Bài 52: Thức ăn của động vật thuỷ sản (tôm, cá )

 Sau khi học bài này học sinh phải:

 -Trình bày được các loại thức ăn của cá

 -phân biệt được thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên.

 - phân tích được mối quan hệ về thức ăn của cá.

 - Áp dụng vào việc nuôi cá , tôm trong gia đình

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 52: Thức ăn của động vật thuỷ sản (tôm, cá ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
BÀI 52
THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN ( Tôm, Cá )
I. Mục tiêu
 Sau khi học bài này học sinh phải:
 -Trình bày được các loại thức ăn của cá 
 -phân biệt được thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên.
 - phân tích được mối quan hệ về thức ăn của cá.
 - Áp dụng vào việc nuôi cá , tôm trong gia đình
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Nghiên cứu SGK, hình vẽ 82, 83, SGK
	- HS: học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới
III. Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức kiểm tra sĩ số lớp( 2 phút) 
Hoạt động của GV và HS
T/g
Nội dung ghi bảng
2.Bài mới:
HĐ1. Tìm hiểu những loại thức ăn của tôm, cá.
GV: Nêu khái niệm về thức ăn tự nhiên và cho học sinh quan sát hình 82 và nêu tên từng loại thức ăn ứng với từng hình .
HS: Quan sát hình vẽ 82 nêu tên sinh vật ứng với hình vẽ đó.
GV: Em hãy kể tên một số loại thức ăn mà em biết?
HS:-tảo khuê , tảo ba góc...
 -trùng 3 chi .
 -rong mái chèo , rong tôm .
 -ấu trùng muỗi , ốc ngao hến
GV: Cho học sinh quan sát hình 83 nêu câu hỏi.
GV: Thức ăn nhân tạo là gì ? gồm những loại nào?
HS: Quan sát hình 83 và lần lượt trả lời câu hỏi trong SGK?
GV: Thức ăn tinh gồm những loại nào?
GV: Thức ăn thô gồm những loại nào?
GV: Thức ăn hỗn hợp có những đặc điểm gì khác với thức ăn thô, tinh?
HS: Trả lời
GV : nhận xét và chuẩn hóa kiến thức . Ghi kết luận lên bảng
HS : Ghi kết luận vào vở .
HĐ2.Tìm hiểu các mối quan hệ về thức ăn.
GV : hỏi : kể tên sinh vật có trong môi trường nước nuôi thủy sản?
HS : vi khuẩn , thực vật thủy sinh , động vật phù du , động vật đáy , tôm , cá .
GV : : Lấy ví dụ cụ thể để minh hoạ và giải thích kỹ sơ đồ ghi trong SGK sau đó hỏi :
Hỏi 1 : thức ăn của vi khuẩn , thực vật thủy sinh là gì?
Hs trả lời : chất dinh dưỡng hòa tan trong nước .
Hỏi 2 : thức ăn của động vật phù du là gì ?
HS trả lời : chất vẩn , thực vật thủy sinh , vi khuẩn .
Hỏi 3 : thức ăn của động vật đáy là gì ?
 HS trả lời : chất vẩn và động vật phù du .
Hỏi 3 : thức ăn trực tiếp của tôm cá là gì ?
HS trả lời : động vật thủy sinh , thực vật thủy sinh , vi khuẩn .
Mở rộng : ngoài thức ăn trực tiếp cho tôm cá còn có thức ăn gián tiếp cho tôm và cá đó là loại thức của những loài động vật thủy sinh , thực vật thủy sinh , vi khuẩn...
 Vẽ sơ đồ : 
Liên hệ : muốn tăng lượng thức ăn cho tôm , cá chúng ta phải làm gì ?
HS trả lời : phải bón phân vô cơ và phân hữu cơ hợp lý nhằm tạo điều kiện cho sinh vật phù du phát triển , trên cơ sở đó các động vật thực vật thủy sinh phát triển làm thức ăn cho tôm cá thêm phong phú và năng suất sẽ tăng cao .
25/
13/
I. Những loại thức ăn của tôm, cá.
1. Thức ăn tự nhiên.
- là loại thức ăn có sẵn trong vùng nước dễ kiếm, dẻ tiền và có thành phần dinh dưỡng cao.
+ Thực vật phù du (tảo khuê , tảo ẩn xanh, tảo đậu...).
+ Thực vật bậc cao(rong đen lá vòng ,rong lông gà..).
+ Động vật phù du(trùng túi trong, trùng hình tia , bộ vòi voi...) .
+ Động vật đáy (ốc củ cải , giun mồm dài... ).
2. Thức ăn nhân tạo.
- Do con người cung cấp có tác dụng làm cho cá tăng trưởng nhanh, đạt năng suất cao, chóng thu hoạch.
- Bao gồm 2 loại : thức ăn tinh và thức ăn thô.
- Thức ăn tinh ( Gạo, đỗ tương, ngô, lạc).
-thức ăn thô ( phân vô cơ : đạm , lân , kali , phân hữu cơ : phân chuồng , phân xanh.)
- thức ăn hỗn hợp có nhiều thành phần dinh dưỡng được trộn với nhau theo khẩu phần ăn khoa học đảm bảo dinh dưỡng , có chất phụ gia kết dính , có độ hòa tan khi cho vào nước .
 Sơ đồ tổng quát về thức ăn của tôm cá :
 Trong sgk công nghệ
II.Quan hệ về thức ăn.
- Các sinh vật sống trong nước, vi khuẩn thực vật thuỷ sinh, động vật phù du, động vật đáy rồi đến tôm, cá, chúng có quan hệ mật thiết với nhau đó là mối quan hệ về thức ăn.
3. Củng cố.(3 phút)
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.
Thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào?
Phân tích mối quan hệ về thức ăn của tôm , cá. (phân tích bảng )

File đính kèm:

  • docBÀI 52.doc
Bài giảng liên quan