234567℃Dự báo sự gia tăng nhiệt độ TĐ1.4 ~5.8 ℃Retreat of glaciersTẩy trắng San hôCác vùng bị tẩy trắng trong 15 năm qua

File đính kèm:

  • pptBao ton da dang Sinh hoc Chuong 2.ppt
Bài giảng liên quan