Bài 6: Biết ơn
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là biết ơn
- Nêu được ý nghĩa của lòng biết ơn.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
- Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh
- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể
- Biết thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng liệt sĩ, của bản thân bằng những việc làm cụ thể.
b. Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn
- Kĩ năng thu nhập và xử lí thông tin về những hoạt động thể hiện lòng biết ơn.
Tuần: Tiết: Bài 6 BIẾT ƠN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là biết ơn - Nêu được ý nghĩa của lòng biết ơn. 2. Kĩ năng: a. Kĩ năng bài học: - Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể - Biết thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng liệt sĩ,của bản thân bằng những việc làm cụ thể. b. Kĩ năng sống: - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn - Kĩ năng thu nhập và xử lí thông tin về những hoạt động thể hiện lòng biết ơn. Thái độ: - Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình - Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn - Tích cực học tập thể hiện lòng biết ơn Bác Hồ đã có công với dân tộc, đất nước. B . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: a. Câu hỏi kiểm tra b. Tổ chức phân công thảo luận nhóm Tranh bài 6 trong bộ tranh GDCD6 cty thiệt bị GDSX. 2. Học sinh: - Ca dao tục ngữ, nói về lòng biết ơn - Chuyện kể về Bác Hồ. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Tôn trọng kỉ luật biểu hiện như thế nào? - Tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa như thế nào? Hãy cho biết em đã thực hiện như thế nào? 3. Giới thiệu bài mới: Hằng năm cứ đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nhân dân cả nước lại nô nức về dự giỗ tổ Hùng Vương. Việc làm đó thể hiện lòng biết ơn các vua Hùng đã có công dựng nước VN ngày nay. Nhà nước ta lấy ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ của dân tộc. 4. Bài mới: HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC * HĐ 1: Tìm hiểu thế nào là biết ơn? Khai thác nội dung truyện đọc SGK - GV lưu ý khai thác việc làm của thầy Phan đã giúp đỡ Hồng như thế nào? + Thầy giáo Phan đã giúp đỡ chị Hồng như thế nào? (- Hồng viết tay trái, thấy giáo Phan đã giúp chị Hồng rèn viết tay phải – Thầy khuyên nét chữ là nết người.) + Nêu việc làm của Hồng? Ân hận vì làm trái lời thầy Quyết tâm rèn viết tay phải. + Hồng có ý nghĩ như thế nào? Luôn nhớ kỉ niệm và lời dạy của thầy Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi thầy. + Vì sao chị Hồng không quên thầy giáo cũ đã hơn 20 năm? (Thầy Phan đã dạy dỗ chị Hồng ) + Ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì? (Chị Hồng rất biết ơn sự chăm sóc, dạy dỗ của thầy) * HĐ 2: Phân tích nội dung phẩm chất biết ơn - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm “Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao?” + Ông bà, cha mẹ”sinh thành nuôi dưỡng ta” + Thầy, cô giáo “dạy dỗ, dìu dắt” + Những người giúp đỡ ta lúc khó khăn”mang đến điều tốt lành” + Thương binh, liệt sĩ có công bảo vệ Tổ quốc” + Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ “đem lại độc lập, tự do” + Các dân tộc trên thế giới “vật chất và tinh thần để bảo vệ đất nước” - H liên hệ thực tế và tìm những mẫu chuyện thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo để xác định những hành vi thể hiện sự biết ơn đối với lứa tuổi học sinh. * TTHCM: Chuyện kể về Bác Hồ: Bác xót xa trước các thương binh, kính cẩn trước vong linh liệt sĩ. Bác gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân biết ơn, giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Tháng 6-1947, Bác đề nghị chính phủ chọn một ngày trong năm là” Ngày thương binh”. Chính phủ đã lấy ngày 27 -7 hàng năm là “Ngày thương binh, liệt sĩ” Rút ra bài học. Thế nào là lòng biết ơn. * HĐ 3: Mở rộng nội dung “biết ơn” đối với các quan hệ và phân tích những biểu hiện ngược lại. - GV HDH rút ra khái niệm và giải thích rõ những biểu hiện ngược lại của “biết ơn” để HS không mắc phải trong cuộc sống. Lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào? GV giúp HS từ lí luận rút ra ý nghỉa của lòng biết ơn. Tìm câu tục ngữ 1. Thế nào là biết ơn? Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. 2. Ý nghĩa Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Tục ngữ: Ăn quả nhở kẻ trồng cây. Uống nước nhớ nguồn. D. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ Củng cố: HDH làm bài tập tại lớp. a. Em cho biết ý kiến đúng với các nội dung sau: HS phải được giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn. Biết ơn cha mẹ, thầy cô. Thanh niên hiện nay hiểu biết ít về lịch sử Chữ “hiếu” thời mở cửa phải khác. b. Câu tục ngữ nào nói về lòng biết ơn: - Ân trả, nghĩa đền. - Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi. - Đói cho sạch, rách cho thơm - Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng 2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà . Làm bài tập 1, 2 sgk Học thuộc bài, tìm ca dao tục ngữ. Chuẩn bị: bài “Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên”.
File đính kèm:
- bai 6.doc