Bài 6. Tìm kiếm vật chất di truyền

Cho đến tận nửa đầu thế kỉ XX, việc xác định xem prôtêin hay axit nuclêic là vật

chất mang thông tin di truyền của sinh vật vẫn là những thách thức lớn đối với các nhà

sinh học. Để trả lời cho câu hỏi prôtêin hay axit nuclêic là vật chất di truyền, hai nhà

khoa học là Hershey và Chase đã thiết kế một thí nghiệm sử dụng phage T2 (một loại

virut kí sinh trong tế bào vi khuẩn) để lây nhiễm cho Escherichia coli (E.coli), từ đó

xác định được vật chất mang thông tin di truyền, ít nhất là của phage T2. Thí nghiệm

đó được bố trí như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hai lô thí nghiệm như sau:

+ Lô thí nghiệm 1: Phage được nuôi trong môi trường chứa đồng vị phóng xạ lưu

huỳnh (35S) để đánh dấu prôtêin của phage.

+ Lô thí nghiệm 2: Phage được nuôi trong môi trường chứa đồng vị phóng xạ

phốtpho (32P) để đánh dấu ADN của phage.

Bước 2: Các phage đánh dấu phóng xạ được trộn với vi khuẩn E.coli để phage lây

nhiễm các tế bào vi khuẩn.

pdf2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 6. Tìm kiếm vật chất di truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Unit 6. Tìm kiếm vật chất di truyền 
Cho đến tận nửa đầu thế kỉ XX, việc xác định xem prôtêin hay axit nuclêic là vật 
chất mang thông tin di truyền của sinh vật vẫn là những thách thức lớn đối với các nhà 
sinh học. Để trả lời cho câu hỏi prôtêin hay axit nuclêic là vật chất di truyền, hai nhà 
khoa học là Hershey và Chase đã thiết kế một thí nghiệm sử dụng phage T2 (một loại 
virut kí sinh trong tế bào vi khuẩn) để lây nhiễm cho Escherichia coli (E.coli), từ đó 
xác định được vật chất mang thông tin di truyền, ít nhất là của phage T2. Thí nghiệm 
đó được bố trí như sau: 
Bước 1: Chuẩn bị hai lô thí nghiệm như sau: 
+ Lô thí nghiệm 1: Phage được nuôi trong môi trường chứa đồng vị phóng xạ lưu 
huỳnh (35S) để đánh dấu prôtêin của phage. 
+ Lô thí nghiệm 2: Phage được nuôi trong môi trường chứa đồng vị phóng xạ 
phốtpho (32P) để đánh dấu ADN của phage. 
Bước 2: Các phage đánh dấu phóng xạ được trộn với vi khuẩn E.coli để phage lây 
nhiễm các tế bào vi khuẩn. 
Bước 3: Khuấy mạnh hỗn hợp bằng máy xay để làm tung phần phage bên ngoài tế 
bào ra khỏi tế bào vi khuẩn. 
Bước 4: Ly tâm để các tế bào vi khuẩn dính kết với nhau thành cặn ly tâm ở đáy 
ống nghiệm; phần bên ngoài của phage và phage tự do nhẹ hơn nên ở dạng phân tán 
trong dịch ly tâm. 
Bước 5: Đo hoạt độ phóng xạ trong phần cặn ly tâm và trong phần dịch ly tâm. 
Kết quả: 
+ Ở lô thí nghiệm 1: Hoạt tính phóng xạ có chủ yếu ở phần dịch ly tâm. 
+ Ở lô thí nghiệm 2: Hoạt tính phóng xạ có chủ yếu ở phần cặn ly tâm. 
Câu hỏi 1: Tìm kiếm vật chất di truyền 
Tại sao phage T2 nói riêng, các virus nói chung lại được lựa chọn làm công cụ để 
nghiên cứu xem axit nuclêic hay prôtêin là vật chất di truyền? 
TÌM KIẾM VẬT CHẤT DI TRUYỀN: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 1 
Mức đầy đủ 
Mã 1 : Vì chúng có cấu tạo đơn giản chỉ gồm 2 thành phần: vỏ là prôtêin và lõi là axit 
nuclêic (ADN hoặc ARN). 
Mức không tính điểm 
Mã 0 (hoặc 00) : Đáp án khác. 
Mã 9 (hoặc 99) : Không trả lời. 
Câu hỏi 2: Tìm kiếm vật chất di truyền 
Tại sao sử dụng đồng vị phóng xạ của lưu huỳnh (35S) thì lại đánh dấu được prôtêin? 
sử dụng đồng vị phóng xạ của phốtpho (32P) thì lại đánh dấu được ADN? 
TÌM KIẾM VẬT CHẤT DI TRUYỀN: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 2 
Mức đầy đủ 
Mã 1 : Vì trong cấu tạo phân tử của prôtêin chứa lưu huỳnh và không chứa phốtpho. 
Ngược lại, cấu tạo phân tử của ADN chứa phốtpho và không chứa lưu huỳnh. 
Mức không tính điểm 
Mã 0 (hoặc 00) : Đáp án khác. 
Mã 9 (hoặc 99) : Không trả lời. 
Câu hỏi 3: Tìm kiếm vật chất di truyền 
Từ kết quả của thí nghiệm trên, có thể rút ra kết luận ADN hay prôtêin là vật chất di 
truyền của phage T2? Tại sao? 
TÌM KIẾM VẬT CHẤT DI TRUYỀN: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 3 
Mức đầy đủ 
Mã 1 : ADN là vật chất di truyền của phage T2 vì ở lô thí nghiệm 2, hoạt tính phóng 
xạ được tìm thấy trong phần cặn ly tâm chứng tỏ ADN của phage đã đi vào tế bào vi 
khuẩn. Ở lô thí nghiệm 1, hoạt tính phóng xạ được tìm thấy trong phần dịch ly tâm 
chứng tỏ prôtêin của phage nằm trong dịch ly tâm, nghĩa là chúng chúng không đi vào 
tế bào vi khuẩn. 
Mức không tính điểm 
Mã 0 (hoặc 00) : Đáp án khác. 
Mã 9 (hoặc 99) : Không trả lời. 
Câu hỏi 4: Tìm kiếm vật chất di truyền 
Kết quả thí nghiệm sẽ khác biệt như thế nào nếu như prôtêin là vật chất mang thông tin 
di truyền? 
TÌM KIẾM VẬT CHẤT DI TRUYỀN: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 4 
Mức đầy đủ 
Mã 1 : Nếu prôtêin là vật chất mang thông tin di truyền thì ở lô thí nghiệm 1, hoạt tính 
phóng xạ sẽ được tìm thấy ở phần cặn ly tâm; còn ở lô thí nghiệm 2, hoạt tính phóng 
xạ sẽ được tìm thấy trong phần dịch ly tâm. 
Mức không tính điểm 
Mã 0 (hoặc 00) : Đáp án khác. 
Mã 9 (hoặc 99) : Không trả lời. 

File đính kèm:

  • pdfUnit 6 - Tim kiem vat chat di truyen(4).pdf
Bài giảng liên quan