Bài 4: Giáo dục về kĩ năng sống qua môn giáo dục công dân trường trung học cơ sở và trung học phổ thông

Sau khi được tập huấn bài này, HV có khả năng :

Phân tích được khả năng giáo dục KNS qua môn GDCD trường THCS.

Nêu được mục tiêu giáo dục KNS qua môn GDCD trường THCS.

Phân tích được chương trình tích hợp giáo dục KNS để nắm được những nội dung giáo dục KNS và các PP/KTDH tích cực được sử dụng để giáo dục KNS qua môn GDCD trường THCS.

 

ppt27 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 2200 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài 4: Giáo dục về kĩ năng sống qua môn giáo dục công dân trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài 4GIÁO DỤC Kĩ NĂNG SỐNG QUA MÔN GDCD TRƯỜNG THCS VÀ THPTMỤC TIÊU Sau khi được tập huấn bài này, HV có khả năng :Phân tích được khả năng giáo dục KNS qua môn GDCD trường THCS.Nêu được mục tiêu giáo dục KNS qua môn GDCD trường THCS.Phân tích được chương trình tích hợp giáo dục KNS để nắm được những nội dung giáo dục KNS và các PP/KTDH tích cực được sử dụng để giáo dục KNS qua môn GDCD trường THCS.Hoạt động 1 Tìm hiểu khả năng giáo dục KNS qua môn GDCD Cách tiến hànhSử dụng kĩ thuật DH “Suy nghĩ- cặp đôi- chia sẻ”:Cá nhân đọc tài liệu (mục 1 Phần II, trang 38) và dựa vào kinh nghiệm của bản thân để hoàn thành phiếu học tập số 1 (suy nghĩ).Thảo luận với người bên cạnh để điều chỉnh, bổ sung phiếu học tập mà cá nhân đã thực hiện (cặp đôi ).Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp (chia sẻ).Phiếu học tập số 1Đọc mục 1 phần II Tài liệu GDKNS trong môn GDCD trườngTHCS và dựa vào kinh nghiệm dạy học của bản thân, thầy/cô hãy trả lời 2 câu hỏi :Khả năng giáo dục KNS qua môn GDCD thể hiện như thế nào?2. Hãy liệt kê các KNS có thể hình thành qua môn GDCD trường THCS?* Thời gian làm việc: 15’Kết luận 1. Môn GDCD là môn học có nhiều khả năng giáo dục KNS, thể hiện :1.1. Nhiệm vụ và nội dung môn GDCD chứa đựng những yếu tố của giáo dục KNS, phù hợp với trọng tâm của giáo dục KNS là quá trình đối thoại, tương tác lẫn nhau, sử dụng vốn kinh nghiệm của người học để thực hành kĩ năng; phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống.1.2. Một trong những đặc điểm của môn GDCD là sự tích hợp nhiều nội dung giáo dục, trong đó có các nội dung giáo dục về các vấn đề xã hội. Vì vậy việc tích hợp nội dung giáo dục KNS vào môn GDCD là điều có thể thực hiện và phù hợp với xu thế hiện nay.1.3. Việc giáo dục các chuẩn mực xã hội không thể chỉ xuất phát từ yêu cầu của nhà giáo dục mà phải xuất phát từ quyền lợi và nhu cầu phát triển của HS. Giáo dục KNS giúp HS có những kĩ năng thiết thực để sống an toàn, lành mạnh, có hiệu quả, do đó HS hứng thú học tập và lĩnh hội các chuẩn mực một cách chủ động, tự giác. 2. Có rất nhiều KNS có thể tích hợp trong môn GDCD trường THCSHoạt động 2 Tìm hiểu Mục tiêu giáo dục KNS qua môn GDCD trường THCSCách tiến hành	Sử dụng KT Đọc hợp tácCá nhân đọc mục II (Mục tiêu giáo dục KNS qua môn GDCD trường THCS) và hoàn thành phiếu học tập số 2.Chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm, giải thích thắc mắc cho nhau, thống nhất với nhau ý chính của phần đọc. Phiếu học tập số 2Đọc mục 2 Phần II Tài liệu bồi dưỡng và nêu tóm tắt mục tiêu giáo dục KNS qua môn GDCD trường THCS.Kết luậnGiáo dục KNS trong môn GDCD THCS nhằm giúp HS :Hiểu được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thân có thể sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần.Có kĩ năng làm chủ bản thân, biết xử lí linh hoạt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày; có kĩ năng tự bảo vệ mình; rèn luyện lối sống có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và cộng đồng. Có nhu cầu rèn luyện kĩ năng sống trong cuộc sống hằng ngày; ưu thích lối sống lành mạnh, có thái độ phê phán đối với những biểu hiện thiếu lành mạnh; tích cực, tự tin tham gia các hoạt động, có quyết định đúng đắn trong cuộc sống.Hoạt động 3 Tìm hiểu chương trình tích hợp giáo dục KNS qua môn GDCD trường THCSThảo luận nhómNhiệm vụ của nhóm :Nhóm 1 : Nghiên cứu chương trình tích hợp lớp 6Nhóm 2 : Nghiên cứu chương trình tích hợp lớp 7Nhóm 3 : Nghiên cứu chương trình tích hợp lớp 8Nhóm 4 : Nghiên cứu chương trình tích hợp lớp 9Cách tiến hành:HV làm việc cá nhân và hoàn thành phiếu học tập số 3.Thảo luận nhóm về chương trình tích hợp GD KNS của cấp học để bổ sung, điều chỉnh chương trình, ghi kết quả thảo luận ra giấy A0.Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, lớp nhận xét, bổ sung.Phiếu học tập số 3 	Thầy/cô hãy tìm hiểu chương trình tích hợp giáo dục KNS (mục III) và hoàn thành những việc sau:1. Nêu mối quan hệ giữa KNS cần giáo dục cho HS và PP/KTDH để thực hiện. Phân tích mối quan hệ đó trên một ví dụ cụ thể.2. Đề xuất ý kiến đề nghị chỉnh sửa, bổ sung (thêm hoặc bớt bài nào, KNS nào, PP/KTDH nào )* Thời gian làm việc 15’.Kết luậnHầu hết các bài trong chương trình GDCD THCS đều có khả năng giáo dục KNS mà không cần đưa thêm các thông tin, kiến thức.MQH: Giáo dục KNS phải thông qua việc áp dụng các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động dạy học, qua hoạt động HS mới có cơ hội để rèn luyện, hình thành KNS. Bài 5THỰC HÀNH GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG QUA MÔN GDCD TRƯỜNG THCSMỤC TIÊUSau khi được tìm hiểu bài này, HV có khả năng:Phân tích được những yêu cầu của một bài soạn môn GDCD trường THCS/THPT có tích hợp GD KNS Biết thiết kế một bài GDCD có tích hợp giáo dục KNS.Biết thực hiện một bài GDCD có tích hợp GD KNS qua việc vận dụng các PP/KTDH tích cực. Tích cực thực hiện giáo dục KNS trong dạy học môn GDCD trong nhà trường.Hoạt động 1Phân tích bài sọan minh họa, xác định yêu cầu của bài soạn tích hợp GDKNS môn GDCD.Nhiệm vụ của nhómNhóm 1: Nghiên cứu bài soạn minh hoạ của lớp 6Nhóm 2: Nghiên cứu bài soạn minh hoạ của lớp 7Nhóm 3: Nghiên cứu bài soạn minh hoạ của lớp 8Nhóm 4: Nghiên cứu bài soạn minh hoạ của lớp 9Cách tiến hànhSử dụng KT Suy nghĩ- cặp đôi- chia sẻ HV làm việc cá nhân: Đọc bài soạn minh họa của lớp được phân công và hoàn thành phiếu học tập số 1. Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp, HV khác lắng nghe, trao đổi và bổ sung.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Nhận xét bài minh họa	Tên bài minh họa:1. So sánh bài soạn minh họa tích hợp GDKNS với bài soạn bình thường môn GDCD, hai loại bài soạn này có điểm gì giống nhau và khác nhau ?2. Nhận xét về sự phù hợp giữa KNS được hình thành và PP/KTDH3. Góp ý cải thiện (sửa hoặc bổ sung) bài soạn. Thống nhất mẫu giáo án chung cho toàn tỉnh.* Thời gian làm việc 15’.Các bước thực hiện một bài GD KNS1. Khám phá: Tìm hiểu xem HS đã biết những gì về chủ đề sắp học.2. Kết nối : Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo cầu nối liên kết giữa đã biết và cái chưa biết.3. Thực hành/luyện tập4. Vận dụng: Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới.MẪU GIÁO ÁN THỐNG NHẤTI/ Mục tiêu bài học:	1. Về kiến thức:	2. Về kĩ năng:	3. Về thái độ:II/ Các nội dung cần tích hợp:	1. Bảo vệ môi trường:	2. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:	3. Kĩ năng sống:	III/ Các phương tiện, phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:IV/ Tiến trình dạy học:	1. Khám phá:	2. Kết nối:	3. Thực hành/luyện tập:	4. Vận dụng:Hoạt động 2: Thiết kế bài soạn giáo dục KNS	Nhiệm vụ của nhóm :Nhóm 1: Thiết kế bài soạn giáo dục KNS lớp 6.Nhóm 2 : Thiết kế bài soạn giáo dục KNS lớp 7.Nhóm 3 : Thiết kế bài soạn giáo dục KNS lớp 8.Nhóm 4 :Thiết kế bài soạn giáo dục KNS lớp 9.Hoạt động 3: Thực hành dạy bài GDCD tích hợp giáo dục KNSMục tiêu : GV có khả năng dạy học các bài GDCD có tích hợp giáo dục KNS.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 : Nhận xét bài giảng thử	Tên bài: Về việc thực hiện mục tiêu bài học. Về các KNS được tích hợp trong bài (đầy đủ, hợp lý chưa, thực hiện được ở mức độ nào . điều chỉnh, bổ sung).Về các PP/ KTDH tích cực (có phù hợp không, mức độ vận dụng điều chỉnh, bổ sung).Các ý kiến khác và góp ý bổ sung, hoàn thiện. 

File đính kèm:

  • pptGiáo dục KNS_Bài 4,5_BMT.ppt
Bài giảng liên quan