Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá (tiết 2)
1/ Về kiến thức:
- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách khoa học và công nghệ của Nhà nước.
2/ Về kỹ năng:
- Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách khoa học và công nghệ phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách khoa học và công nghệ.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (1phút) 2/ Kiểm tra bài cũ:(3 phút) 3/ Tổ chức dạy bài mới: GV giảng giải: Cùng với GD-ĐT, KH và CN được Đảng, Nhà nước ta sát định là quốc sách hàng đầu. Vậy KH-CN có vai trò như thế nào? Đảng, Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, chính sách gì để phát triển KH-CN? Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu. Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học 15 phút 21phút *Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm: - GV giảng giải: Theo quan điểm CN Mác-Lênin, con người có thể nhận thức được thế giới khách quan. Quá trình nhận thức thế giới đem lại cho con người những kinh nghiệm, tri thức. Tuy nhiên, không phải nhận thức nào cũng chính xác, đúng đắn; chỉ những tri thức đúng mới được coi là tri thức khoa học. Ví dụ: Vào thời Trung Cố ở Châu Âu từng có quan niệm cho rằng Trái đất là trung tâm của Vũ trụ; hay cho rằng Trái đất là hình tròn...là sai. - GV đặt câu hỏi: Vậy theo các em, để biết một tri thức là đúng đắn hay sai lầm ta dựa vào đâu? - HS trả lời: - GV nhận xét, kết luận: Thực tiễn-thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý! - GV đặt câu hỏi: Khoa học là gì? - HS trả lời: - GV nhận xét, kết luận: - GV lấy ví dụ: Ngành sinh học nghiên cứu về tế bào, tìm được các các tri thức về tế bào( bản đồ gen...) và đem sự phát hiện đó vào lai giống tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao =>Quá trình áp dụng những tri thức khoa học vào thực tiễn nhằm tạo hiệu quả cao như vậy được gọi là công nghệ. - GV đặt câu hỏi: Công nghệ là gì? - HS trả lời: - GV nhận xét, kết luận: - GV đặt câu hỏi: Nước ta có những ngành khoa học chủ yếu nào? - HS trả lời: - GV nhận xét, kết luận: + Khoa học XH và nhân văn +KH tự nhiên. + KH-CN: */Công nghệ thông tin và truyền thông. */ Công nghệ sinh học */ Công nghệ vật liệu tiên tiến. */ Công nghệ cơ khí chế tạo máy-tự động hoá */ Công nghệ trong lĩnh vực năng lượng */ công nghệ chế biến và bảo quản nông sản, thực phẩm. */ Công nghệ vũ trụ. - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao thời gian và câu hỏi thảo luận: +Nhóm 1: Nêu khái niệm chính sách khoa học và công nghệ, vị trí của chính sách này trong hệ thống chính sách của Đảng, Nhà nước? Tại sao nói chính sách khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu? + Nhóm 2: Vai trò của KH-CN? Lấy ví dụ minh hoạ? + Nhóm 3: Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ? Lấy ví dụ minh hoạ? + Nhóm 4: Nêu phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ? Lấy ví dụ minh hoạ. - HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: + Nhóm 1: + Nhóm 2: Ví dụ: Khi nhà máy lọc dầu Dung Quất được xây dựng và đi vào hoạt động thì chúng ta không phải xuất khẩu dầu thô với giá rẽ mạt nữa. Như thế sẽ đem lại nguồn lợi nhuận cho đất nước; Hoặc như trong lĩnh vực nông nghiệp, khi KH-CN phát triển sẽ góp phần tạo ra những giống cây trồng vật nuôi có sức đề kháng cao, nhanh cho thu hoạch, thích ứng với thời tiết thất thường,...sẽ tạo ra nguồn lương thực-thực phẩm dồi dào, cung cấp nhu cầu trong nước và phục vụ cho xuất khẩu. Ví dụ: Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2001 đến nay đã chọn tạo và đưa vào sản xuất 114 giống lúa, trong đó có 45 giống lúa được công nhận chính thức! KH-CN phát triển là điều kiện để ta chế biến và bảo quản tốt các sản phẩm từ nông-lâm-thuỷ hải sản, tạo sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. + Nhóm 3: Ví dụ: Khi khoa học phát triển, đã giải thích được hiện tượng bốc cháy ở nghĩa địa mà ta vẫn gọi là ma! Ví dụ: Giải đáp các vấn đề lý luận về con đường đi lên CNXH ở nước ta; các bước của quá trình CNH, HĐH đất nước; sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần; hay như các chính sách dân số, việc làm, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường...đều phải dựa vào luận cứ khoa học. GV giảng giải: Hiện nay, ở Việt Nam, tuy trình độ KH-CN được nâng cao trong tất cả các ngành kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...Nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì trình độ KH-CN còn yếu kém. Ví dụ: Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, thủ công; công nghệ khai thác khoáng sản còn lạc hậu, gây phung phí, ô nhiễm môi trường, giá thành thấp,... + Nhóm 4: GV giảng giải: phải đổi mới cơ chế quản lý KH-CN vì thực trạng KH-CN và tình hình KT-XH đất nước. Thế giới có những biến đổi nhanh chóng, để đi kịp các nước phát triển thì phải đổi mới cơ chế quản lý, nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong khoa học. GV đặt câu hỏi: Thế nào gọi là thị trường KH-CN? HS trả lời: GV nhận xét, kết luận: Là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán KH-CN. Ví dụ: Mua bán sáng chế, các bí quyết phương án công nghệ... Trong khoảng 10 năm trở lại đây, việc áp dụng trình độ KH-CN tiên tiến vào thực tiễn đạt được những thành tựu đáng kể mang tầm quốc tế trên tất cả các lĩnh vực: Y học (Nghiên cứu và sản xuất thành công văcxin phòng bệnh cho trẻ em-Văcxin Rotavin-M1; thành công trong ghép tạng người-ca ghép tim đầu tiên ở Việt Nam), Sinh học(năm 2006, lai tạo thành công “24 lúa” thương hiệu Việt), Toán học, cơ điện tử, công nghệ phần mềm (năm 2010, Bkav Của việt Nam đã lọt vào top 10 phần mềm diệt Virut tốt nhất thế giới). GV dẫn dắt: Tiềm lực KH-CN là thế mạnh của mỗi quốc gia. Vậy Đảng, Nhà nước ta đã sử dụng những biện pháp gì để xây dựng tiềm lực KH-CN? HS trả lời: GV nhận xét, kết luận: Đảng, Nhà nước đầu tư đúng mức cho sự phát triển KH-CN, như mở các viện KH-CN: Viện KH-CN Việt Nam, Viện nghiên cứu cao cấp về Toán học-do GS Ngô Bảo Châu làm giám đốc, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long,... Nhà nước ta rất chú trọng đến công tác hợp tác quốc tế trong KH-CN, nhằm học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu tiên tiến, tranh thủ được sự đầu tư nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của các nước. Ví dụ: Việt Nam là nước thường xuyên tham gia vào các kì thi Olympic quốc tế và khu vực, và đoạt nhiều thành tích xuất sắc, như: 09/2010, đội tuyển Robocon VN đã tham gia và xuất sắc giành giải nhì cuộc thi Robocon quốc tế Châu Á-Thái Bình Dương Đẩy mạnh nghiên cứu KHXH&NV nhằm đáp ứng nhu CNH, HĐH đất nước, đưa đất nước đi lên theo con đường CNXH; KH cơ bản, ứng dụng và chuyển giao KH-CN trong nông nghiệp, nông thôn, phát triển mạnh mẽ một số công nghệ cao như: CN sinh học, CN thông tin,... - GV chốt lại: Đây là những phương hướng cơ bản để phát triển KH-CN, thực hiện được những phương hướng trên sẽ nâng cao năng lực KH-CN và hiệu quả của hoạt động KH-CN ở nước ta; đồng thời đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tạo sức mạnh cho nền kinh tế Việt Nam. - GV đặt câu hỏi: Em đã làm gì góp phần thực hiện chính sách KH-CN? - HS trả lời: - GV nhận xét, kết luận: + Chủ động tiếp thu các tri thức KH-CN có trong các môn học. + Tham gia các hoạt động thông qua thực hành. + Chuẩn bị vốn kiến thức cho nghề nghiệp, cuộc sống. - GV đặt câu hỏi: Em hãy kể một số thành tựu trong lĩnh vực KH-CN của thế giới và Việt Nam mà em biết? - HS trả lời: - GV nhận xét, kết luận: Thành tựu KH-CN thế giới: Hàn Quốc chế tạo thành công Người Rôbốt thứ 2( năm 2006); Đèn giao thông chuyển màu theo tình huống (ở Bỉ); Trung Quốc phóng thành công vệ tinh Truyền thông và liên lạc tự tạo đầu tiên;... Thành tựu KH-CN Việt Nam: Vườn treo công nghệ mới sản xuất rau anh toàn; lai tạo thành công giống lúa “24 Lúa”;... - GV đặt câu hỏi: Em hãy kể tên một số nhà khoa học VN mà em biết? - HS trả lời: - GV nhận xét, kết luận: GS. Ngô Bảo Châu, TS. Đỗ Đức Cường(người sáng lập ra ATM thông dụng toàn cầu hiện nay), Nhà toán học Nguyễn Đức Cảnh,... 2/ Chính sách khoa học và công nghệ: a/ Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ: */ Khái niệm khoa học và công nghệ: - Khoa học là hệ thống những tri thức được khái quát và kiểm nghiệm trong thực tiễn. - Công nghệ là tập hợp các phương tiện, giải pháp và cách thức tổ chức hoạt động của con người sử dụng các tri thức khoa học vào sản xuất thực tiễn nhằm mang lại hiệu quả cao. */ Khái niệm chính sách khoa học và công nghệ: - Là những chủ trương, biện pháp của Đảng, Nhà nước về khoa học và công nghệ nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. - Cùng với chính sách GD và ĐT, khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu. Vì: + Khoa học và công nghệ gắn bó chặt chẽ với nhau, nó giúp con người nhận thức đúng đắn hiện thực và có phương hướng cải tạo hiện thực có hiệu quả, phát huy tối ưu nguồn lực vốn có của đất nước. + Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy: Nhờ khoa học và công nghệ tiên tiến, các nước này không ngừng phát triển với tốc độ nhanh. + Nước ta đi lên XHCN ở xuất phát thấp, khoa học-công nghệ chưa phát triển. Để có bước nhảy vọt về kinh tế thì không có cách nào khác là đầu tư cho KH-CN. */ Vai trò của KH-CN: - Giúp đất nước giàu mạnh. - Giúp nền kinh tế có sức cạnh tranh. - Là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước. */ Nhiệm vụ của KH-CN: - Giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và tư tưởng do cuộc sống đặt ra. - Cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. - Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong nền kinh tế quốc dân. - Nâng cao trình độ quản lý, hiệu quả của hoạt động KH-CN. b/ Phương hướng cơ bản để phát triển KH-CN: - Đổi mới cơ chế quản lý KH-CN. - Tạo thị trường cho KH-CN. +Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. <=+Thúc đẩy việc áp dụng KH-CN. + Nâng cao hiệu lực pháp luật. - Xây dựng tiềm lực KH-CN. + Tập trung nghiên cứu cơ bản ứng dụng. + Nâng cao chất lượng, số lượng cán bộ KH-KT. +Tăng cường CSVCKT. <= +Đẩy mạnh hợp tác quốc tế. <=Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm. 4/ Hoạt động nối tiếp: (4phút) Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 3, 4 trong sách giáo khoa (trang 109). 5/ Giáo viên nhắc nhở: (1 phút) Về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài mới-Bài 13 tiết 3. */ Rút kinh nghiệm sau khi dạy: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Đà Nẵng, ngày 10/03/2011 BCĐTT duyệt GVHDGD duyệt SVTT Trần Thị Hoa Nguyễn Vân Anh Đào Thị Kim Linh
File đính kèm:
- BÀI 13 TIẾT 2 11.doc