Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội (tiết 2)

1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội

- Hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia hoạ động tập thể, hoạt động xã hội.

2. Kĩ năng:

 a. Kĩ năng bài học

 - Biết nhận xét đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.

 - Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

 b. Kĩ năng sống

- Kĩ năng hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động tập thể,hoạt động xã hội.

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi, việc làm tích cực, tự giác và chưa tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần:15
Tiết:15
Bài 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
(Tiết 2)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Kiến thức:
Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội
Hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia hoạ động tập thể, hoạt động xã hội..
Kĩ năng:
 a. Kĩ năng bài học
 - Biết nhận xét đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.
 - Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
 b. Kĩ năng sống
Kĩ năng hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động tập thể,hoạt động xã hội.
Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi, việc làm tích cực, tự giác và chưa tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
3. Thái độ:
- Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt dộng xã hội.
- Tích cực tham gia các hoạt động về bảo vệ môi trường
B. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
 1. Giáo viên:
- Câu hỏi kiểm tra:
 - Tìm tình huống
 2. Học sinh:
 - SGK
Những sách viết về người tốt, việc tốt.
 - Sưu tầm tranh ảnh có nội dung hoạt động XH của thầy và trò trong những phòng truyền thống của trường
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội?
 - Bài tập 
 3. Giới thiệu bài mới: Các em tham gia các hoạt động nào do nhà trường chúng ta tổ chức? Những hoạt động đó giúp em được điều gì?
 4. Bài mới:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ 1: Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
 Nêu các biểu hiện:
Trong hoạt động tập thể.
Hoạt động xã hội.
Đặc biệt trong hoạt động ở gia đình và hàng xóm.
*HS thảo luận:
a. Em hãy nêu những hoạt động tập thể, hoạt động xã hội về bảo vệ MT và TNTN ? (dọn vệ sinh trường, lớp, khu dân cư)
b. Lớp ta, trường ta và bản thân em đã tham gia các hoạt động nào về bảo vệ môi trường? (trồng và chăm sóc cây, hoa; tham gia công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường; tham gia khắc phục hậu quả thiên tai)
GDMT: c. Chúng ta cần làm gì nữa đẻ góp phần bào vệ MT và TNTN? (Chúng ta đã tham gia và cần tiếp tục tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động về bảo vệ môi trường.) như: Dọn vệ sinh trường lớp khu dân cư; trồng và chăm sóc cây, hoa; tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường; tham gia các hoạt động khắc phục hậu quả của thiên tai
Kết luận: Trong các hoạt động tập thể hoạt động xã hội có nhiều hoạt động về bảo vệ MT, TNTN mà HS chúng ta cần tích cực tham gia.
* HĐ 2: Tổng kết lại nội dung ý nghĩa của bài.
Đối với bản thân.
Dối với gia đình
Đối với xã hội
HDHS rút ra ý nghĩa bài học
2. Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
+ Đối với bản thân: Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết cần thiết của bản thân sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ.
+ Đối với tập thể: Góp phần xây dựng gắn bó trong tập thể, sự hiểu biết, quý mến lẫn nhau.
+ Đối với xã hội: Góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ, hạn chế những biểu hiện tiêu cực
D. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ
 1. Củng cố:
 a. Yêu cầu HS kể các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội về bảo vệ MT và TNTN mà các em có thể thực hiện được.
 b. Hs xử lí, tìm cách ứng xử trong những tình huống thể hiện sự tích cực hoặc không tích cực trong hoạt đông.
 c. Giải bài tập SGK để mở rộng kiến thức.
 Bài tập b: chia nhóm cho H thảo luận lớp.
 2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.
Học bài và làm bài tập đ.
Liên hệ với bản thân. Nếu là điển hình đáng khen. Học tập hoặc hiện tượng: ngại khó, chưa tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp, còn lẫn tránh công việc chung.
 - Chuẩn bị bài: Mục đích học tập của HS. đọc trước truyện đọc trong SGK

File đính kèm:

  • docbai 10 tiet 2 lop 6.doc
Bài giảng liên quan