Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm

1/ Về kiến thức

 - Nêu được tình hình dân số, việc làm và mục tiêu, những phương hướng cơ bản của Đảng, Nhà nước ta để giải quyết vấn đề dân số và việc làm.

 - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm.

2/ Về kỹ năng

 - Biết tham gia tuyên truyền chính sách dân số và giải quyết việc làm phù hợp với khả năng của mình.

 - Biết đánh giá việc thực hiện chính sách dân số của gia đình, cộng đồng dân cư và việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.

 - Bước đầu biết định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

 

doc13 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 14803 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
àm cho người lao động(Trong năm 2010, nước ta đã giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động-con số này thể hiện sự nổ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước; theo kế hoạch, từ nay đến 2015, chúng ta sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 8 triệu lao động). Thế nhưng thiếu việc vẫn còn là vấn đề bức xúc ở cả nông thôn và thành thị.
+ Ở nông thôn, lao động theo mùa vụ, nên quỹ thời gian nhàng rỗi còn lớn.
+ Xu hướng người dân nông thôn đổ xô lên thành phố tìm việc làm gia tăng, tạo nên sức ép lớn về việc làm ở thành thị, mà phần lớn đó là những lao động không được qua đào tạo, không có trình độ chuyên môn, nên việc làm không ổn định. Theo kết quả khảo sát, lao động nước ta hiện nay có khoảng 30% được qua đào tạo, có trình độ chuyên môn, trong đó chỉ 6% là có trình độ Đại học, Cao đẳng-một con số quá khiêm tốn.
 - Giáo viên đặt câu hỏi: Trước tình hình trên, mục tiêu, phương hướng của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là gì ?
Nêu một số ví dụ mà Đảng, Nhà nước ta đã áp dụng.
- Học sinh trả lời:
- Giáo viên nhận xét, kết luận, ghi ví dụ của học sinh lên bảng.
+ Chủ yếu là các thành thị, mở rộng các dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu thiết yếu: đi lại, ăn, ở, mặc, giải trí, vừa tạo được nhiều việc làm cho người lao động
+ Nước ta có nhiều làng nghề truyền thống với nhiều nghề nổi tiếng: làm nón lá, nghề gốm sứ, đan lát, làm các món ăn truyền thống: bánh tráng,…
 Khuyến khiách người dân thực hiện chính sách xây dựng kinh tế mới ở vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo.
+Ví dụ: Tổ chức chương trình tư vấn việc làm và xuất khẩu lao động được phát vào các buổi tối trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
+ Nhà nước tạo điều kiện cho người dân làm kinh tế: vay vốn lãi suất thấp, mở các chương trình: Nhà nước cung cấp giống cây trồng miễn phí, nông dân trồng cây, chăm sóc.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Em cho biết VN hiện nay xuất khẩu lao động sang những thị trường nào? Đã mang lại lợi ích như thế nào?
- Học sinh trả lời: 
- Giáo viên kết luận: Malaixia; Hàn Quốc, Đài Loan, ẢRập XêÚt, Libi,...Tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ về cho đất nước (năm 2009 lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước 1,7 tỷ đôla) .- GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết tình hình giải quyết việc làm ở Q.Sơn Trà hiện nay?
- HS trả lời:
- GV nhận xét, kết luận: Dân số trong độ tuổi lao động ở Q.Sơn Trà cao. Vì thế UBND TP. Đà Nẵng, Quận Đoàn, Hội Cựu chiến binh, Công an Q.Sơn Trà đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình Gặp mặt, trao quà, hổ trợ kinh phí cho thanh niên học nghề, mua sắm dụng cụ,…Năm 2010, Quận Đoàn tập trung đẩy mạnh hướng dẫn, giải quyết việc làm, giới thiệu học nghề cho thanh niên, giới thiệu 390 thanh niên có việc làm, đồng thời tham mưu đào tạo nghề miễn phí cho 350 thanh niên và giải quyết việc làm cho 650 lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn.
- Giáo viên kết luận: Việt Nam là một nước đông dân, điểm xuất phát kinh tế thấp, đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước, nếu thực hiện tốt chính sách dân số và việc làm thì sẽ sớm đưa nước ta ổn định mọi mặt đời sống xã hội, thoát khỏi đói nghèo, phát triển.
*Hoạt động3: Làm việc cá nhân và cả lớp: 
- GV nêu hai tình huống cho HS xử lý:
*/ Tình huống 1: Gia đình Lan có 4 người(Ba, mẹ, Lan, em Hương). Hai chị em Lan chăm ngoan, học giỏi. Sau khi sinh em Hương, mẹ không còn khả năng sinh đẻ. Mà ba Lan là con trai duy nhất. Nên ông một mực đòi kiếm đứa con trai ngoài hôn thú nối dõi. 
=>Câu hỏi: Nếu là Lan, em sẽ xử sự tình huống ra sao?
*/ Tình huống 2: Vợ mất sớm, chú Tú một mình vất vả nuôi 2 đứa con ăn học-1 học THCS, 1 học THPT. Một hôm chú về nhà hớn hở nói với 2 đứa con: “Ba nghỉ làm ở KCN rồi! Sắp tới ba có vụ làm ăn lớn, kiếm được nhiều tiền trong thời gian ngắn! Tụi bay biết việc gì hông?” Chưa kịp để 2đứa con hỏi lại, ông nói luôn: “Buôn gỗ lậu qua biên giới!”
Câu hỏi: Nếu là 2 đứa con, em sẽ xử lý tình huống như thế nào?
- HS thảo luận, trả lời:
- GV nhận xét, kết luận:
+ Tình huống1: Giải thích cho ba hiểu làm như thế là vi phạm Luật hôn nhân-gia đình(có con ngoài hôn thú), là không chấp hành chính sách dân số(sinh con thứ 3), là phá vợ hạnh phúc gia đình của chính mình…
+ Tình huống 2: Khuyên ba không nên tiếp tục công việc! Vì như thế là vi phạm pháp luật, phá rừng trái phép, gây hại tới lợi ích quốc gia. Nếu bị bắt sẽ bị phạt tù!
- GV đặt câu hỏi: Vậy công dân có trách nhiệm gì trong việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm?
- HS trả lời:
- GV kết luận:
15phút
10phút
10phút
1 Chính sách dân số.
a. Tình hình dân số nước ta hiện nay :
- Quy mô dân số lớn.
- Tốc độ gia tăng dân số nhanh.
 - Mật độ dân số cao và phân bố chưa hợp lí.
 - Tỉ lệ sinh giảm chậm và chưa vững chắc 
- Mất cân bằng giới tính tăng cao.
 */Hậu quả của dân số tăng nhanh: Dân số tăng nhanh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển kinh tê-xã hội đất nước.
b/Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số :
*Mục tiêu :
 - Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.
- Ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí..
- Từng bước nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
*Phương hướng cơ bản. 
- Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí, công tác dân số từ trung ương đến cơ sở.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, nhằm phổ biến các chủ trương, biện pháp kế hoạch hoá gia đình.
 - Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới, sức khoẻ sinh sản nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần.
 - Nhà nước đầu tư đúng mức,thực hiện xã hội hoá dân số 
2/ Chính sách giải quyết việc làm.
a/ Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay :
- Thiếu việc làm vẫn là vấn đề bức xúc ở cả nông thôn và thành thị.
b/ Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm:
*Mục tiêu:
- Tập trung sức giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn.
- Phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động.
- Giảm tỉ lệ thất nghiệp và tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề.
*Phương hướng cơ bản: 
- Thúc đẩy sản xuất và dịch vụ.
- Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề, khôi phục các ngành nghề truyền thống đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm.
- Khuyến khích mở thêm nhiều trường đào tạo nghề cho người lao động.
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm.
- Chấp hành chính sách dân số, chính sách giải quyết việc làm pháp luật về dân số.
- Động viên người thân trong gia đình và những người khác cùng chấp hành.
- Có thái độ phê phán chống những hành vi, vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc làm.
- Có ý chí vươn lên nắm trong học tập bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng đắn để tích cực, chủ động tìm việc làm, tăng thu nhập cho bản thân, gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.
3.3/ Hoạt động nối tiếp: ( 3 phút) 
 Giáo viên cho học sinh làm bài tập 3, 4 trong sách giáo khoa trang 95 
3.4/ Giáo viên nhắc nhở (1 phút)
 Về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. 
*Rút kinh nghiệm sau khi dạy: 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
 Đà Nẵng, ngày 06/03/2011.
 BCĐTTSP	GVHD duyệt	SVTT
	Duyệt	
Trần Thị Hoa	Nguyễn Vân Anh	Đào Thị Kim Linh
 Phụ lục(1)
Tốc độ tăng dân số.
Năm
1930
1940
1950
1965
1980
1990
1999
2006
2009
Triệu người 
17,2
21
23,4
35
53,8
60,1
76,3
84
85,7
Mật độ dân số.
Năm
1979
1989
1999
2000
2005
Người/km2
195
195
231
242
252
Phân bố dân cư:
Vùng
Dân số
Diện tích đất
Đồng bằng
75%
30%
Miền núi
25%
70%
Bảng số liệu về mật độ dân số một số châu lục và Việt Nam
Thế giới
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Úc
Châu Phi
Châu Âu
Việt Nam
Người/km2
48
21
125
4
30
32
254
 Phụ lục(2)
Bảng so sánh tốc độ tăng dân số hằng năm giữa Đà Nẵng và toàn quốc:
Giai đoạn
Đà Nẵng
Toàn quốc
1979-1989
2,36%
2,1%
1989-1999
2,31%
1,7%
1999-2009
2,62%
1,2%
 Phụ lục (3)
“TÔI CÓ 2 VỢ VÀ 20 ĐỨA CON”
 Bản Tả Bốc, xã Lương Thông nằm cách đường nhựa huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng khoảng nửa ngày đi bộ. Nhiều đoạn, chân chỉ đặt vừa khít trên các gờ đá tai mèo sắc nhọn, cứ thế mà... bò như con thằn lằn. Mang tiếng là đi rừng, nhưng hiếm lắm mới gặp được những tán cây già để chui rúc tránh nắng. Còn lại là núi trơ khấc bất tận. Trọc, dốc đứng và hoang vu đến mức, càng leo càng không tin được rằng: Phía cuối con đường mà người đi đang vắt kiệt mồ hôi của mình dưới ánh mặt trời nồng nã kia sẽ có... một bản làng, mà ở đó có người đàn ông “quy hoạch” cho mình 2 bà vợ và 20 đứa con trong một nhà sàn tàn tạ.
 Người đàn ông tên Trương Văn Ve (44 tuổi, học hết lớp 3) và 2 bà vợ: Hoàng Thị Día(44 tuổi) và Thào Thị Dậu(35 tuổi), cả hai chưa bao giờ được đến trường, cùng 20 đứa con đều nói tiếng Việt rất hạn chế. Hai bà vợ dường như không bao giờ rời khỏi thung lũng có ngôi nhà sàn, cùng lắm là ra vườn hái rau, ngô, sắn và cứ thế mỗi bà đã đẻ cho Ve 10 đứa con.
 Ve rất sợ gặp nhà báo. Vì anh cho rằng nhà báo cũng giống như cán bộ xã, đến để trách móc anh làm mất thi đua của phong trào dân số và kế hoạch hoá gia đình. 
 Ve đã từng nhờ đứa con nhiều chữ nhất trong số 20 đứa, viết một lá đơn trình bày hoàn cảnh với chi chít lỗi chính tả, rồi Ve cầm bút ngược đòi kí. Ve chỉ băn khoăn mỗi một chuyện: Tại sao nghèo hết cỡ như anh cùng 2 bà vợ và 20 đứa con, mà xã kiên quyết không cho vào diện hộ nghèo? “Vô lí quá, một vợ đã nghèo, 10 năm sau lấy thêm một vợ nữa thì ccàng nghèo hơn, đẻ 2 đứa con như người khác đã nghèo rớt, thì nay có tròn 20 đứa, phải nghèo gấp 10 lần chứ? Tại sao không cho 23 thành viên trong cái nhà sàn bé tẹo, rách bươm, nắng gió thốc đuổi khắp bề thuộc hộ nghèo?”-Ve thắc mắc!

File đính kèm:

  • docBÀI 11 LỚP 11 DẠY.doc
Bài giảng liên quan