Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá (tiết 1)

1/ Về kiến thức:

- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục – đào tạo ở nước ta hiện nay.

- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện cơ sở giáo dục và đào tạo của nhà nước.

2/ Về kĩ năng:

- Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo.

- Biết đánh giá một số hiện tượng trong cuộc sống có liên quan đến chính sách giáo dục và đào tạo.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 9848 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
các phương pháp: Phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp diễn giảng, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm.
2/ Phương tiện dạy học
 Sách giáo khoa GDCD 11, sách giáo viên GDCD 11, sách tham khảo tình huống, ảnh có nội dung liên quan bài học, máy chiếu, giấy A0, bút dạ,…
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (3phút).
Câu hỏi: Hãy nêu tình hình tài nguyên, môi trường nước ta hiện nay? 
Em có trách nhiệm như thế nào đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường nước ta?
3/ Tổ chức dạy bài mới:
3.1/ Vào bài:
 Giáo dục và đào tạo là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước. Vậy nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là gì? Để thực hiện những nhiệm vụ đó, giáo dục và đào tạo cần phát triển theo những phương hướng nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua tiết 1, bài 13: “Chính sách giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa”
3.2/ Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI GIAN
NỘI DUNG BÀI HỌC
*/Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp giảng giải, vấn đáp, thuyết trình(làm việc cá nhân và lớp)
- GV: Chúng ta biết rằng, Điều 9, Luật giáo dục 2005 của nước ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Vậy em hiểu thế nào là giáo dục và đào tạo?
- HS trả lời:
- GV kết luận:
- GV giảng giải: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Qua câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh ta thấy rằng giáo dục và đào tạo có một vai trò hết sức quan trọng đối với vận mệnh của một quốc gia dân tộc. Vậy theo em giáo dục và đào tạo có những vai trò gì?
- HS trả lời:
- GV kết luận:
Giáo dục không phát triển
dân trí thấp
đất nước nghèo nàn lạc hậu
kém hiểu biết khoa học kĩ thuật
kinh tế xã hội kém phát triển
- GV chuyển ý: Chính vì những vai trò to lớn đó, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu với 3 nhiệm vụ cơ bản: 
- GV giúp HS làm rõ vấn đề bằng những câu hỏi: Em hiểu thế nào là dân trí? Vì sao phải nâng cao dân trí.
- HS trả lời:
- GV kết luận: Dân trí là trình độ hiểu biết chung của người dân, tỷ lệ biết đọc, biết viết. 
 Phải nâng cao dân trí vì: toàn dân hiểu biết mới có thể góp phần xây dựng đất nước phát triển, đổi mới, hoà nhập với thế giới. Mặt khác trình độ dân trí cao sẽ làm cho con người nhận thức đúng đắn về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về các vần đề : Dân số, việc làm, tài nguyên môi trường…
- GV đặt câu hỏi: Theo em đào tạo nhân lực là gì? Vì sao phải đào tạo nhân lực? 
- HS trả lời:
- GV kết luận: Đào tạo nhân lực là đào tạo đội ngũ người lao động, đội ngũ chuyên gia, đội ngũ nhà quản lý có tay nghề, có đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động phục vụ đất nước trong giai đoạn mới.
 Phải đào tạo nhân lực vì: đây là nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng đất nước. Là những người trực tiếp, gián tiếp lao động sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội; đất nước tạo ra được những sản phẩm tốt, chất lượng cao, có sức cạnh tranh hay không là nhờ vào nguồn nhân lực.
- GV đặt câu hỏi: Vì sao phải bồi dưỡng nhân tài? 
- HS trả lời:
- GV kết luận: Bồi dưỡng nhân tài là cơ chế lựa chọn, bồi dưỡng người tài.
 “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Bồi dưỡng nhân tài là việc làm cần thiết nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
 Ví dụ:+ Tổ chức các kì thi thi học sinh giỏi cấp thành phố, tỉnh, quốc gia.
 +Thi vào trường chuyên, lớp chọn.
 +Thi Olympic.
 +Có chính sách cho học sinh, sinh viên giỏi đi du học theo nguồn ngân sách thành phố, như Tp Đà Nẵng đang thực hiện…
- GV đặt câu hỏi: Theo em trong 3 nhiệm vụ trên, nhiệm vụ nào quan trọng nhất?
- HS trả lời:
- GV kết luận: Nâng cao dân trí là nhiệm vụ có tính chất quyết định sự thành bại, phát triển hay tụt hậu của đất nước. Bởi vì toàn dân phải hiểu biết mới có thể xây dựng đất nước phát triển, đổi mới, hoà nhập.
 Chính vì lẽ đó mà ngay từ khi mới đặt chân xâm lược nước ta, chính sách thâm độc của những kẻ xâm lược đã thi hành chính sách “ngu dân”, “đồng hóa” thực hiện văn hoá nô dịch “chúng xây nhà tù nhiều hơn trường học”, “đầu độc dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện” và hậu quả là hơn 95% nhân dân ta mù chữ, thể chất yếu ớt, tinh thần suy nhược.
 Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục, đào tạo, ngay sau khi giành được độc lập Chính phủ đã ra sắc lệnh thành lập “Nha bình dân học vụ” (Sắc lệnh số 19). Sắc lệnh có chỉ thị rõ: "Trong toàn cõi Việt Nam sẽ thiết lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối".
- GV chuyển ý: Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển tương lai. Nhận thức được điều đó, Đảng, Nhà nước đã có những phương hướng cơ bản để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Vậy theo các em đó là những phương hướng nào?
- HS trả lời:
- GV nhận xét, kết luận: Có 6 phương hướng. Để tìm hiểu những phương hướng này, GV lần lượt đặt những câu hỏi sau đây cho HS suy nghĩ, trả lời: 
 1/ Đảng và Nhà nước ta đã làm gì để nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo?
 2/ Việc mở rộng qui mô giáo dục được thực hiện như thế nào?
 3/ Ưu tiên đầu tư cho giáo dục được thể hiện như thế nào?
 4/ Đảng, Nhà nước ta đã làm gì để thực hiện công bằng trong giáo dục?
 5/ Em hiểu thế nào là xã hội hoá giáo dục?
 6/ Biểu hiện của việc tăng cường hợp tác trong giáo dục đào tạo?
- Cá nhân trả lời, lớp bổ sung:
- GV kết luận:
 1/ Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, Đảng, Nhà nước ta đã tiến hành:
 + Giáo dục toàn diện.
 + Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là thực hiện nguyên tắc lấy người học làm trung tâm.
 + Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý.
 + Có chính sách hợp lí trong việc phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.
- GV yêu cầu học sinh kể tên một số phong trào thi đua do Bộ GD và ĐT phát động, triẻn khai trong thời gian qua.
- HS trả lời:
- GV nhận xét, kết luận:
 + “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
 + “Phong trào hai không”: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
 + “Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
 2/ Việc mở rộng qui mô giáo dục được thực hiện:
+ Có đủ các loại trường: Công lập, dân lập, bán công, vừa học vừa làm, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
+ Về hệ thống: Có một hệ thống các cấp học từ cấp học mẫu giáo đến sau đại học, tăng nhanh số lượng các trường dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp.Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
 3/ Nhà nước huy động mọi nguồn lực cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, cung cấp trang thiết bị, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên…
+ Ngân sách của nhà nước đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng lên: năm 2009, Bộ GD-ĐT ước chi cho giáo dục và đào tạo là 100 ngàn tỷ đồng, chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Như vậy, Chính phủ đã rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo, cụ thể qua việc chi ngân sách cho giáo dục đào tạo tăng đáng kể qua từng năm.
 4/ Đảm bảo tất cả mọi người đều được đi học. Để làm được được này, Nhà nước đã chủ động tạo mọi điều kiện cho mọi người được học tập. Chẳng hạn như: 
 + Cho HS, SV vay vốn để phục vụ cho việc học tập.
 + Thành lập các quỹ tài trợ, học bổng giúp cho học sinh nghèo vượt khó, các chương trình tiếp sức đến trường.
 5/ Mọi người đều có trách nhiệm chung đối với sự nghiệp giáo dục, thể hiện ở các cấp, các ngành đều có trách nhiệm chăm lo cho giáo dục.
 + Xây dựng xã hội học tập đáp ứng cho nhu cầu của tất cả mọi người.
 + Xã hội hoá giáo dục còn thể hiện ở sự học tập mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi…
 6/ Hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo là rất cần thiết vì chúng ta sẽ tranh thủ nguồn vốn, kinh nghiệm giáo dục-đào tạo, đặc biệt là qua hợp tác, chúng ta sẽ tiếp cận được trình độ giáo dục-đào tạo tiên tiến trên thế giới, nhằm đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước nhà. 
 Ví dụ: Cho sinh viên du học; Mở các trường đại học quốc tế ở Việt Nam; Liên kết đào tạo; Hội nghị trao đổi kinh nghiệm giáo dục; Viện trợ, cung cấp các trang thiết bị giáo dục.
- GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên một số trường liên kết đào tạo quốc tế ở nước ta hiện nay?
- HS trả lời:
GV nhận xét, kết luận: 
+ Trường Hà Nội-Amtesdam.
+ Trung tâm đào tạo tiếng Anh APOLO.
+ Trung tâm đào tạo quốc tế (CIE)-Đại học Quốc gia TP.HCM( liên kết đào tạo với các trường Đại học Hoa Kì chất lượng cao).
1/Chính sách giáo dục và đào tạo.
a/ Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo:
* Khái niệm:
- Giáo dục và đào tạo là hoạt động có tổ chức, có mục đích của xã hội nhắm bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất và năng lực của con người.
- Giáo dục chỉ sự bồi dưỡng và phát triển toàn diện của con người từ bậc giáo dục mầm non đến giáo dục trung học phổ thông.
- Đào tạo chỉ sự bồi dưỡng và chuẩn bị nghề cho con người trong các trường dạy nghề, Cao đẳng và Đại học.
* Vai trò:
- Giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại.
- Động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH.
- Điều kiện để phát huy nguồn lực con người.
* Nhiệm vụ:
- Nâng cao dân trí
- Đào tạo nhân lực
- Bồi dưỡng nhân tài
b/ Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.
- Mở rộng qui mô giáo dục
- Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
- Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.
3.3/ Củng cố: (3 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK trang 109.
3.4/ Dặn dò (1phút)
 Yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị bài mới (tiết 2-chính sách khoa học và công nghệ).
* Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
	Đà Nẵng, 03/03/2011
	BCĐTT duyệt	GVHDGD duyệt	SVTT
Trần Thị Hoa	Nguyễn Vân Anh	Đào Thị Kim Linh.

File đính kèm:

  • docBÀI 13 GDCD11 TIẾT1.doc
Bài giảng liên quan