Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiết 2)

1. Về kiến thức :

 Nêu được ý nghĩa của việc học tập (ý nghĩa đối với bản thân, gia đình và xã hội).

 Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung, của trẻ em nói riêng.

 Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục

2. Về kĩ năng :

 Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

 Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ thực hiện.

3. Về thái độ :

 Tôn trọng quyền học tập của mình và của người khác.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1968 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường THCS Lê Quý Đôn
Ngày soạn : 9/2/2012
Tuần 26 - Tiết 26
Bài 15
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP
( Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
Về kiến thức :
Nêu được ý nghĩa của việc học tập (ý nghĩa đối với bản thân, gia đình và xã hội).
Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung, của trẻ em nói riêng.
Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục
Về kĩ năng :
Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ thực hiện.
Về thái độ :
Tôn trọng quyền học tập của mình và của người khác.
II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 
Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập.
Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
Kĩ năng hợp tác.
III . CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị giáo án, bài giảng điện tử.
Chuẩn bị của HS: Xem phần thông tin, sự kiện bài 15; trả lời câu hỏi phần gợi ý; ôn bài 14.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ: 
1.Hệ thống báo hiệu giao thông gồm những gì?
2.Các loại biển báo thông dụng?
3.Một số quy định về đi đường?
4.Những kiểu đèn tín hiệu giao thông? Ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông?
5.Ý nghĩa của các loại biển báo 101, 102, 110a, 222, 227, 231, 301b, 304, 305 (SGK trang 36,37)?
6.Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông?
3.Bài mới:
Hoạt động GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
Cách tiến hành:
GV cho HS tổ chức thảo luận nhóm. Câu hỏi thảo luận:
1. Ý nghĩa của việc học tập (ý nghĩa đối với bản thân, gia đình và xã hội).
2. Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung, của trẻ em nói riêng.
3. Trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục.
Các bước như sau:
- GV cho HS bắt thăm câu hỏi.
- HS làm thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
Kết luận: 
Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng hợp tác.
Cách tiến hành:
GV cho HS làm bài tập theo nhóm.
Các bước như sau:
- GV cho HS bắt thăm bài tập.
- HS làm làm bài tập theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
Kết luận: 
I. Tìm hiểu chung:
II. Nội dung bài học: 
1.
- Đối với bản thân: Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.(SGK)
- Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.
- Đối với xã hội: Giáo dục, đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh.
2.
- Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học; có thể học bất kì nghành nghề nào phù hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.
- Trẻ em trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành giáo dục tiểu học(từ lớp 1 đến lớp 5), là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta.(SGK)
3.
- Trách nhiệm của gia đình:
Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em mình được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của trường. Người lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em mình.
- Vai trò của Nhà nước:
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành: giúp đỡ người nghèo, con em dân tộc thiểu số, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật . . .
 (SGK)
III. Luyện tập:
a.
- Học ở trường, ở lớp . . .
- Học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Học ở trường vừa học vừa làm;
- Tự học qua sách báo, bạn bè, vô tuyến;
- Học ở lớp học tình thương . . .
c.
- Có.
- Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập dưới nhiều hình thức:
+ Trẻ khuyết tật có thể học ở trường mà Nhà nước, các tổ chức xã hội dành riêng cho họ, như: Trường cho trẻ em mù Nguyễn Đình Chiểu, Trường cho trẻ em câm điếc Xã Đàn . . .Tỉnh nào cũng có các lớp học tình thương dành cho trẻ khuyết tật.
+ Trẻ có hoàn cảnh khó khăn:
Ngày đi làm, tối học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Học ở trung tâm vừa học vừa làm.
Tự học qua sách báo, bạn bè . . .
Học ở các lớp tình thương do các thầy cô giáo, thành niên tình nguyện dạy . . .
d.
Em chấp nhận nghỉ học để có thời gian lao động giúp cha và nuôi các em. Em sẽ tự học vào những lúc rảnh rỗi. Ban ngày đi lao động kiếm sống, ban đêm em sẽ theo học ở các lớp học tình thương để tiếp tục học tập của mình.
đ.
- Ý thứ nhất và hai sai.
- Ý đúng là ý thứ ba: Ngoài giờ học ở trường, có thời gian học ở nhà, lao động giúp bố mẹ, vui chơi giải trí rèn luyện thể thao.
Có nghĩa là bản thân phải biết cân đối giữa nhiệm vụ học tập với những nhiệm vụ khác, phải say mê , kiên trì và tự học, phải có phương pháp học tập đúng đắn. Tuy nhiên chỉ học trên lớp chưa đủ mà phải học cả ở nhà, ngoài học tập phải biết giúp đỡ cha mẹ làm những công việc vừa sức mình và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để tinh thần vui vẻ, có sức khỏe thì mới học tập tốt.
e.
“Học, học nữa, học mãi”
 ( Lê nin)
“Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước.
Các điều chúng ta chưa biết là cả một đại dương.”
 (I. Niutơn)
“Kiến thức là chìa khóa vạn năng mở tất cả các cửa”
 ( A-Phơ-răng-xơ)
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
 (Tục ngữ)
“Nuốn sang thì bắt cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.
 ( Ca dao) 
 4. Củng cố bài:
	 - Nhận xét tiết dạy.
 5. Hướng dẫn về nhà: (Slide 37)
- Ôn bài 14,15 chuẩn bị kiểm tra 45’ tuần sau.
- Làm các bài tập trong SGK.
V. Rút kinh nghiệm
Duyệt

File đính kèm:

  • docBai 15 -2.doc
Bài giảng liên quan