Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (tiết 07)

 Năm 1948 LHQ ra tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, khẳng định “ Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”.Ở nước ta quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ, ghi nhận trong Hiến pháp và luật. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại điều 52 Hiến pháp 1992.“ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (tiết 07), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT(Tiết 07)Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: Năm 1948 LHQ ra tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, khẳng định “ Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”.Ở nước ta quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ, ghi nhận trong Hiến pháp và luật. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại điều 52 Hiến pháp 1992...“ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. * Quyền: Là khả năng của mỗi công dân được tự do lựa chọn hành động. Khả năng đó được Nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.VD: Quyền bầu cử, ứng cử, lao động, tự do kinh doanh, sở hữu tài sản, học tập, nghiên cứu khoa học, tự do tín ngưỡng...* Nghĩa vụ: Là trách nhiệm của công dân phải thực hiện hành động cụ thể. Nhà nước trong trường hợp cần thiết buộc công dân phải làm việc vì lợi ích chung.VD: Bảo vệ tổ quốc, nộp thuế cho Nhà nước, lao động công ích, Tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, tuân theo Hiến pháp, pháp luật, trung thành với tổ quốc...* Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.  Bầu cử quốc hội khóa 12- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là:Thứ nhất: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình.Thứ hai: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội. Em có suy nghĩ như thế nào về các trường hợp sau, nó có mâu thuẫn với quyền bình đẳng không ? vì sao? + Bạn thảo được miễn học phí vì bố bạn là thương binh hạng nặng.+ Một số bạn ở trường được tham dự đội tuyển học sinh giỏi.+ Các bạn nam đủ 17 tuổi đi đăng kí nghĩa vụ quân sự. Quyền bình đẳng là khả năng của công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khả năng đó không bị phân biệt đối xử vì lí do giống nòi, thành phần giai cấp, địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo.Tuy vậy quyền bình đẳng không có nghĩa là mọi người đều có quyền bằng nhau, ngang nhau trong mọi trường hợp. Nghĩa của quyền bình đẳng phải được hiểu là: Trong cùng một điều kiện và hoàn cảnh như nhau công dân được đối xử như nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.Giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong bốn nhà toán học giành giải Fields hôm nay. ( Bình đẳng trong học tập và nghiên cứu khoa học).2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.Vụ án PU18 Bùi Tiến DũngNghiên cứu tình huống sau và cho biết ý kiến của em về tình huống đó.Nhóm 1: Một số học sinh rủ nhau đua xe máy. Bạn A trong nhóm có ý kiến không đồng ý vì các bạn chưa có giấy phép lái xe và đua xe rất nguy hiểm. Bạn B cho rằng, bố bạn là trưởng công an quận cho nên có đua xe cũng không sợ. Bạn C nhận với nhóm có gì thì bố bạn là thứ trưởng của một Bộ sẽ “lo hết”.Nhóm 2: Vào giờ tan học buổi chiều, người ta thấy một chú cảnh sát giao thông yêu cầu 4 H/S đang đi xe đạp phải dừng lại. Thì ra các bạn H/S này đã đi vào đường ngược chiều. Hai H/S lớp 12 (17 tuổi) bị chú cảnh sát giao thông phạt tiền với mức mỗi người là 20.000 đồng. Hai H/S lớp 10 (15 tuổi) thì không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo bằng văn bản. Khi về nhà, 2h/s lớp 12 kể cho bố mẹ nghe câu chuyện này. Bố mẹ 2 em tức lắm, vì cho rằng chú cảnh sát giao thông xử phạt như vậy là không công bằng: Cùng đi xe vào đường ngược chiều mà người thì bị phạt tiền, người thì bị phạt cảnh cáo. Nhóm 3: Ngày 18/3/2008 Tòa án Nhân dân TPHCM xét xử phúc thẩm vụ án Lương Cao Khải, nguyên vụ phó vụ 2 Thanh tra chính phủ và đồng phạm liên quan 4 dự án của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Lương Cao Khải bị phạt 17 năm tù giam.Nhóm 4: Ngày 25/5/2008 Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang tuyên phạt 15 năm tù giam đối với bị cáo Ngô Văn Dược, nguyên là ủy viên BCH Đảng bộ xã Bắc Lí phạm tội “ Tham ô tài chính” và “lợi dụng chức quyền chiếm đoạt tài sản”.Trích Tư liệu tham khảo Văn kiện Đại hội X ĐCSVN trang 129 và 127.“ Xử lí kiên quyết, kịp thời , công khai những người tham nhũng, bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu, tịch thu sung công tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng; những người bao che cho tham nhũng, cố tình ngăn cản việc chống tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu khống làm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ”“ Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người”...Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí: là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.- Để đảm bảo cho công dân bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và luật. Không một tổ chức cá nhân nào được đặt ra quyền và nghĩa vụ công dân trái với Hiến pháp và luật. Nhà nước có trách nhiệm tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.* Kết luận : Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần , địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.Củng cố, luyện tập :Làm bài tập 3 (31).Đáp án là c. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.Củng cố, luyện tập:Tình huốngAnh A 26 tuổi, phạm tội giết, bị tòa án tuyên phạt 30 năm tù giam.Cậu B 15 tuổi, phạm tội giết, bị tòa án tuyên phạt 15 năm tù giam.	Câu hỏi: Trường hợp của anh A và cậu B có bị coi là bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí không? Vì sao?Trả lời: KhôngVì khi công dân vi phạm pháp luật, họ đều đuợc xem xét về độ tuổi, trạng thái, tâm lí, lỗi, động cơ, mục đích, hậu quả, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.Điều này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt NamKết luận:Như vậy, áp dụng trách nhiệm pháp lí không chỉ có tác dụng trừng phạt mà còn có tác dụng răn đe những người khác, giáo dục họ và mọi công dân có ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật nghiêm minh, từng bước loại trừ hiện tượng vi phạm pháp luật ra khỏi đời sống xã hội, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn.

File đính kèm:

  • pptBai 3 Cong dan binh dang truoc phap luat(5).ppt