4 Danh tướng Huyền thoại trong lịch sử Việt Nam

Lý Thường Kiệt, họ tên thật là Ngô Tuấn, quê ở làng Bắc Biên, xã Phúc Xá (nay thuộc xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội), sau định cư phường Thái Hòa (nay thuộc nội thành Hà Nội).

Vì có công, được triều đình ban thưởng cho lấy theo họ của Hoàng Đế nhà Lý, đương thời ghép họ được ban với tên tự mà gọi là Lý Thường Kiệt, mãi rồi thành quen, khiến cho không ít hậu sinh quên mất cả họ lẫn tên thật của ông.

Ông sinh năm Kỷ Mùi (1019), mất năm Ất Dậu (1105), hưởng thọ 86 tuổi.

 

ppt27 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 4 Danh tướng Huyền thoại trong lịch sử Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
.Việc đầu tiên là xóa sự hiềm khích, năm 1074, ông mời Lý Đạo Thành từ Nghệ An trở về, giữ chức Thái phó, Bình chương quân quốc trọng sự, cùng coi việc dân và quân trong nước.Việc thứ hai, là tôn kẻ học giả, chiêu dụ hiền tài, mở khoa thi Minh kinh bác học (năm 1075) để khuyến khích và tuyển nhân tài. Đây là khoa thi Nho đầu tiên ở nước ta. Để yên biên giới phía Bắc, các tù trưởng đều được vua gả công chúa cho. Nhờ chính sách ấy, lòng dân miền trung du tây và bắc đều qui hướng về nhà vua. Đồng thời cất quân đi đánh những tù trưởng không chịu thần phục triều đình.Mặt khác nhà Lý vẫn duy trì chính sách hòa hoãn, chấp nhận triều cống cho nhà Tống để giữ hòa hiếu. Bia thần phổ Lý Thường Kiệt viết: " Ông bấy giờ, trong thì cầm đại chính, ngoài thì coi sư lữ. Dốc một lòng lấy sự yên xã tắc làm vui. Trong ngoài đều được yên ổn "Khi quân Tống lộ rõ âm mưu, ông là người đầu tiên và cũng gần như là duy nhất đưa đại quân đánh sang đất phương Bắc để phá vỡ âm mưu của giặc. Sách Việt điện uy linh chép rằng Lý Thường Kiệt nghe tin người Tống muốn đem quân xuống rình nước ta, để gây việc binh. Ông lập tức tâu vua : " Ngồi im đợi giặc, không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc ".Với tài thao lược, nghi binh Lý Thường Kiệt đã đưa thủy quân tiến đánh hai thành Khâm châu và Liêm Châu, sau đó tiến vào nội địa công phá thành Ung châu. Trận công thành Ung châu - một thành lớn, phòng bị kỹ của nhà Tống là một trận chiến mang tính kinh điển, thể hiện nghệ thuật quân sự độc đáo.Uy danh Lý Thường KiệtKhông chỉ vậy, trong cuộc Bắc phạt này (từ 27/10/2075 đến 1/3/1076), ông còn tận dụng được sự ủng hộ của dân Tống. Theo bia thần phổ Lý Thường Kiệt: " dân Tống thấy lời tuyên cáo, đều vui mừng, đem trâu rượu khao quân ta. Từ đó, mỗi lúc dân Tống thấy hiệu cờ Thường Kiệt đàng xa, thì nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam; rồi cùng nhau bày hương án bái phục bên đường. Nhờ đó mà uy thanh quân ta lan khắp ".Phòng tuyến trên sông Như NguyệtLý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. Ông cho đắp đê cao như bức thành. Trên thành, đóng tre làm giạu, dày đến mấy từng. Thành đất, lũy tre, nối với dãy núi Tam Đảo, dài gần trăm cây số. Trước thành đất, lũy tre, có thủy quân đậu thuyền, sẵn sàng tiếp chiến với quân Tống, nếu chúng qua sông.Phòng tuyến Như Nguyệt là trở thành nơi quyết chiến cuối cùng của quân ta và quân Tống. Khí thế giặc rất mạnh, tưởng chừng như có lúc phòng tuyến Như Nguyệt bị vỡ. Sách Việt điện uy linh viết: Muốn cổ vũ binh sĩ, Lý Thường Kiệt sai người giả làm thần nhân, nấp trong đền Trương Hát ở bờ nam cửa sông Như Nguyệt, đọc vang bài thơ" Nam quốc sơn hà Nam đế cư.Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư ;Như hà nghịch lộ lai xâm phạm !Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. "Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230 hay 1232.Ông mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 5 tháng 9 năm 1300), thọ hơn 70 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.Tượng Trần Hưng Đạo tại TP Nam ĐịnhBa lần đánh thắng quân NguyênDanh tiếng lẫy lừng của Trần Hưng Đạo gắn liền với cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại hồi thế kỉ 13 chống quân xâm lược Nguyên Mông, một đế chế hùng mạnh từng một thời hoành hành khắp Á Âu. Trong ba mươi năm (1257-1288), đế quốc Mông Cổ đã ba lần ào ạt cho quân tràn xuống xâm lược nước Việt, mỗi lần lực lượng mỗi to lớn hơn lần trước, chuẩn bị công phu hơn và quyết tâm cũng cao độ hơn. Nhưng đều bị quân dân nước ta dưới sự chỉ huy tài ba của Trần Hưng Đạo đánh luiTác giả" Hịch tướng sĩ"  Sau khi đánh lui được quân Nguyên Mông lần đầu ( 1258 ), tháng Mười (âm lịch) năm 1283 , để chuẩn bị kháng chiến lần hai (1285), Trần Hưng Đạo được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh các lực lượng quân sự. Tháng Tám (âm lịch) năm sau (1284), ông cho duyệt quân ở bến Đông Bộ Đầu (gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay), đọc bài " Hịch tướng sĩ" nổi tiếng, Tạo chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 2 Khi đoàn thuyền lương đối phương bị tiêu diệt ở Vân Đồn, chủ tướng là Hoàng tử Thoát Hoan phải rút lui, ông bố trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng trực tiếp tổ chức chiến trường tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi vào tháng Tư (âm lịch) năm Mậu Tý (1288). Thoát Hoan nghe tin đội quân thủy đã vỡ tan rồi, liền dẫn tàn quân tháo chạy về nước, Cuối năm 1287, nhà Nguyên xâm lược lần thứ ba. Trần Nhân Tông hỏi: "Năm nay đánh giặc thế nào?". Trần Hưng Đạo đáp: "Năm nay thế giặc nhàn".Nghệ thuật quân sự vĩ đạiKhông chỉ là một danh tướng lẫy lừng, ông còn là người đặt nền móng cho những tư tưởng nghệ thuật quân sự vĩ đại. Là một Tiết chế đầy tài năng, khi "dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái”  Đặc biệt là có một có một lòng tin sắt đá vào sức mạnh và ý chí của nhân dân, của tướng sĩ, nên Trần Hưng Đạo đã đề ra một đường lối kháng chiến ưu việt, tiêu biểu là các cuộc rút lui chiến lược khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng. Nguyễn Huệ sinh năm 1753, mất năm 1792, sau Trần Hưng Đạo 525 năm.Dù chỉ có một cuộc đời ngắn ngủi 40 năm với bao dự định đang dang dở tuy nhiên tên tuổi của Nguyễn Huệ - Quang Trung đã đi vào lịch sử dân tộc với những chiến công lừng lẫy.3. Nguyễn HuệQuang Trung Nguyễn HuệQuang Trung Nguyễn Huệ là người đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, đại phá quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18. Ông là một trong những nhà chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, Nhà quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm “Thần tốc” đi vào lịch sử. Từ cuộc khởi nghĩaTây Sơn, Nguyễn Huệ trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào nông dân thế kỷ 18 và cũng trở thành người anh hùng dân tộc vĩ đại. Năm 1777, Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định đánh tan sào huyệt của quân Nguyễn, bắt giết được Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần. Sau chiến thắng, ông giao quyền cai quản Gia Định cho các tướng rồi trở lại Quy Nhơn. Nguyễn Ánh thua chạy trốn sang Xiêm (Thái Lan) cầu cứu. Năm 1784, quân Xiêm đem 2 vạn thủy quân, 300 chiến thuyền và 3 vạn quân bộ cùng Nguyễn Ánh tấn công Gia Định.Đầu năm 1785, Nguyễn Ánh và quân Xiêm từ Sa Đéc tiến đánh Mỹ Tho. Nguyễn Huệ cho quân mai phục, chặn đánh trên sông Mỹ Tho, đoạn ở Rạch Gầm- Xoài Mút. Quân Xiêm đại bại, chỉ còn vài ngàn bộ binh rút chạy về nước.Trận Đống Đa lịch sửNăm 1788, vua Thanh là Càn Long cử Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống đem 20 vạn quân cùng Lê Chiêu Thống tiến vào nước ta để “tiêu diệt Tây Sơn, dựng lại nhà Lê”. Tôn Sĩ Nghị vào Thăng Long quá dễ cho là Tây Sơn sợ mất mật, trốn cả nên hống hách, coi thường Tây Sơn, cho quân cướp phá hết sức tàn bạo. Nguyễn Huệ nhận được tin cấp báo, ngày 22/12/1788, lập đàn tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi hành quân thần tốc ra bắc. Qua vùng Nghệ An, Thanh Hóa đều tuyển thêm quân lính. Khi đến phòng tuyến Tam Điệp ngày 15/01/1779 đã có được đại quân hơn 10 vạn người.Tương Quang Trung tại gò Đống Đa (Hà Nội)Trận Đống Đa lịch sửRạng sáng mùng 5 tết Kỷ Dậu, 30/01/1789, sau khi chuẩn bị kỹ càng, vua Quang Trung cho quân tấn cống thành Ngọc Hồi, cùng lúc đó cánh quân khác đánh vào đồn Khương Thượng ở Đống Đa, sát thành Thăng Long.Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử kéo theo nhiều bộ hạ thân tín tự sát theo, tàn quân chạy hết về Thăng Long. Quân Tây Sơn đuổi theo truy sát vào tận Thăng Long.Tôn Sĩ Nghị lúc đó Không kịp đóng yên cương, nhảy lên ngựa chạy trốn. Quân lính tranh nhau cướp đường chạy theo tướng về hướng bắc. Chen lấn xô đẩy qua cầu phao sông Hồng. Cầu chịu không nổi, đứt. Hàng vạn lính bị cuốn trôi theo nước dòng sông. Số chạy thoát đều bị mai phục, chặn đánh tơi bời.Cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng sự nghiệp của Nguyễn Huệ thực sự chói lọi với những chiến công hiển hách và khí thế thần tốc, đẩy lùi những đại quân xâm lược. 4. Đại tướng Võ Nguyên Giáp Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/08/1911, sau Quang Trung - Nguyễn Huệ 158 năm, ở làng An Xá , xã Lộc Thủy , huyện Lệ Thủy , tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho , con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên. Võ Nguyên Giáp ra đời sau Quang Trung - Nguyễn Huệ 158 năm. Vị tướng gần nhất được giới nghiên cứu ghi nhận là một trong 4 danh tướng lỗi lạc nhất của lịch sử dân tộc là Võ Nguyên Giáp.Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình không chỉ bằng một vài trận đánh, chiến dịch mà là cả hai cuộc kháng chiến chống 2 siêu cường sừng sỏ bậc nhất của thời đại là Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Võ Đại tướng còn là vị tướng tiêu biểu cho lòng nhân hậu, nguyện vọng sống hòa bình trong độc lập tự do của dân tốc taLừng danh Thế giớiLịch sử đó đã chứng minh tài cầm quân, thao lược của vị Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp mà điển hình là chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (năm 1975).Sử sách thế giới đã đánh giá tên tuổi và sự nghiệp của vị Tổng thư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những vị tướng lừng danh nhất của lịch sử nhân loại.Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, kết hợp giữa chiến tranh du kích và chính qui đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát triển thành đỉnh cao của nhân loại, được xem là kiểu mẫu của nhiều cuộc chiến tranh hiện đại khác. Thay lời kếtKỉ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên năm nay (2014) không còn sự hiện diện của Đại tướng, nhưng rất nhiều cơ quan TT ĐC nhắc đến công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp NST tổng hợp tài liệu này góp thêm cho các bạn 1 số thông tin để so sánh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lịch sử dân tộc với các Anh hùng dân tộc VN--------------------------------------------------- PHH sưu tầm & giới thiệu – Nguồn Internet

File đính kèm:

  • ppt4 Danh tướng Việt Nam.ppt
Bài giảng liên quan