Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội
Giúp học sinh:
1/ Về kiến thức: Hiểu những biểu hiện tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể (HĐTT) và trong hoạt động xã hội (HĐXH); hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác tham gia HĐTT và HĐXH.
2/ Về kĩ năng: Biết lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia HĐTT của lớp, của Đội và những HĐXH khác với công việc giúp đỡ gia đình.
3/ Về thái độ: Biết tự giác, chủ động, tích cực trong học tập, trong HĐTT và HĐXH; có băn khoăn, lo lắng đến công việc của tập thể lớp, của trường và công việc chung của xã hội.
. - Gọi bất kì HS nào để trả lời - Câu a). Trình chiếu nội dung trả lời. Diễn giảng: +(1) mơ ước trước mắt của TQC, khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường. +(2) bạn đã sớm xác định lí tưởng nghề nghiệp của cuộc đời. Như vậy giữa mục tiêu trước mắt và lí tưởng sống lâu dài đã được TQC định hướng thống nhất và có quan hệ với nhau, chi phối việc tích cực, tự giác lựa chọn nội dung học tập và hoạt động cho phù hợp. - Suy nghĩ: “Muốn trở thànhđất nước” - Mơ ước: + Trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.(1) + Trở thành nhà báo.(2) - Câu b) GV có thể gợi ý thêm: + Để thực hiện ước mơ trở thành nhà báo thì TQC đã làm những việc gì? + Để thực hiện ước mơ trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ thì TQC đã làm những việc gì? Trong học tập? Trong việc tham gia các HĐTT và HĐXH? Trong gia đình? - Trình chiếu những việc mà TQC đã làm. - Những việc TQC đã làm để thực hiện ước mơ (2): + Rủ các bạn cùng tập viết văn, làm thơ + Say sưa học và tập dịch thơ, dịch truyện, tập làm thơ bằng tiếng Pháp. + Lúc rảnh còn tranh thủ vẽ. - Những việc TQC đã làm để thực hiện ước mơ (1): + Cố gắng học tập thật tốt + Sáng lập ra nhóm: “Những ngườitrường” + Tham gia “Câu lạc bộ thơ”, “Câu lạc bộ hài hước” + Tích cực tham gia các hoạt động của Đội, các sinh hoạt tập thể và các hoạt động ở cộng đồng dân cư. + Giúp đỡ mọi người khi cần thiết. + Đưa đón em, giúp mẹ làm nội trợ. II. Nội dung bài học: - Dựa vào lời tâm sự của TQC ở cuối truyện, em hãy cho biết: để làm được những công việc đó thì đòi hỏi TQC phải như thế nào? - Trình chiếu nội dung trả lời - Chi tiết: “tranh thủngoại khóa” thể hiện điều gì? (Hoặc: Những việc làm đó có ai bảo TQC làm không?) - Phải cố gắng, vượt khó, kiên trì; - Phải chủ động sắp xếp công việc ( Không, tự bạn chủ động sắp xếp công việc để làm ) - GV chốt lại: Trong học tập, làm việc và rèn luyện, TQC luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì; chủ động làm việc, học tập. Vậy thể hiện bạn là người có đức tính gì? => 1/ - Tích cực, tự giác. 1/ Thế nào là tích cực, tự giác? - Em hiểu thế nào là tích cực? => - Gọi HS cho ví dụ biểu hiện tích cực. - HS nêu theo sự hiểu biết và ghi vào tập. - Cho ví dụ a) Tích cực: là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện. - Em hiểu thế nào là tự giác?=> - Gọi HS cho ví dụ biểu hiện tự giác. - HS nêu theo sự hiểu biết và ghi vào tập. - Cho ví dụ. b) Tự giác: là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát. - Qua tấm gương của TQC, em học tập được gì ở bạn?(Có thể liên hệ giáo dục) - GV nhấn mạnh thêm biểu hiện của tích cực, tự giác. - Trong học tập và tham gia các hoạt động, em cần phải tích cực và tự giác, - HS lắng nghe - Chuyển ý sang bài tập a): Vậy, các biểu hiện sau đây, biểu hiện nào là tích cực tham gia HĐTT và HĐXH? - Trình chiếu bài tập a) SGK - Chú ý - Quan sát và nêu yêu cầu. - Gọi HS làm (có thể 2 em, mỗi em 6 biểu hiện) - Gọi HS khác nhận xét. - Đứng tại chỗ làm - HS khác nhận xét. - Chốt lại và chuyển ý: Qua bài tập này ta thấy trong thực tế có nhiều hoạt động mà chúng ta cần phải tham gia tích cực và tự giác. Vậy, làm thế nào để có tính tích cực và tự giác? => 2/ - Lắng nghe. Hoạt động 2: Liên hệ truyện đọc, thực tế để rút ra nội dung bài học- Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?10’ - Động cơ nào giúp TQC làm việc tích cực, tự giác? Có thể gợi: + TQC tích cực, tự giác để thực hiện điều gì? + Từ đó, ở mỗi người chúng ta, muốn có tính tích cực, tự giác thì phải như thế nào? => - Để biến ước mơ thành hiện thực thì chúng ta phải làm gì?=> + Ước mơ + Phải có mơ ước + Có kế hoạch và quyết tâm thực hiện kế hoạch 2/ Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác? - Phải có mơ ước - Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các HĐTT và HĐXH Liên hệ thực tế giáo dục: - Hỏi ước mơ HS( có thể 2 HS) + Giáo dục phải có ước mơ. + Có kế hoạch sắp xếp công việc hợp lí và quyết tâm thực hiện để học giỏi và tham gia các HĐTT và HĐXH Vấn đề: Em có mơ ước nhưng gia đình em nghèo thì em phải làm gì? - Nêu ước mơ của riêng mình. - Lắng nghe và rút kinh nghiệm cho riêng mình. - Em phải cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập,không bỏ học giữa chừng. 3/ Củng cố: 5’ - Gọi HS nhắc lại nội dung bài đã học. - Thực hiện trò chơi: Nhìn ảnh đoán tên hoạt động. + GV lần lượt chiếu ảnh tham gia hoạt động. + HS lần lượt đoán tên hoạt động. => Để tham gia tốt các hoạt động đó thì mỗi người chúng ta phải có đức tính gì? (tích cực, tự giác) 4/ Đánh giá: 1’ Bản thân em đã có tích cực, tự giác trong HĐTT của lớp chưa? Em hãy nêu một biểu hiện cụ thể. 5/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết sau: 1’ Xem lại nội dung bài đã học. Suy nghĩ : Vì sao phải tích cực, tự giác tham gia các HĐTT và HĐXH? Xem và chuẩn bị trước bài tập b), c), d). Nhận xét tiết học. TIẾT 2 1/ Kiểm tra bài cũ: 2’ Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Để học giỏi và tham gia các HĐTT , HĐXH, mỗi người cần phải có..(1).., phải có..(2)..thực hiện kế hoạch đã định. Câu 2: Nhằm giúp đội bóng của lớp đạt kết quả cao trong kì thi Hội khỏe Phù Đổng sắp tới, em sẽ làm gì? Xin phép thầy cô cho nghỉ học để đi tập đá bóng. Đi tập đá bóng ngoài giờ học. Không tham gia tập luyện vì còn bận học. Nghỉ học để đi tập đá bóng. Đáp án: Câu 1: (1) mơ ước (2) quyết tâm Câu 2: B 2/ Bài mới: a) Giới thiệu: ( Chuyển ý từ tiết 1 sang tiết 2 để đưa HS vào nội dung bài học) 1’ Vì sao phải tích cực, tự giác trong HĐTT và HĐXH? b) Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng của tích cực, tự giác tham gia các HĐTT và HĐXH: 10’ - Nhấn mạnh, chuyển ý => 3 - Chiếu lại việc làm của TQC - Theo em, những việc làm đó giúp ích gì cho TQC?(Có thể gợi: + Tham gia nhiều hoạt động như thế thì sẽ giúp ích gì cho sự hiểu biết của TQC? + Ngoài ra, nó còn giúp ích gì cho TQC nữa? Hoặc gợi: Khả năng làm thơ, viết văn, của TQC sẽ như thế nào? + Mối quan hệ giữa TQC với mọi người ra sao? => Vậy: Tích cực, tự giác tham gia các HĐTT và HĐXH sẽ giúp ích gì cho chúng ta?=> - Hiểu biết nhiều hoạt động; - Rèn được kĩ năng viết văn, làm thơ, dịch thơ, dịch truyện; - Thân ái với mọi người, được mọi người yêu quý. 3/ Vì sao phải tích cực, tự giác tham gia các HĐTT và HĐXH? - Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. - Rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân. - Góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh. - Được mọi người yêu quý. *Liên hệ thực tế giáo dục:Là HS, ta cần phải tích cực, tự giác tham gia HĐTT và HĐXH vì nó giúp (xem 3/ nội dung)=> góp phần vào việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Chuyển ý sang bài tập. - Lắng nghe Hoạt động 4: Giải các bài tập trong sách giáo khoa để mở rộng kiến thức. 25’ - Gọi HS đọc nội dung bài tập b) - HS đọc bài tập b) III. Bài tập: - Gọi nêu yêu cầu bài tập. - Nêu yêu cầu a) Về nhà hoàn chỉnh - Cho HS thảo luận chuẩn bị trong 3’ để chuyển tình huống đó thành đoạn đối thoại tương ứng. - Cho HS khác nhận xét: cách đóng vai, việc làm của Tuấn và Phương. - Thảo luận - Đóng vai tình huống - Nhận xét. b) Nhận xét: - Việc làm của Tuấn: tích cực, tự giác - Sự từ chối của Phương: thiếu tích cực, tự giác. * Trò chơi: - Cho HS tự suy nghĩ - (Chọn bất kì 2 đội, mỗi đội 3 HS) a) Tìm những biểu hiện tham gia tích cực HĐTT và HĐXH? b) Tìm những biểu hiện của tính tự giác trong HĐTT và HĐXH? - Cho từng đội HS nêu tiếp sức trong 2’ - Đội nào ghi đúng, nhiều hơn sẽ thắng. - Cho HS khác nhận xét - Suy nghĩ - HS trong đội thay phiên nhau ghi biểu hiện lên bảng - Nhận xét, ghi vào tập. c) Biểu hiện tham gia tích cực HĐTT và HĐXH: - Tham gia văn nghệ, thể dục, thể thao của trường. - Nhận chăm sóc cây hoa trong sân trường. - Tham gia Hội chữ thập đỏ. - Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. d) Biểu hiện tính tự giác trong HĐTT và HĐXH: - Tự giác quét lớp khi tổ bị phạt. - Rủ các bạn tập múa cổ động. - Rủ các bạn đóng góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. 3/ Củng cố: 5’ - GV nhấn mạnh những nội dung cần nắm của bài - Trò chơi: “Ngôi sao may mắn” 4/ Đánh giá: 1’ Tình huống: “ Gia đình em khó khăn nhưng nhà trường gợi ý đóng góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt”. Theo em, em sẽ làm gì trong tình huống trên? (Tùy theo HS trả lời mà đánh giá, có thể em sẽ đóng góp theo khả năng.) 5/ Hướng dẫn về nhà: 1’ - Học thuộc nội dung bài học. - Hoàn chỉnh lại bài tập a), làm bài tập đ). - Xem trước bài Mục đích học tập của học sinh theo câu hỏi gợi ý. * Nhận xét lớp học: IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
File đính kèm:
- GDCD6_Bai10 Tich cuc tu giac_(2009-2010).doc